Nuốt tinh dịch khi quan hệ tình dục có sao không
Trong một lần “giao ban”, chẳng may em nuốt phải tinh dịch của anh ấy. Xin cho em hỏi, nuốt tinh dịch có nguy hiểm không? (Mai Hương, Gia Lâm, Hà Nội)
Trả lời:
Mai Hương thân mến,
Rất nhiều người cho rằng tinh dịch là chất thải ra thì chắc chắn sẽ có chứa những chất không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể gây bệnh. Nhưng thực ra, tinh dịch được tạo thành bởi nước, đường, canxi, clo, magiê, nitơ, vitamin B12 và vitamin C, kẽm và nhiều thành phần khác. Như bạn thấy, không có thành phần “độc tố” nào trong tinh dịch cả. Thêm nữa, giống như chất nhờn của phụ nữ, tuy chưa thể khẳng định 100% nhưng nói chung tinh dịch của đàn ông có mùi vị tùy thuộc vào những thứ họ ăn uống.
Nếu người đàn ông không bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) thì việc nuốt tinh dịch của anh ấy cũng không phải là điều gì gây nguy hiểm. Còn nếu trong trường hợp người đàn ông bị bệnh STDs nào đó thì nguy cơ lây lan bệnh sang bạn còn phụ thuộc vào loại bệnh tình dục mà anh ta nhiễm và khu vực phát bệnh, ví dụ như ở “vùng kín”, ở miêng hay ở họng.
Nếu sự lây truyên này có thê truyên qua tinh dịch và có thê lây nhiêm sang các vùng khác thì chắc chắn viêc nuôt tinh dịch cũng có thê khiên bạn bị nhiêm bênh tình dục ở họng và miêng, nhât là với các loại nhiễm trùng như bệnh lậu và chlamydia.
Video đang HOT
Hình minh họa
Một số nhiêm trùng đường tình dục, chẳng hạn như u nhú ở người (HPV, virus có thể gây ra mụn cóc sinh dục), herpes, và giang mai, có thê lan truyền qua trực tiếp từ da qua da, hoặc từ miêng với “vùng kín chứ không nhất thiết phải nuốt tinh dịch.
Ngoài ra, còn một vấn đề cần lưu ý nữa là, có rất nhiều chị em bị dị ứng với tinh dịch của chồng hoặc bạn trai mình. Nếu là quan hệ đường âm đạo mà bị dị ứng thì các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi có sự tiếp xúc trực tiếp với tinh dịch: Người phụ nữ có cảm giác bỏng rát, đau và sưng trong một thời gian dài. Thông thường, chỉ có vòm ngoài của âm đạo bị tổn thương, nhưng đôi khi cả vòm trong của cơ quan này cũng bị ảnh hưởng. Một số nạn nhân mô tả tình trạng đau rát của mình như có cả nghìn chiếc kim đâu vào cùng lúc…
Chính vì vậy, khi chẳng may nuốt tinh dịch của anh ấy, bạn cũng cần chú ý để xem có dấu hiệu lạ xuất hiện không. Và nếu muốn yên tâm hơn, bạn có thể đề nghị anh ấy đi kiểm tra sức khỏe nam khoa để chắc chắc anh ấy không bị bệnh tình dục nào
Theo vietbao
Cách vệ sinh miệng cho trẻ sau bú
Vệ sinh miệng cho bé sau bú là cần thiết nhất là đối với các bé bú sữa ngoài vì vì nếu bé bị nấm tấn công làm tưa lưỡi hoặc nói cách khác là bị nấm miệng thì bé sẽ lười ăn, khó chịu ...
Khi đứa trẻ sinh ra trong miệng của bé chưa có 1 chiếc răng nào, nướu (lợi) răng còn mềm. Vào khoảng 3 tháng tuổi, nướu răng của bé bắt đầu cứng dần, sau đó có màu đỏ và phồng lên, và khoảng 6 - 8 tháng tuổi sẽ có một chấm trắng xuất hiện đánh dấu vị trí chiếc răng đầu tiên xuất hiện.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp bé mới 1 - 2 tháng tuổi, trên vùng nướu răng của bé có những nốt nhỏ nhô lên mà dân gian gọi là nanh sữa, màu sắc bình thường, không đau. Đây không phải là hiện tượng mọc răng. Trong quá trình hình thành xương ở răng (xương sẽ bao xung quanh răng khi mọc ra) và mô nướu có thể tạo ra những nốt nhô, nó không gây trở ngại trong ăn uống của bé. Đến tuổi mọc răng những nốt nhô này có thể sẽ mất đi và thay vào đó và các răng sữa.
Đối với các bé bú sữa ngoài thì việc vệ sinh răng miệng sau bữa ăn là vô cùng quan trọng vì nếu bé bị nấm tấn công làm tưa lưỡi hoặc nói cách khác là bị nấm miệng thì bé sẽ lười ăn, khó chịu ...
Hình minh họa
Vệ sinh miệng cho bé
- Cho bé uống 1 - 2 thìa nhỏ nước sạch sau khi bú.
- Dùng khăn xô sạch thấm nước lọc lau nhẹ ở nướu và lưỡi sau khi bú nhất là ở vùng có nanh sữa, không nên lau sâu vào vùng đáy lưỡi sẽ gây kích thích co bóp các cơ ở hầu họng làm cho trẻ bị nôn nhất là lúc vừa ăn no.
Có thể làm sạch phía trong lưỡi lúc bé bụng đói, không được cho bé nằm ngửa lúc vệ sinh miệng để tránh chất nôn chảy ngược vào khí quản gây nguy hiểm.
Theo vietbao
Bé loét miệng, làm sao nhanh khỏi? Chỉ một hoặc nhiều vết loét cùng lúc làm cho trẻ rất khó chịu, mệt mỏi, hay quấy khóc, khó ngủ và chảy nước miếng nhiều, bỏ ăn. Loét miệng do virus Herpes thường mọc thành mảng, bên trong có nhiều nốt có bóng nước nhỏ li ti hay gặp 2 bên khoéo miệng, môi và vùng đấu mặt cổ, ít gặp bên...