Nuốt mật cá trắm, 2 người đàn ông nghi ngộ độc phải nhập viện
Hai người đàn ông ở huyện Anh Sơn, Nghệ An nuốt mật cá trắm nghi bị ngộ độc và phải nhập viện cấp cứu.
Chiều 2/1, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải, Trưởng khoa Nội, Trung tâm Y tế Anh Sơn cho biết, 2 trường hợp nghi ngộ độc do nuốt mật cá trắm nhập viện trong tình trạng suy thận và viêm gan nặng.
Theo thông tin từ bác sĩ Hải, ông V.V.M. (SN 1962, trú tại xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn) đã mua cá trắm ở chợ vào ngày 30/12/2024. Sau khi làm thịt cá, ông M. đã uống mật cá và ngay sau đó xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy.
Dù đã tự mua thuốc điều trị, tình trạng của ông không thuyên giảm.
Video đang HOT
Xe cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn chở bệnh nhân bị ngộ độc mật cá trắm từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh (Ảnh: Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn).
Ông M. sau đó đã đến Trung tâm Y tế Anh Sơn để thăm khám và được chẩn đoán suy thận, viêm gan nặng do ngộ độc mật cá trắm, buộc phải chuyển lên tuyến trên để điều trị.
Ngày 31/12/2024, ông N.C.A. (SN 1969, trú tại xã Lạng Sơn) cũng đã gặp phải tình trạng tương tự sau khi ăn mật cá trắm.
Ông A. được chẩn đoán suy thận và viêm gan tại Trung tâm Y tế huyện Anh Sơn và phải chuyển tuyến trên để điều trị.
Bác sĩ Hải cảnh báo người dân cần vứt bỏ mật cá trắm khi chế biến, do trong mật cá chứa độc tố nguy hiểm. Độc tố chính trong mật cá trắm có thể gây tổn thương gan, suy thận cấp và nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
Hàng loạt ca nhập viện cấp cứu do sử dụng thuốc lá điện tử có chứa ma túy
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận khoảng 100 ca ngộ độc thuốc lá điện tử.
Triệu chứng khi nhập viện chủ yếu do dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp, đáng chú ý nhiều mẫu thuốc lá điện tử của bệnh nhân cho kết quả dương tính với ma túy.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận khoảng 100 ca ngộ độc thuốc lá điện tử.
Tiến sĩ Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, chỉ trong vòng 2 năm, tỷ lệ sử dụng TLĐT trong học sinh 13-15 tuổi đã gia tăng một cách đáng kể (từ 3,5% năm 2022 lên 8,0% năm 2023). Ở người trên 15 tuổi: tỷ lệ sử dụng TLĐT cũng tập trung cao ở nhóm tuổi trẻ. Nhóm 15-24 tuổi) là 7,3%; Nhóm tuổi 25-44 tuổi là 3,2%; Nhóm tuổi 45-64 tuổi là 1,4%.
Qua tổng hợp báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng TLĐT, TLNN.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, tại Trung tâm đã tiếp nhận khoảng 100 ca ngộ độc thuốc lá điện tử. Còn trong năm 2022 và 2023, tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng TLĐT... Triệu chứng khi nhập viện chủ yếu do: dị ứng, ngộ độc, tổn thương phổi cấp. Trong đó, xét nghiệm nhiều mẫu thuốc lá điện tử của bệnh nhân cho kết quả dương tính với ma túy".
Theo đó, một khảo sát của Trung tâm Chống độc nghiên cứu đối với mẫu thuốc lá điện tử được 120 bệnh nhân sử dụng cho thấy, trong các mẫu này có 16 mẫu dương tính với ma túy (chiếm tỉ lệ 13,3%). Kết quả xét nghiệm độc chất trong một số bệnh phẩm gửi Viện pháp y, đã phát hiện các chất ma túy với thành phần gồm: ADB-Butinaca, MDMD-butinaca; ADB-4en-pinaca; MDMB-4en-pinaca; EDMB-4en-pinaca; THC; PB-22.
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, gần đây tình trạng nhập viện do sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới đang gia tăng. Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử đang lan rộng nhanh chóng, đa số là bệnh nhân trẻ ngộ độc cấp sau dùng thuốc lá điện tử.
Đáng lo ngại hiện nay, phần lớn người dân và thanh thiếu niên quan niệm thuốc lá điện tử rất đơn giản vì không có nicotine gây nghiện. Điều này hoàn toàn sai lầm.
Trong thuốc lá điện tử có 3 nhóm nguy cơ gây hại cho sức khỏe là nicotine, hương liệu nhân tạo và ma túy. Hiện, chi phí điều trị cho những ca ngộ độc thuốc lá điện tử trộn ma túy cấp tính nhẹ đến những ca nặng từ trên 10 triệu đến hàng trăm triệu đồng.
"Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các loại thuốc lá mới khác là có hại cho sức khỏe. Nó mở đầu xu hướng lạm dụng, nghiện, phơi nhiễm các hóa chất tổng hợp của con người không thể kiểm soát và hàng loạt bệnh tật mới, vấn đề y tế khác. Đồng thời làm nặng, phức tạp thêm vấn đề thuốc lá thông thường, ma túy. Vì vậy, tuyệt đối không cần đánh giá, nghiên cứu hay cho dùng thử các sản phẩm này", TS.BS Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo.
Đi cấp cứu sau khi uống thuốc '3 đời trị tiểu đường' Nữ bệnh nhân 54 tuổi nhập viện trong tình trạng đau bụng và toan chuyển hóa nặng sau khi uống thuốc gia truyền '3 đời trị tiểu đường' chứa chất cấm . Chiều 27-12, PGS-TS Trần Việt Hùng, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm Thuốc TP HCM, cho hay kết quả phân tích sản phẩm trị tiểu đường do Bệnh viện Thống Nhất gửi...