Nuốt đinh vít, bé 2 tuổi tử vong
Nhập viện trong tình trạng tím tái ngưng tim ngưng thở, X-quang cho thấy cây đinh vít nằm ở góc phế quản khiến phổi trái bệnh nhân gần như xẹp hoàn toàn. Dù bác sĩ đã tận tâm cứu chữa nhưng bệnh nhân không thể qua được nguy kịch.
Thủ phạm gây ra cái chết tức tưởi cho bé trai N.T.Đ. (2 tuổi, ngụ tại TPHCM) chỉ là chiếc đinh vít bé xíu có chiều dài 5mm và dày 6mm. Trước nhập viện ít ngày, khi chơi trong nhà, bé Đ. có biểu hiện ho sặc sụa. Dù người nhà phát hiện nhưng không chú ý nhiều vì cho rằng bé chỉ bị ho bình thường.
Những ngày sau đó, bé có biểu hiện khó thở và mệt mỏi. Ngày 10/12, trong lúc được người nhà cho ăn cháo, cháu bị ho sặc dẫn đến tím tái. Gia đình chuyển bé đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng ngưng tim ngưng thở, ngay lập tức bé được đặt nội khí quản trợ thở, tiến hành hồi sức tích cực.
Kết quả X-quang bác sĩ ghi nhận phế quản bên trái của bệnh nhi có chiếc đinh vít nhỏ nằm chắn ngang khiến phổi gần như bị xẹp hoàn toàn. Thời gian từ khi bé bị ho sặc lần cuối đến lúc nhập viện khá lâu nên bệnh nhi bị thiếu ô xy nghiêm trọng dẫn đến chết não. Dù các bác sĩ đã tận tâm cứu chữa nhưng một ngày sau khi nhập viện cháu đã không qua khỏi cơn nguy kịch.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo ở độ tuổi biết bò hoặc mới biết đi các bé rất thích khám phá thế giới xung quanh và chưa thể ý thức được những nguy hiểm đối với bản thân, các bậc phụ huynh phải thường xuyên để mắt đến con em mình. Trong trường hợp thấy bé bị ho sặc, khó thở, mệt mỏi… cần đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và can thiệp kịp thời tránh tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.
Video đang HOT
Theo Dantri
Nóng: Lại phát hiện chất lạ mới trong áo ngực TQ
Chất mới được phát hiện nằm trong nhóm polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) là Anthracene có công thức hóa học là C14H10 và Pyrene công thức hóa học C16H10.
Thành phần của chất rắn màu trắng trong các loại áo ngực được phân tích và xác định là nhựa tổng hợp polystyren
Đã định lượng được "chất lạ"
Tối 22/11, TS Vũ Đức Lợi, phó Viện Trưởng Viện Hóa học cho biết, các nhà khoa học của Viện đã định lượng được các chất thuộc nhóm PAH trong mẫu áo ngực trước đó Viện này đã công bố. Mẫu lấy làm xét nghiệm thuộc nhãn hiệu Mengnaeroi, Qiuaziwanli và Magneric màu đỏ, đen, hồng, trắng và tím. Mỗi bên áo ngực đều có dung dịch màu trong suốt và ba viên chất rắn màu trắng, mỗi viên có đường kính kích thước khoảng 0,75 mm và lượng dung dịch khoảng 7 ml.
Thành phần của chất rắn màu trắng trong các loại áo ngực được phân tích và xác định là nhựa tổng hợp polystyren (trên thị trường thường gọi là nhựa PS) dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun. Như vậy, kết quả này cũng hoàn toàn không chính xác với các quảng cáo chung trước đó của nhiều người bán hàng cho rằng các hạt này chính là ngọc trai.
Kết quả phân tích cũng cho thấy, thành phần dung dịch màu trong suốt được xác định là dầu khoáng (mineral oil), một loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Đặc biệt, lần phân tích này đã định lượng được chất thuộc nhóm PAH. Theo đó, các nhà khoa học phát hiện được hai chất trong nhóm polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) là Anthracene có công thức hóa học là C14H10 và Pyrene công thức hóa học C16H10.
Bằng phương pháp phân tích sắc ký khí khối phổ chỉ ra hàm lượng Pyrene trong dung dịch dầu khoáng từ 0,140 đến 0,192 mg/kg. Còn hàm lượng Anthracene trong dung dịch dầu khoáng từ 0,068 đến 0,082mg/kg.
Riêng một loại áo nịt ngực có nhãn hiệu BAO QING có chứa dung dịch dạng sệt có thành phần chính là kẽm stearat. Đây là hợp chất được sử dụng làm phụ gia trong ngành nhựa, cao su và dược phẩm.
Khi chiếu đèn tia cực tím vào hai túi dung dịch lót ngực là silicon và dầu khoáng cho thấy: Túi chứa dầu khoáng có màu xanh nổi bật, trong khi túi silicon vẫn giữ nguyên màu. Giải thích vấn đề này, TS Vũ Đức Lợi cho rằng đó là do có PAH, cũng có thể có các chất khác làm nên sự đổi màu này.
Chưa có bằng chứng gây ung thư
Theo nhận định của TS Vũ Đức Lợi, hàm lượng có trong hai chất thuộc nhóm PAH nhìn chung không cao. Ví như chất Pyence, theo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) những Pyence không dùng cho thực phẩm có hàm lượng cho phép không được vượt quá 25mg/kg. Như thế so với kết quả của Viện Hóa học đưa ra thì mức này còn khá thấp.
PGS.TS Đỗ Quang Huy, khoa Môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên cho rằng hàm lượng này thuộc diện thấp, thậm chí thấp hơn hàng nghìn lần so với mức cho phép. Ngoài ra, hai chất này chưa có bằng chứng chứng minh có thể gây ung thư. Chất Pyrene có công thức cấu tạo gồm 4 vòng thơm. Pyrene tinh khiết là chất rắn không màu, trên thực tế thường có mày vàng, được chiết xuất từ nhựa than đá. Các nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) cho thấy chưa có bằng chứng khẳng định chất Pyrene gây ung thư.
Còn chất Anthracene có cấu trúc 3 vòng thơm không phải là sản phẩm thương mại. Trong môi trường, chúng có thể phát tán rộng rãi từ nguồn tự nhiên như cháy rừng, núi lửa, các nguồn nhân tạo như đốt gỗ củi, khí thải phương tiện giao thông, khói thuốc lá và các sản phẩm từ than và nhựa đường. Con người tiếp xúc lâu dài của chất này qua đường ho hấp sẽ dẫn đến bệnh viên phổi, phế quản. Ngày nay chưa có đủ bằng chứng chứng minh Anthracene ung thư cho con người.
Theo các chuyên gia, người dân không nên quá hoang mang với các "chất lạ" này. Tuy nhiên, để an toàn, chị em nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Bởi ngoài các chất có trong dung dịch dầu khoáng, thì chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định vải, mút làm áo ngực là an toàn với người sử dụng.
Theo xahoi
Công nhân xây dựng chủ yếu mắc bệnh phổi silic Môi trường và điều kiện làm việc của LĐ ngành xây dựng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp, nguy hiểm, độc hại tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng công trình. Công nhân xây dựng đối mặt với nhiều bệnh nghề nghiệp. Ảnh minh họa. Theo số liệu của Cục Quản...