Nương nhờ nhà vợ mùa dịch bệnh
Bao nhiêu năm tôi từ chối sự giúp đỡ của nhà vợ, dù cuộc sống khó khăn. Đến khi khốn đốn vì dịch bệnh, chúng tôi được ba mẹ vợ giang tay đón về nương tựa.
Sau nhiều đắn đo, cuối cùng tôi quyết định trả nhà thuê, đưa vợ con về bên ngoại tá túc. Để làm được việc này, tôi phải cố gắng dẹp bỏ lòng tự trọng của mình. Vợ bất ngờ trước đề nghị này, bao năm qua dù cô ấy năn nỉ thế nào, tôi đều một mực không đồng ý.
Tôi sợ người ta nhìn vào lại đánh giá mình là kẻ ăn bám, sống nhờ vào nhà vợ. Vả lại cái câu “Ở rể như chó chui gầm chạn” mà mấy thằng bạn cảnh báo cứ văng vẳng bên tai.
Vợ chồng tôi cưới nhau gần 7 năm và đang phải thuê nhà vừa ở vừa buôn bán. Vợ tôi mở quán phở, còn tôi chạy xe dịch vụ cho một công ty. Thu nhập hàng tháng vừa đủ chi tiêu trong nhà chứ không dư dả gì. Vợ tôi có bầu con thứ ba được năm tháng thì xảy ra dịch COVID-19, việc làm ăn chững lại.
Vợ chồng tôi khốn đốn từ khi dịch bệnh. Ảnh minh họa
Vì dịch, quán ăn của vợ đã đóng cửa từ tết, không biết khi nào mở lại. Tôi cũng nghỉ việc không lương. Các nguồn thu chính của gia đình đều bị cắt đứt trong khi cả nhà bốn miệng ăn, vợ sắp sinh nở. Gần cả tháng nay, tôi vay mượn được một ít tiền, chi tiêu tạm nhưng sang tháng, chắc không còn chỗ nào để xoay xở.
Thu nhập không có, nhưng tiền nhà mỗi tháng năm triệu vẫn phải đóng, tiền điện, tiền nước, tiền sữa bánh cho con cũng không thể thiếu. Gia đình tôi có hai anh em đều không có nhà cửa gì do tha phương lập nghiệp. Mẹ tôi ở trọ cùng vợ chồng đứa em rất vất vả, nên tôi không biết bấu víu vào đâu.
Video đang HOT
Còn nhà vợ có bốn chị em, hai chị gái đã lấy chồng và có cơ ngơi riêng, ba mẹ ở cùng đứa em trai út đang còn đi học. Nhà cửa bên ngoại rộng rãi, ông bà làm ăn có chút vốn để dành, nên cuộc sống không đến nỗi chật vật.
Lúc mới cưới, mẹ vợ ngỏ ý muốn tôi ở rể một thời gian, đến khi nào có tiền mua đất làm nhà rồi ra riêng nhưng tôi không đồng ý. Nguyên nhân xuất phát từ chuyện ba mẹ vợ từng phản đối gay gắt mối quan hệ của chúng tôi.
Tôi còn nhớ như in câu nói vô tình nghe được từ nhà vợ: “Lấy cái thằng cù bất cù bơ đó sẽ chẳng có tương lai, nó lo thân nó chưa được, lấy gì nuôi vợ con”. Quả thật, đến giờ, tôi phải thừa nhận câu nói không sai với hoàn cảnh hiện tại của gia đình mình là mấy.
Vì tự ái, tôi từ chối mọi sự giúp đỡ từ nhà ngoại, dắt díu vợ con đi ở trọ hết chỗ này đến chỗ khác. Tôi nghĩ phải cố gắng chăm chỉ để một ngày nào đó ăn nên làm ra sẽ khiến ba mẹ vợ phải tôn trọng tôi.
Nhưng tôi thất bại liên tục, kinh tế đã khó khăn, vợ chồng tôi lại “vỡ kế hoạch” càng làm cho gia cảnh thêm nheo nhóc. Nhiều lúc khổ quá, vợ năn nỉ tôi cùng đưa con về nương tựa ông bà ngoại, nhưng tôi nhất quyết không. Ba mẹ vợ cũng có nguyên tắc riêng, nếu về ở thì lo cho cơm nước, chứ không chu cấp tiền để đi ở trọ.
Từ ngày về nhà vợ ở, tôi như trút được gánh nặng, không còn cảnh bật dậy nửa đêm vì mơ chủ nhà đến đòi tiền. Con cái có người chăm sóc, vợ được nghỉ ngơi để chuẩn bị sinh nở, tôi cũng nhẹ lòng. Ba mẹ vợ không tỏ vẻ khinh khi tôi mà còn động viên “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai” khiến tôi vững tâm hơn.
Nghĩ cho cùng, ba mẹ nào chẳng thương con. Chúng tôi có một chốn để tìm về lúc khốn khó là may mắn quá lớn trong đời, dù biết không thể dựa vào ba mẹ mãi được.
Bao giờ vợ cũ mới thôi làm phiền?
Mấy tuần nay, chồng luôn nghe điện thoại của vợ cũ, khiến Thủy rất khó chịu.
Chồng có hai con trai trước khi cưới Thủy. Chia tay, anh để hết tài sản, nhà cửa cho vợ cũ, gồm một căn nhà hai tầng cùng cửa hàng buôn bán đồ điện nước khá to. Hằng tháng, anh còn cấp dưỡng cho con năm triệu đồng.
Anh thỏa thuận với Thủy về số tiền cấp dưỡng đó, và sẽ thực hiện đến khi đứa nhỏ đủ 18 tuổi. Thủy đồng ý, đôi khi còn gửi thêm cả quà cáp, quần áo mới mỗi dịp khai giảng, sinh nhật, lễ tết... cho hai bé.
Hai năm qua, anh về nhà Thủy sống. Hầu như chưa khi nào vợ cũ gọi cho anh, bởi tiền cấp dưỡng luôn chuyển trước thời hạn, mỗi tháng anh rước con về chơi một lần và đều trả đúng giờ.
Vậy mà mấy tuần nay, chồng luôn nghe điện thoại của vợ cũ khiến Thủy rất khó chịu. Chị ta gọi tầm 10g đêm, mỗi lần gọi cả tiếng đồng hồ chứ không ít. Mới đầu thì than: "Vì dịch bệnh mà hai đứa nhỏ nghỉ học ở nhà làm rối mẹ chả buôn bán gì được". Chồng Thủy trả lời, mới tuần trước đã rước hai con về đây cả bốn ngày còn gì. Vợ cũ lại than buôn bán ế ẩm.
Chồng Thủy bảo, thì cứ chi tiêu vừa phải, con cái có ăn uống bao nhiêu đâu. Giọng bên kia lại ỉ ôi về việc lớp sơn tường nhà đã bong tróc hết mà chẳng biết lấy tiền đâu sơn lại. Chồng Thủy vẫn ôn tồn cứ qua mùa dịch này rồi tính, giờ ai cũng làm ăn khó khăn...
Chỉ chờ có vậy, bên kia lu loa lên rằng khó khăn mà mua xe bốn bánh à? Phải rồi, cô ta trẻ hơn tôi, giỏi chiều chuộng anh hơn tôi nên mới cưới có hai năm mà anh đã mua xe cho cô ta, còn tôi 10 năm làm mọi cho anh mà có chiếc xe nào để chạy?
Chồng Thủy lại phải phân giải, rằng đó là tiền của vợ tôi, chứ tài sản tôi đã để lại hết cho mẹ con cô, còn cái gì nữa mà mua với sắm. Ngay cả nhà tôi ở cũng là nhà của cô ấy. Bên kia lại ngọt nhạt xin lỗi và cúp máy.
Chồng Thủy lầm bầm: "Bực mình, tưởng nói chuyện gì, ai ngờ so đo xe cộ!".
Hôm nay, chồng Thủy lại nhận cuộc gọi khi cả hai vừa cơm tối xong. Bên kia dấm dẳng: "Anh dư tiền mua xe đẹp cho vợ nhỏ mà quần áo con anh chật rồi anh cũng không mua nổi sao?". Chồng Thủy bảo: "Mới mua hôm Tết mỗi đứa bốn bộ, nay chật rồi thì cuối tuần sẽ mua chứ cần gì em lớn tiếng vậy? Mà tôi không ưa cái kiểu nói vợ lớn vợ nhỏ, tôi cưới Thủy đàng hoàng nhé!".
Bên kia đầu dây chợt có tiếng trẻ con gào lên: "Ba ơi, thằng Cu Em làm bể ly đứt tay máu chảy quá trời". Chồng Thủy cuống cuồng: "Ba sẽ sang ngay", cũng bởi hai nhà chỉ cách nhau hai cây số.
Thủy cảm thấy rất khó chịu với những cuộc gọi của chồng nhưng không biết nói sao. Chồng nghe điện thoại trước mặt mình là tốt lắm rồi, còn hơn là lén lút. Nhưng cái kiểu trách móc rồi so bì, xong lại năn nỉ xin xỏ của người vợ cũ làm Thủy không vui được. Mà nếu bảo anh đừng nghe điện thoại của cô ấy nữa thì e rằng bất lịch sự quá.
Hồng Trang
Trong căn nhà ở ngoại thành, em chồng năn nỉ điều khiến tôi khó nghĩ 40 tuổi, vợ chồng tôi mới có căn nhà của riêng mình. Nhưng niềm vui tới chưa được bao lâu thì tôi lại đứng trước một quyết định khó khăn. Tôi và chồng đến với nhau từ 2 bàn tay trắng. Hoàn cảnh gia đình anh khó khăn. Bố anh mất từ khi anh 10 tuổi, em trai 1 tuổi. Mẹ anh phải...