Nuôi vịt bầu cánh trắng vùng núi, thu 20 triệu đồng mỗi tháng
Nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động sản xuất, bà Quàng Thị Hậu, sinh 1973, bản Có ( xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) đã có thu nhập điều đặn 20 triệu đồng mỗi tháng từ nuôi vịt bầu cánh trắng.
Được sự giới thiệu của bà Bạc Thị Tuyết – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Xôm về gương nông dân điển hình trong phát triển kinh tế giỏi của xã, chúng tôi tìm đến hộ gia đình bà Quàng Thị Hậu ở bản Có. Đến nơi, vợ chồng bà Hậu đang tất bật rửa chuồng trại, cho đàn vịt ăn.
Bà Hậu cho biết: Để đảm bảo đầu ra ổn định cho đàn vịt, tôi ký hợp đồng với các nhà hàng, quán vịt quay trên địa bàn thành phố.
Nhìn thấy khách đến chơi, hội viên nông dân Quàng Thị Hậu tay bắt mặt mừng mời chúng tôi vào thăm gia đình. Rót chén nước mời khách, bà Hậu bảo: “Nuôi vịt vất vả lắm các chú ạ! Lúc bé, tôi chăm đàn vịt như chăm con mọn vậy”.
Tiếp tục câu chuyện với chúng tôi, bà Hậu kể: Trước đây, gia đình tôi làm nương, làm ruộng. Mặc dù, lao động cật lực từ sáng đến tối nhưng làm được bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu, không có tích lũy được mà mình thì già rồi, sức khỏe càng ngày càng yếu. Năm 2018, xem ti vi tôi thấy có mô hình nuôi vịt thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thấy vậy, tôi bàn với chồng quyết định từ bỏ công việc đồng áng chuyển sang đầu tư nuôi vịt thịt.
Trước khi xuất bán khoảng 1 tháng, để đảm bảo chất lượng thịt thơm ngon, bà Hậu dùng máy thái chuối trộn cám ngô, gạo cho vịt ăn.
Video đang HOT
Khi mới bắt tay vào đầu tư xây dựng chuồng trại, con giống, do điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn nên bà Hậu chỉ nuôi hơn 300 con vịt bầu cánh trắng. Qua lời giới thiệu của một vài người bạn có kinh nghiệm trong nuôi vịt, để chọn được giống vịt có chất lượng tốt, bà Hậu nhập con giống từ các trại giống có uy tín ở tỉnh Phú Thọ về nuôi thử.
Chia sẻ về lý do tại sao lại chọn nuôi vịt bầu cánh trắng, bà Hậu cho biết: So với các loại vịt khác, giống vịt bầu cánh trắng có ưu điểm: Sức đề kháng cao, phát triển nhanh, tỷ lệ thịt đùi, ức cao được các nhà hàng trên địa bàn thành phố Sơn La ưa chuộng.
Chuồng trại nuôi vịt thịt của bà Hậu được chia thành nhiều khu chăn nuôi, khu nuôi vịt thịt chuẩn bị xuất bán; khu nuôi vịt thịt 1 tháng tuổi; khu úm vịt mới nhập.
Hiện, bà Hậu đang nuôi trên 10.000 con vịt bầu cánh trắng. Chuồng trại của bà Hậu chia thành 3 chuồng khác nhau để nuôi đàn vịt ở các độ tuổi khác nhau. Theo đó, chuồng đầu tiên bà Hậu thả giống vịt thịt trên 2,5 tháng tuổi chuẩn bị xuất bán; chuồng thứ 2 nuôi giống vịt khoảng hơn 1 tháng tuổi; chuồng còn lại bà Hậu đầu tư bóng đèn, quây kín bạt để nuôi và úm vịt giống mới nhập. Trung bình, mỗi năm bà Hậu nuôi khoảng 6 -7 đàn vịt. Như vậy, tháng nào bà Hậu cũng có vịt thịt xuất bán cho các nhà hàng trên địa bàn thành phố.
Theo bà Hậu, khâu quan trọng nhất để nuôi vịt thành công là phải chọn được giống vịt có chất lượng tốt, như: Con giống to khỏe, nhanh nhẹn, không hở rốn; tiêm phòng đầy đủ; cho vịt uống nước sạch; phun khử trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Bên cạnh đó, người nuôi phải có sự quan sát tỉ mỉ từng con vịt để biết điều chỉnh lượng thức ăn, thuốc phòng bệnh sao cho hợp lý.
Theo bà Hậu, để vịt phát triển tốt, mỗi ngày cho ăn 3 bữa, trong đó bữa tối, bữa chiều cho ăn nhiều, bữa trưa cho ăn ít; mỗi ngày vệ sinh chuồng trại một lần.
Tiết lộ thêm kỹ thuật chăm sóc, bà Hậu bảo: Vịt giống khi mới nhập về từ 2 – 3 ngày tuổi phải cho uống ngay thuốc úm, thuốc bổ đầy đủ, tiêm kháng thể; từ 7 – 12 ngày tuổi, tiêm vắc xin phòng dịch tả, viên gan b, tụ huyết trùng; từ 12 – 17 ngày tuổi, tiêm ecoli, tụ huyết trùng…
Với cách nuôi gối vịt, cứ đều đặn 2 tháng sau khi vịt đạt trọng lượng từ 2 – 2,5 kg/con, bà Hậu xuất bán từ 300 – 400 con vịt thịt ra thị trường. Với giá bán trung bình 55.000 đồng/kg vịt, bà Hậu thu nhập trên 40 triệu đồng, chia ra mỗi tháng bà thu 20 triệu đồng.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Bạc Thị Tuyết – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Xôm, cho biết: Bước đầu mô hình chăn nuôi vịt thịt của bà Hậu đã gặt hái được thành công, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình. Bà Hậu là hội viện nông dân điển hình cho các hộ nông dân khác học hỏi. Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi cho gia đình bà Hậu và nhân rộng mô hình sang các hộ có điều kiện chăn nuôi khác để thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương.
Theo Danviet
Hội "xắn tay" cùng nông dân làm nông thôn mới
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (ND) tỉnh Đăk Lăk đã chủ động triển khai thực hiện những nội dung, việc làm cụ thể, sáng tạo, góp phần mang lại hiệu quả thiết thực trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.
Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả
Để giúp nông dân phát triển sản xuất theo thế mạnh của địa phương, Hội ND xã Ea Pil (huyện M'Đrăk) đã vận động hội viên, nông dân chuyển đổi diện tích đất trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái. Hiện nay, toàn xã có khoảng 500ha trồng cây ăn trái, trong đó chủ yếu là nhãn và vải. Đây là những loại cây dễ trồng, không kén đất, ít bị bệnh hại, kỹ thuật chăm sóc ít phức tạp, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đất nên sinh trưởng rất tốt.
Hội viên nông dân xã Pơng Đrang (huyện Krông Búk) tham gia thi công sân bêtông của nhà sinh hoạt cộng đồng. Ảnh: Vân Anh
Hộ ông Võ Văn Thắng (thôn 10) trước kia có 3ha hoa màu, cho thu nhập không ổn định. Được Hội ND xã Ea Pil khuyến khích, vận động chuyển đổi hướng sản xuất, ông đã mạnh dạn chuyển sang trồng nhãn lồng. Ông Thắng cho biết, để thành công với cây trồng mới, bản thân ông phải học tập kinh nghiệm và nâng cao kiến thức trồng nhãn. Bên cạnh đó, việc chọn cây giống tốt và quy hoạch lại khu đất trồng cây cũng hết sức quan trọng. Nhờ cần cù, chịu khó, chuyển đổi cây trồng đúng hướng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật khoa học, hiện nay, với 3ha gồm hơn 1.500 cây nhãn, mỗi năm gia đình ông thu về hơn 500 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.
Nhằm phát triển các mô hình kinh tế phù hợp với từng địa bàn, Hội ND tỉnh Đăk Lăk đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về phát triển kinh tế tập thể, đồng thời hướng dẫn hội viên nông dân về khoa học kỹ thuật, thủ tục pháp lý và hỗ trợ về vốn, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
Năm 2019, các cấp Hội ND trong tỉnh đã phối hợp xây dựng 72 mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả với 539 hộ nông dân tham gia, trong đó có 57 mô hình kinh tế tập thể cho hiệu quả thiết thực. Điển hình như Tổ hợp tác chăn nuôi gà an toàn sinh học xã Tân Hòa (huyện Buôn Đôn) đã tạo điều kiện giup cac thanh viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiêm, thực hành chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, ứng dụng các chế phẩm vi sinh nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Hợp tác xã Nông nghiệp, thương mại, dịch vụ Đại Phúc (xã Ea M'droh, huyện Cư M'gar) đã xây dựng thương hiệu riêng cho giống gà Mông ở địa phương, tạo mối liên kết trong sản xuất giữa các nông hộ, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm; đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 12 lao động với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.
Hỗ trợ hoàn thành các tiêu chí
Vận động hội viên, nông dân tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường, Hội ND tỉnh Đăk Lăk đã tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình chi hội nông dân xây dựng NTM tại các địa phương. Đồng thời, Hội vận động nông dân tham gia dọn vệ sinh, nâng cấp, làm mới 185,2km đường giao thông nông thôn; nạo vét 35km kênh mương nội đồng; huy động nông dân đóng góp gần 7 tỷ đồng và 14.580 ngày công lao động.
Để gắn việc phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường, hàng năm, Hội chỉ đạo 100% cơ sở hội tham gia bảo vệ môi trường nông thôn, các chi hội tham gia đảm nhận những đoạn đường tự quản... Riêng trong năm 2019, Hội xây dựng mới được 453 mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường, nâng tổng số mô hình do Hội ND xây dựng lên 866 mô hình trên toàn tỉnh.
Tiêu biểu như mô hình Chi hội nông dân vệ sinh yêu nước, nâng cao sức khỏe cộng đồng (xã Pơng Đrang, huyện Krông Búk) đã hỗ trợ các thành viên xây dựng công trình vệ sinh tại gia đình, tiếp cận với điều kiện vệ sinh tốt hơn, hình thành thói quen mới tích cực trong cả cộng đồng. Hay mô hình nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn (xã Quảng Điền, huyện Krông Ana) đã xây dựng bể chứa rác thải quanh khu vực cánh đồng lúa, vận động người dân thu gom rác, túi nylon, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định; đồng thời thành lập Tổ hội bảo vệ môi trường, đảm nhận việc thu gom rác thải sinh hoạt tại các điểm dân cư, góp phần xóa bỏ những "điểm đen" về rác thải, tạo môi trường nông thôn thoáng đãng, sạch sẽ.
Theo Danviet
Sơn La: Gần 600ha cà phê chết do sương muối Do tình hình thời tiết rét đậm rét hại diễn biến phức tạp, gần 600ha cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La đã bị chết khô. Người trồng cà phê chỉ biết đứng nhìn công sức, của cải của mình trôi theo dòng sương muối. Hiện toàn tỉnh Sơn La có trên 17.200ha cà phê sản lượng hàng năm ước đạt trên...