Nuôi tôm trên cát, có bát ăn bát để
Những năm gần đây, bằng các nguồn hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, dự án CRSD và nguồn ngân sách của tỉnh, trên địa bàn Nghệ An đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trên cát đạt hiệu quả.
Cụ thể, đến nay Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã xây dựng thành công nhiều mô hình nuôi tôm trên cát ứng dụng công nghệ cao, với tổng diện tích 124ha, sản lượng 1.300 tấn, thu về 208 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Quý Linh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Nghệ An chia sẻ, các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trên cát ở Nghệ An thành công là do phần lớn các chủ hộ đã có nhiều năm kinh nghiệm nuôi tôm, có tiềm lực kinh tế, đầu tư bài bản. Hầu hết người nuôi có chí tiến thủ, ham học hỏi, áp dụng triệt để các tiêu chuẩn VietGAP từ khâu cải tạo ao, chọn giống, tuân thủ lịch thời vụ… Đặc biệt, các mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ cao sử dụng 100% chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi như: cải tạo ao, không sử dụng kháng sinh và hạn chế tối đa hóa chất…
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trên cát mang lại hiệu quá kinh tế cao tại xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu (Nghệ An).ảnh: Cảnh Thắng
Video đang HOT
Sau khi tháo cạn nước, vét bùn đáy ra khỏi ao, bà con đều dùng các loại chế phẩm vi sinh có tác dụng phân hủy chất thải hữu cơ để xử lý ao nuôi… Ông Huỳnh Văn Tiến, trú tại xóm Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu (Nghệ An), cho biết: “Gia đình tôi đầu tư thả nuôi hơn 1 triệu con giống từ tháng 3.2016, áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trên cát, không sử dụng kháng sinh cũng như hóa chất độc hại, tổng diện tích nuôi 1,5ha. Sau 85 ngày nuôi, chúng tôi thu hoạch và vô cùng bất ngờ khi tỷ lệ sống của tôm đạt tới 90%, trung bình từ 50 đến 60 con/1 kg, sản lượng đạt 1,5 tấn. Với giá bán hiện nay từ 160 ngàn/1kg, gia đình tôi thu về 2,4 tỷ đồng, sau khi trừ tất cả các chi phí (tôm giống, thức ăn…) tôi lãi hơn 1,5 tỷ đồng…”.
Cũng áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trên cát, ông Hồ Sỹ Kiếm trú tại xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu (Nghệ An) chia sẻ: Vào cuối tháng 3 năm nay, tôi mạnh dạn đầu tư thả hơn 700.000 con giống trên diện tích gần 1ha. Sau 90 ngày nuôi, gia đình tôi đã thu hoạch được hơn 9,4 tấn, kích cỡ trung bình 60 – 65 con/kg, doanh thu đạt 1,5 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi 900 triệu đồng. Với thắng lợi đó, tôi dự kiến sẽ đầu tư thêm diện tích để nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng công nghệ cao như đã được tập huấn trước đó…”.
“Sắp đến mùa vụ mới, chúng tôi sẽ mở thêm nhiều lớp tập huấn, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi mới, mô hình nuôi thâm canh nhằm trang bị thêm cho người nông dân những kiến thức cần thiết trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao trên cát, để mô hình này thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao và xóa đói giám nghèo một cách bền vững…” – ông Nguyễn Quý Linh cho biết thêm.
Theo Danviet
Thoát nghèo nhờ nuôi tôm trên cát
Mới đây, tại Quảng Bình, TTKNQG đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề "Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh".
Theo đánh giá, trong những năm qua, việc phát triển nuôi tôm trên cát đã mở ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thuỷ sản đối với các tỉnh nghèo tiềm năng đất đai, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung, trong đó có Quảng Bình.
Thực tế cho thấy, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã trở thành "luồng gió mới" trong cơ cấu sản xuất và phát triển thuỷ sản của tỉnh. Ông Trần Đình Du - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Bình cho biết, trước đây người ta ví von đặc sản của Quảng Bình, là gió Lào và cát trắng nhưng từ khi nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát mang lại hiệu quả kinh tế cao thì cát trắng Quảng Bình được xem là đặc sản theo đúng nghĩa đen của nó. Từ 1ha nuôi thử nghiệm vào năm 2006, đến nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã phát triển lên gần 300/1.087ha nuôi tôm mặn, lợ, sản lượng đạt 2.330 tấn, chiếm 23,9% diện tích và 52,3% sản lượng tôm nuôi toàn tỉnh.
Các đại biểu tham quan mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tại Quảng Bình. Ảnh: Thiên Hương
Tại 9 tỉnh miền Trung, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát là 1.457ha, sản lượng thu hoạch hơn 24.000 tấn. Một số tỉnh có diện tích nuôi tôm trên cát lớn như Quảng Trị (450ha), Quảng Nam (340ha), Thừa Thiên - Huế (385ha), năng suất bình quân đạt từ 10 -15 tấn/ha/vụ.
Mô hình nuôi tôm trên cát đã giúp rất nhiều hộ nông dân ven biển nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức trong bảo vệ môi trường sinh thái, rủi ro lớn do dịch bệnh phát sinh trong quá trình nuôi ồ ạt, thiếu đầu tư đồng bộ. Theo các chuyên gia, để tiếp tục đầu tư phát triển loại hình nuôi này, cần có sự xem xét đánh giá một cách toàn diện, đặc biệt coi trọng sự phát triển bền vững và an toàn dịch bệnh, trong đó, sử dụng chế phẩm sinh học được xem là giải pháp tối ưu cho người nuôi tôm.
Do đó, Diễn đàn "Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh" đã lập ra một Hội đồng cố vấn gồm 7 thành viên là những nhà quản lý, nhà khoa học có uy tín về nuôi trồng thủy sản đến từ các cơ quan nhà nước, các trường ĐH ở miền Trung. Tại diễn đàn hàng chục câu hỏi của bà con nông dân nuôi tôm xoay quanh các vấn đề về con giống, thức ăn, hóa chất, kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh cho tôm chân trắng, chính sách hỗ trợ, bảo hiểm trong nuôi tôm chân trắng, thủ tục chứng nhận nuôi tôm chân trắng theo quy chuẩn VietGAP... được Ban cố vấn diễn đàn giải đáp thỏa đáng.
Theo TTKNQG, những năm gần đây nghề nuôi tôm nước lợ gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh bùng phát khắp nơi, hiệu quả kinh tế giảm sút do chất lượng sản phẩm kém, khó xuất khẩu vào thị trường thế giới. Để khắc phục, TTKNQG đã xây dựng các mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP. Cụ thể, Trung tâm đã xây dựng được 9 mô hình từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Sau 2 năm triển khai, các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đã đem lại kết quả rất tốt. Cụ thể, tôm nuôi theo VietGAP đạt năng suất 10 tấn/ha, tỷ lệ sống đạt 80%, cỡ thu hoạch đạt trung bình 60 con/kg. Lợi nhuận tính trên quy mô 1ha đạt từ 450 -500 triệu đồng, tăng so với mô hình không theo VietGAP trên 30%... Hiện mô hình nuôi tôm theo quy trình VietGAP đang được nhân rộng và mang lại hiệu quả cao tại các tỉnh miền Trung...
Cũng tại diễn đàn, các chuyên gia và người dân đã chia sẻ nhiều thông tin và kinh nghiệm để nuôi tôm theo hướng an toàn như: ứng dụng công nghệ sinh học không dùng kháng sinh, hóa chất trong nuôi tôm; nuôi an toàn sinh học trong ao cát theo hướng VietGAP; giới thiệu quy trình Copefloc cho ao bạt; nghiên cứu cải tiến những công nghệ nuôi, đối tượng nuôi mới, chọn tao giống nuôi mới có khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khả năng kháng bệnh cao, phù hợp với điều kiện vùng nuôi trên cát...
Theo Danviet
Phú Yên đầu tư lớn cho nông nghiệp công nghệ cao Mới đây, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) Phú Yên đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư và hợp tác các khu NNCNC năm 2016. Theo ông Biện Minh Tâm - Trưởng Ban quản lý Khu NNCNC Phú Yên, đây là khu NNCNC được Thủ tướng phê duyệt cuối năm 2013, với diện tích giai...