Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc, vụ nào cũng thắng đậm
“Các cơ quan thông tấn báo chí cần tăng cường giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là mô hình nuôi tôm an toàn thực phẩm và nuôi tôm theo công nghệ Biofloc” – ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia bày tỏ.
Khó khăn về con giống
Trong hai ngày 18 – 19.4, tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa), Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) phối hợp Tổng cục Thủy sản và Sở NNPTNT tỉnh Khánh Hòa tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng tôm giống tại các tỉnh miền Trung”. Hội nghị thu hút gần 250 đại biểu là các chuyên gia về lĩnh vực thủy sản, các nhà nghiên cứu, lãnh đạo viện, trường và các doanh nghiệp, ngư dân nuôi tôm tham dự.
Thu hoạch tôm nuôi theo công nghệ Biofloc tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: T.S
Tại diễn đàn, hơn 30 câu hỏi của doanh nghiệp, ngư dân đặt ra xoay quanh các vấn đề như: Kiểm soát dịch bệnh, cách phòng trị bệnh virus, vi khuẩn, các loại chế phẩm sinh học, cách quản lý chất lượng con giống, sự khác biệt khi nhập tôm ngoại với tôm nội, cơ chế sản xuất giống, thị trường tiêu thụ, đầu ra của tôm… Các chuyên gia đã giải đáp rất cụ thể, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Trần Công Khôi – Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản cho biết, cả nước hiện có 1.863 cơ sở sản xuất giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Các cơ sở tại các tỉnh miền Trung có quy mô lớn, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, vì thế sản lượng cung cấp ra thị trường khá lớn. Theo ông Khôi, phấn đấu đến năm 2025, ngành tôm đạt kim ngạch xuất khẩu tôm 10 tỷ USD. Để đạt được mục tiêunày là vô cùng khó khăn, cần đòi hỏi sự nỗ lực cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, người nuôi tôm. Bên cạnh đó, cần tập trung đẩy mạnh giải pháp ứng dụng các khoa học kỹ thuật.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo ông Khôi, nghề nuôi tôm giống đang gặp không không ít khó khăn. Nhiều cơ sở còn gian lận thương mại, nhiều địa phương không tìm thấy địa chỉ in trên các sản phẩm. Tôm bố mẹ nhập ngoại về còn nhiều bấp bênh, một số doanh nghiệp không làm đúng theo quy định của Nhà nước, một số tổ chức thanh tra chất lượng tôm bố mẹ không đảm bảo… Từ đó, sân chơi của người nuôi tôm giống chưa thực sự bình đẳng.
Phát biểu kiết luận tại hội nghị, ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia đề nghị:. Cần đẩy mạnh kiểm soát chất lượng con giống, tiếp tục nghiên cứu những giống tôm chất lượng cao. Đối với các trung tâm các tỉnh cần xây dựng các mô hình có hiệu quả.
Tư vấn, hướng dẫn kịp thời cho người nuôi
Ghi nhận những khó khăn, bất cập của nghề nuôi tôm hiện nay, ông Kim Văn Tiêu mong muốn thời gian tới các cơ quan thông tấn báo chí cần tăng cường giới thiệu các mô hình hiệu quả, đặc biệt là mô hình nuôi tôm an toàn thực phẩm, nuôi tôm theo công nghệ Biofloc và nuôi theo chuỗi. Cần thông tin kịp thời cho người nuôi biết những cơ sở sản xuất tôm giống có chất lượng bảo đảm để người dân liên hệ mua giống. Người nuôi khi phát hiện những cơ sở không đảm bảo chất lượng cần phản ảnh kịp thời cho các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí. Quá trình nuôi phải liên kết sản xuất, tăng cường học hỏi, tham quan để tích lũy kinh nghiệm.
Ngư dân Trần Mậu Tình (trú tại TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) cho biết: “Nhờ nắm bắt thông tin tốt qua sự hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông của địa phương nên vụ nuôi nào tôi cũng thắng lợi, thu nhập năm sau cao hơn năm trước”. Gia đình ông Tình đã nuôi tôm hơn 29 năm, nếu như trước đây với diện tích 5.400m2, bình quân chỉ lãi từ 300 – 400 triệu đồng, thì hiện nay lãi hơn 500 triệu đồng/năm. Bí quyết có được thành công, theo ông Tình là nhờ ngăn ngừa giống kém chất lượng và lựa chọn những giống có uy tín trên thị trường. Nên nuôi theo hình thức nước trước (xử lý hệ thống nước) và nuôi tôm sau. Đối với những bể nước nào có màu khác lạ thì cần tiến hành, kiểm tra lại trước khi thả nguồn giống…
Theo Danviet
Mạnh tay đầu tư nuôi tôm công nghệ cao
Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao, máy vận hành xử lý nước... với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đồng/ha đang được một số hộ nông dân miền Đông Nam Bộ hào hứng triển khai.
Thuyền lớn, sóng lớn
"Đã qua rồi cái thời "thả con tép, bắt con tôm", bây giờ nông dân (ND) nuôi tôm muốn bắt con tôm phải thả con tôm tốt" - anh Trần Văn Mùa (xã Hiệp Phước, Nhà Bè, TP.HCM) - một ND nuôi tôm theo mô hình này khẳng định. Mô hình nuôi tôm này được anh Mùa đúc kết kinh nghiệm từ những chuyến đi trong và ngoài nước, cho tỷ lệ nuôi tôm thành công cũng như hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần nuôi tôm ao đất.
Anh Trần Văn Mùa (Nhà Bè, TP.HCM) đang kiểm tra sự tăng trưởng của tôm nuôi theo mô hình công nghệ cao. Ảnh: T.Đ
Theo anh Huỳnh Công Phúc (xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM) - một ND đang đầu tư 6 ao tôm theo mô hình này (2.500m2/ao), bên cạnh vốn đầu tư lớn, mô hình này đòi hỏi ND phải biết thiết kế kỹ thuật công trình, cao trình, hệ thống cống xả, vận hành thay nước... Nếu đầu tư đúng và tuân thủ quy trình nuôi, rủi ro tôm chết là rất thấp.
Để nuôi 2 ao tôm 1.200m2 theo mô hình này, anh Mùa chuẩn bị 1 ao ương, 1 ao lắng, 2 ao sẵn sàng. Trung bình chi phí đầu tư theo mô hình này khoảng 2 tỷ đồng/ha. Ngược lại, tỷ lệ thành công nuôi tôm theo mô hình này khá cao, năng suất trung bình đạt 120 tấn/ha, mỗi năm sản xuất 3 vụ tôm.
Trong khi đó, tại 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), hiện đang có hơn chục ND đã triển khai mô hình nuôi tôm này. Với 2 ao nuôi tôm gần 3.500m2, từ đầu năm đến nay, ông Nguyễn Trường Đại (xã Vĩnh Thanh, Nhơn Trạch) đã thu hoạch được gần 20 tấn tôm thịt. Ông Đại so sánh, nếu như với cách nuôi truyền thống trong ao đất, ông thường thả 50 con giống/m2 thì với với tôm công nghệ cao ông thả đến 200 con/m2. "Nhờ quy trình nuôi an toàn sinh học, chọn lọc con giống tốt nên con tôm khi thu hoạch đạt được cỡ lớn từ 25-30 con/kg" - ông Đại cho biết.
Bà Nguyễn Thị Lê Hoa (xã Long Phước, huyện Long Thành, Đồng Nai) - một ND đang nuôi theo mô hình này chia sẻ, gần chục năm qua, theo nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất, bà gặp thất bại nhiều hơn thành công vì rủi ro dịch bệnh. "Khi chuyển qua mô hình mới này, do luôn chủ động kiểm soát môi trường nuôi nên hạn chế được rất nhiều nguy cơ dịch bệnh cho con tôm" - bà Hoa khẳng định.
Lập vùng nguyên liệu tôm sạch
Có thể thấy, do nuôi tôm công nghệ cao và theo quy trình vi sinh, quản lý tốt dư lượng kháng sinh nên tôm thu hoạch gần như là tôm sạch. Theo đó, để ứng dụng công nghệ này, ND phải chọn con giống sạch, chất lượng; tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào; sử dụng vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại; đặc biệt ao được thiết kế để các chất thải, chất bẩn có hại tập trung lắng xuống khu trũng ở đáy ao, người nuôi phải vệ sinh hàng ngày và hút các chất bẩn ra khỏi ao nuôi...
Phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện toàn huyện có khoảng chục hộ đã ứng dụng công nghệ cao để nuôi tôm và đều đạt lợi nhuận tốt. Xác định đây là mô hình kinh tế cho hiệu quả cao nên địa phương đang triển khai nhân rộng cho bà con. Huyện sẽ ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng, như đường, điện... cho các vùng chuyên canh nuôi tôm thâm canh để khuyến khích ND ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Lợi thế không nhỏ của mô hình này là thu hút được doanh nghiệp quan tâm đồng hành với ND trong sản xuất. Theo ông Mùa, hiện có khoảng 8 công ty luôn sẵn sàng thu mua tôm nếu cho bà con nuôi tôm công nghệ cao ở xã Hiệp Phước. "Họ chấp nhận làm đối tác cung ứng vật tư, con giống và thu mua hết tôm thu hoạch của ND" - ông Mùa cho biết.
Theo ông Phạm Văn Quý - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Nhà Bè, TP.HCM, hiện tại xã Hiệp Phước có 9 ND nuôi tôm theo mô hình này với diện tích gần 15ha. Các hộ nuôi tôm công nghệ cao ở xã Hiệp Phước đang liên kết để đăng ký làm tôm VietGAP nhằm cung ứng ra thị trường tôm sạch và xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị kinh tế cho con tôm.
Đại diện một công ty đang chuyển giao công nghệ nuôi tôm này cho ND ở Đồng Nai cho biết, doanh nghiệp vẫn tiếp tục đồng hành với người nuôi để nhân rộng mô hình này. Hiện doanh nghiệp này có các nhà máy chế biến tôm đông lạnh tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai) và tại tỉnh Bến Tre... nên người nuôi không lo đầu ra cho tôm.
Theo Dantri
Nuôi tôm bây giờ như đánh bạc Phường Ninh Hà, TX Ninh Hòa có diện tích ao nuôi lên đến gần 500ha. Hiện nhiều ao bỏ trống, máy sục đảo oxy nằm chỏng chơ trong ao đã cạn nước như báo hiệu một mùa thất bát. Chuyện tưởng như đùa, nhưng đó là những tâm sự từ đáy lòng của người nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa hiện...