Nuôi tôm nợ như “chúa Chổm”, nuôi cá trắm đen khổng lồ ra tỷ phú
Trải qua nhiều lần làm ăn khó khăn, thất bại dẫn đến nợ nần chồng chất, nuôi tôm vỡ nợ tùm lum, nhưng ông Lê Văn Bản (65 tuổi) ở xóm 15, xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường (Nam Định) vẫn biết cách đứng lên, vượt nghịch cảnh.
Giờ ông Bản là tỷ phú nhờ chuyên nuôi những con cá trắm đen “khổng lồ”.
Vỡ nợ vì nuôi tôm.
Mọi người trong vùng cảm phục bởi ông Lê Văn Bản vươn lên thành tỷ phú từ 2 bàn tay trắng mặc dù trước đó vướng nợ nần…
Giữa trang trại nuôi trồng thủy sản mênh mông sóng nước, bạt ngàn màu xanh của cây cối, xem hàng ngàn con cá đang quẫy đặc ao chờ ngày xuất bán dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, câu chuyện của người nông dân Lê Văn Bản hiện lên đầy sinh động. Để có cơ ngơi bạc tỷ hoàng tráng như ngày hôm nay thì ít ai biết rằng, ông Bản từng có một quãng thời gian đầy khó khăn.
Trải qua nhiều lần làm ăn khó khăn, thất bại dẫn đến nợ nần chồng chất, nhưng giờ đây ông Lê Văn Bản (65 tuổi) ở xóm 15, xã Xuân Hòa, huyện Xuân Trường (Nam Định) vẫn biết cách đứng lên, vượt qua khó khăn trở thành tỷ phú nuôi những con cá trắm đen to bự, khổng lồ.
Cùng phóng viên Báo điện tử DANVIET ra khu ao hồ nuôi cá trắm đen, ông Bản kể chuyện, ông sinh ra ở một vùng đồng quê chiêm trũng ven biển, cái máu nuôi tôm, nuôi cá đã ngấm vào người khi còn mặc quần thủng đít. Ngày bé thì bơi ao, bơi sông bắt cá, lớn lên thì tính chuyện nuôi cá, nuôi tôm.
Nhận thấy quê hương có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển nghề nuôi tôm. Thế là ông “chơi lớn” luôn. Đầu năm 2003, ông Bản thuê gần 10 ha đầm để cải tạo thành nhiều ao khác nhau thả nuôi tôm. Bấy giờ, làm lớn như ông Bản thì rất hiếm nên nhiều người gọi ông là “làm liều tính ăn nhiều đây”. Lời đùa như lời nguyền. Thật chớ trêu thay, bao nhiêu tiền bạc, giống má ông đổ xuống đầm tôm đều mất sạch do tôm chết. Giàu thì chưa thấy đâu mà chỉ thấy tiền tỷ của gia đình ông đội nón ra đi.
Dù đã đổ tiền tỷ vào và áp dụng nhiều phương pháp nuôi tôm hiện đại nhất thời đó, nhưng ông Bản cũng chỉ nhận lại thất bại cay đắng. Điều oái oăm nhất với ông, cứ nuôi vụ tôm nào là chết vụ đó và quãng thời gian nuôi tôm dài đẳng đẳng của ông chỉ cần miêu tả bằng 4 từ ngắn gọn là “thất bại thảm hại”.
“Sau lần thứ nhất thất bại thì tôi cứ nghĩ là do chưa có kinh nghiệm nuôi tôm nên tiếp tục đầu tư vào vụ nuôi tôm thứ 2. Nhưng rồi cũng chẳng khá khẩm hơn là mấy. Rồi sang vụ thứ ba, thứ tư…hết vốn tôi lại đi vay mượn….đến khi dừng lại thì đã quá muộn….Vỡ nợ tùm lum, chủ nợ tối ngày đòi tiền” – ông Bản ngậm ngùi kể lại với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Hiện trang trại nuôi cá của gia đình ông Bản trung bình mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 80 đến gần 100 tấn cá các loại, trong đó có sản lượng cá trắm đen (nhiều nơi gọi là cá trắm ốc). “Từ khi nuôi cá trắm đen, chưa năm nào gia đình tôi đủ cá trắm đen để bán theo nhu cầu khách hàng. Cũng chưa năm nào giá cá trắm đen giảm giá, thông thường giá cá trắm đen từ 120-140.000 đồng/kg. Dịp Tết Nguyên đán giá cá trắm đen còn tăng cao, nhưng cũng không có đủ cá để bán…”, ông Lê Văn Bản chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Mất hơn 4 năm nhọc nhằn và bỏ tiền tỷ để đặt cược vào canh bạc nuôi mà ông đã chọn, nhưng gia đình ông Bản chỉ nhận lại được khoản thua lỗ lên đến 6 tỷ đồng đã đẩy gia đình ông lâm vào đường cùng. Bao nhiêu là tài sản như nhà cửa, xe cộ, đất đai bị chủ nợ và ngân hàng bắt nợ hết. Ông Bản lại trở về với 2 bàn tay trắng và trái tim nóng hổi khát vọng làm giàu.
Video đang HOT
Nuôi tôm nợ như “chúa Chổm”, nuôi cá lại thành tỷ phú
Trải qua bao khó khăn với nghề nuôi tôm đã rèn luyện cho ông sự rắn rỏi, bền gan vượt khó. Ông Bản tâm sự với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Đầu tư vào làm ăn mà không may bị thua lỗ cũng đau xót lắm chứ, chưa nói đến chuyện vỡ nợ, vẫn máu làm ăn, nhưng nhiều đêm trăn trở tôi không ngủ nổi. Bởi, giờ đây không những thua lỗ mà còn mang thêm nợ lãi ngập đầu. Nhưng rồi tôi xác định, cứ vầy vò, đau xót như vậy thì làm sao mà trả được nợ, lấy được nhà, hai vợ chồng tôi đồng lòng bảo nhau vượt khó, tiếp tục nghĩ cách làm ăn”.
Được sự động viên của người thân và bạn bè, ông Bản lại vay mượn được gần 100 triệu đồng và lần này ông quyết định đầu tư vào nuôi cá, vì tuy lợi nhuận thấp nhưng nuôi cá chắc ăn và dễ hơn nuôi tôm. Ông thả nuôi nhiều loài cá đặc sản như cá chép, trắm đen, cá lăng, cá đối nục…
Cá trăm đen (hay còn gọi là cá trắm ốc) là một loại cá đặc sản và được gia đình ông Bản nuôi theo quy trình VietGAP nên được thị trường ưa chuộng. Những con cá trắm đen do ông Bản nuôi khi đánh bắt lên toàn những con có trọng lượng khủng, bán với giá cao, bán chạy nhất là vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm…
Sau hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá, ông Bản không những trả được hết nợ mà còn có của ăn của để và trở lên giàu có hơn. Trung bình mỗi năm, gia đình ông xuất bán được gần 100 tấn cá các loại, mang về doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Chia sẻ với phóng viên báo điện tử DANVIET.VN, ông Bản vui vẻ cho biết: “Để có thành công như ngày hôm nay đến trong mơ tôi cũng không giám nghĩ đến. Hồi đầu bán cá chỉ dám mơ trả được hết nợ là mừng lắm rồi. Mấy năm nay, năm nào tôi cũng bán được 80 đến gần 100 tấn cá các loại, toàn là cá đặc sản, trong đó có chép, cá trắm đen, cá đối nục nên thu nhập cũng khá, mỗi năm lãi khoảng ngót nghét nửa tỷ thôi…”.
Hiện tại, gia đình ông Bản nuôi các loại cá đặc sản như: cá trắm, cá chép, cá lăng, cá đối mục. Đây là những loại cá ngon và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt do được nuôi bằng loại thức ăn do ông tự làm và nuôi theo quy trình Vietgap nên thịt cá thơm ngon, được thị trường ưa chuộng.
Nhờ nuôi cá mà mỗi năm gia đình ông Lê Văn Bản có lãi lên đến 500 triệu đồng. Và những con cá trắm đen trọng lượng khủng, cá trắm đen khổng lồ luôn là loài cá bán được giá cao, đem lại nguồn thu lớn cho gia đình ông Bản.
Trong nuôi cá, ông Bản tự sản xuất thức ăn. Bật mí về loại thức ăn cho cá do mình tự sản xuất, ông Bản tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Thức ăn của cá được tôi làm bằng các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương như: cám ngô, cám gạo, đậu tương, tỏi…, thậm chí cả các loại ốc được pha trộn theo tỷ lệ phù hợp rồi được ép thành viên cho cá ăn…”.
Đây là nguồn thức ăn tự nhiên và không sử dụng chất tăng trọng hay kháng sinh nên thịt cá chắc, thơm ngon như cá tự nhiên. Vì vậy, cá của gia đình ông được thị trường ưa chuộng và nuôi đến đâu là có người đến tận nhà thua mua hết tới đó.
Ông Bản cho biết, do nuôi gối vụ nên gia đình ông lúc nào cũng có cá để bán. Các thương lái đã quen nên đầu ra của gia đình tôi lúc nào cũng ổn định và không lo rớt giá. Nhiều loài cá ngon, cá đặc sản ông Bản nuôi ra không kịp để bán như cá trắm đen khổng lồ, cá lăng, cá đối nục…
Giờ con cái của vợ chồng ông Bản đều trưởng thành và có nghề nghiệp ổn định, đời sống của gia đình đã khá giả hơn trước và có của ăn của để…
Theo Danviet
Chuyện lạ ở trường THCS Xuân Hoá: Thu tiền học sinh để "tâm tư"?
Người dân xã vùng cao Xuân Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình đang rất bức xúc khi con em của họ đến trường phải gánh nhiều khoản đóng góp sai quy định, mập mờ trong chuyện thu chi.
Nhiều khoản thu trái quy định
Trong những ngày này, người dân nghèo xã Xuân Hoá, huyện miền núi Minh Hoá (Quảng Bình) đang ngày đêm lo lắng khi điều kiện kinh tế của họ còn rất nhiều thiếu thốn khó khăn thì lại phải nộp quá nhiều khoản thu cho con em trong năm học 2019 - 2020.
Chị Đ.T.M có hai con đang học tại trường Trung học cơ sở (THCS) Xuân Hoá rầu rĩ nói: "Vất vả lắm! Chồng thì đau ốm quanh năm, tháng nào cũng phải đi viện, một thân một mình chạy ăn từng bữa chưa đủ, giờ không biết kiếm đâu ra tiền để nộp học cho con đây. Mà năm nay nộp cũng nhiều lắm, mỗi em phải nộp hơn một triệu tiền các loại luôn. Giờ trông mai kia nắng ấm có ai thuê bóc tràm hay thuê làm gì đó may ra có mà nộp cho con đi học chứ không khổ lắm".
Trường THCS Xuân Hoá.
Qua tìm hiểu được biết, bước vào năm học mới 2019 - 2020, mỗi học sinh trường THCS Xuân Hoá ngoài nộp 144.000 đồng tiền học phí bắt buộc theo quy định, còn phải đóng góp thêm các khoản khác với số tiền mà cả năm khó có thể kiếm được đối với những hộ nông dân nghèo nơi đây.
Cụ thể: tiền phí trông giữ xe đạp 99.000 đồng; quỹ khuyến học 50.000 đồng; hỗ trợ bảo vệ, tưới cây 70.000 đồng; xây dựng cơ sở vật chất 250.000 đồng; quỹ hoạt động Hội cha mẹ học sinh 208.600 đồng; quỹ đội 30.000 đồng; nước uống, vệ sinh 40.000 đồng; quỹ lớp 150 ngàn đồng và tiền may đồng phục 135.000 đồng.
Người dân bức xúc vì năm nào cũng đóng tiền xây dựng cơ sở vật chất nhưng trường lớp chẳng có gì thay đổi.
Không chỉ năm học mới 2019 - 2020, mà các năm học trước, trường THCS Xuân Hoá đã thực hiện thu các khoản nói trên. Như tiền nước uống, giấy vệ sinh, hỗ trợ bảo vệ trường, xây dựng cơ sở vật chất, tiền xây dựng thư viện... đã thu từ năm học 2017 - 2018; tiền phí trông giữ xe đạp bắt đầu thu từ năm học 2018 - 2019, mức thu tương đương như năm học mới này.
Thu không sai nhưng không biết chi mục gì cho đúng?
Với những khoản thu nêu trên, ông Phan Xuân Trương - Hiệu trưởng trường THCS Xuân Hoá khẳng định: "Trường thu đúng theo quy định của Nhà nước chứ không có mục nào sai, và như thế vẫn còn ít chứ chưa phải cao"!?.
Thu tiền trông giữ xe đạp của học sinh từ năm học trước nhưng đến nay ông Trương, Hiệu trưởng nhà trường vẫn chưa biết chi vào mục gì cho hợp lý.
Ông Trương cho biết, các khoản nộp vào do nhà trường thu hộ cho hội cha mẹ học sinh, sau đó Hội cha mẹ học sinh hợp đồng với các cá nhân thực hiện xây dựng, tu sửa một số hạng mục như làm thư viện, sân khấu, cột cờ, sửa chữa máy tính chứ nhà trường không làm và chỉ cùng đứng tên trong hợp đồng để giám sát?.
Riêng tiền đóng góp hỗ trợ bảo vệ, tưới cây, ông Trương cho biết trích mỗi tháng 900 ngàn cộng với 600 ngàn tiền chi thường xuyên của trường để trả lương cho bảo vệ mỗi tháng là 1.500.000 đồng. Tuy nhiên ông Đinh Xuân Triều, bảo vệ nhà trường lại cho hay, mỗi tháng ông nhận 1.500.000 đồng thù lao, trong đó 1.200.000 đồng là tiền chi thường xuyên của nhà trường và 300.000 đồng tiền thuê tưới cây?.
Các khoản thu trong năm học 2019 - 2020.
Đặc biệt khoản thu trông giữ xe đạp, ông Trương khẳng định là thu theo quy định của Nhà nước như thu tiền học phí. Nhưng khi đề nghị chứng minh việc thu chi khoản này trong năm học vừa qua thì ông Trương không xuất trình hoá đơn chứng từ, dự toán thu chi được và ậm ờ cho qua chuyện.
"Tiền trông giữ xe của năm trước đang để hạch toán chi chứ chưa rõ mục lắm, đang để tâm tư vậy thôi", ông Trương nói. Trong khi vừa khẳng định tiền trông giữ xe là thu theo quy định của Nhà nước như thu tiền học phí, vị Hiệu trưởng Phan Xuân Trương lại không biết chi vào mục nào, khiến người dân nghi ngờ và rất bức xúc về thu chi các khoản đã nộp trong thời gian qua.
Nhiều khoản thu trái quy định tồn tại ở trường THCS Xuân Hoá từ những năm trước.
Chị Đ.T.M bức xúc: "Chúng tôi không hiểu tại sao trường có thuê bảo vệ rồi, trả lương cho họ rồi sao lại còn phải nộp thêm tiền trông giữ xe? Trong khi trường đã đạt chuẩn, xung quanh tường rào, cổng được xây kiên cố đàng hoàng. Tiền xây dựng năm nào cũng đóng góp nhưng có thấy đổi mới hơn tí nào đâu, bóng đèn chập chờn, ngày trời mưa hay mùa đông tối có đảm bảo điện sáng cho học sinh học đâu"?
Việc chống lạm thu ở các trường học được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện một cách quyết liệt. Nhưng không hiểu sao thực trạng này lại tồn tại ở trường THCS Xuân Hoá từ những năm trước đến nay vẫn chưa bị phát hiện và xử lý? Dư luận đang đặt câu hỏi: Thực trạng lạm thu liệu chỉ tồn tại ở trường THCS Xuân Hoá hay còn có ở nhiều trường khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Lê Phương
Theo toquoc
Thuê ô tô tự lái, tài xế gây tai nạn liên hoàn Tài xế người Nam Định điều khiển ô tô bất ngờ tông liên hoàn nhiều xe máy khiến 2 người bị thương. Đầu ô tô bẹp rúm sau cú tông liên hoàn. Ảnh: ATGT Ngày 7/12, đội Cảnh sát giao thông - Công an huyện Vũ Thư xác nhận trên địa bàn xã Vũ Hội xảy ra một vụ tai nạn giao thông...