Nuôi thứ cá chép giòn, làng tỷ phú “tủi thân” vì giá dậm chân tại chổ
Cá chép giòn thời hoàng kim có giá lên tới 200.000 đồng/kg đã giúp nhiều nông dân ven sông Kinh Thầy, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương trở thành tỷ phủ.
Tuy nhiên do phát triển nhanh, nóng, không có quy hoạch định hướng cho sản phẩm nên đầu ra cho cá giòn đang là bài toán còn bỏ ngỏ.
Vang bóng một thời
Ven sông Kinh Thầy đoạn qua xã Nam Tân, Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là nơi nuôi cá chép giòn nhiều nhất của khu vực phía Bắc cũng như cả nước. Những lồng nuôi cá được đặt xuống sông Kinh Thầy 10 năm trước đến nay đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo thành tỉ phú.
Từ vài chục lồng cá trên sông năm 2009, 10 năm sau số lượng đã tăng nóng lên 2.000 lồng, trở thành thủ phủ cá trắm giòn, chép giòn.
Nuôi cá giòn đã giúp người dân xã Nam Tân thành tỷ phú. Ảnh: Báo Dân Việt.
Khu vực sông Kinh Thầy gồm các xã An Bình, Nam Tân, Nam Hưng đã được người dân khai thác nuôi thả cá lồng mang lại kinh tế phát triển ổn định. Người đầu tiên đưa cá lồng về dòng sông Kinh Thầy là anh Trần Văn Thiện, xã Nam Tân.
Các loại cá được nuôi chủ yếu là cá diêu hồng, cá lăng.. Một số hộ nuôi cá với số lượng lớn trong xã Nam Tân như: ông Nguyễn Trung Tựu, anh Nguyễn Thế Phước, Trần Văn Tín…
Nuôi cá giống đến khi xuất bán trung bình mất 3 năm và cũng tùy từng loại cá. Cá muốn giòn ngon sau khi nuôi to được người dân ở đây cho ăn đậu tằm khoảng 6 – 7 tháng, thịt cá sẽ trở nên giòn sần sật. Thời gian ăn đậu tằm cá sẽ không tăng trọng lượng mà chỉ tăng chất lượng.
Để khai thác hiệu quả kinh tế tối đa và quay vòng vốn, các lồng cá ở đây thường đan xen các vụ thu hoạch trong năm để không bị mất giá và lúc nào cũng có cá cung ứng cho thị trường.
Nuôi thả với số lượng lớn, hiệu quả kinh tế cao nên những hộ dân ở đây đã mời giáo sư, Thạc sĩ chuyên ngành về hướng dẫn kĩ thuật. Riêng Thạc sĩ Bùi Minh Khuê có hẳn một đề tài khoa học về cá chép giòn tại Nam Tân.
Anh Nguyễn Thế Phước kiểm tra thức ăn cho cá chèo giòn.
Người người nuôi cá, nhà nhà nuôi cá, cả làng, cả xã đều có công ăn việc làm từ nghề nuôi cá. Kinh tế nông – ngư nghiệp Nam Tân, Nam Hưng chưa bao giờ sôi động như thế. Thương lái mua bán cá giống, cá thành phẩm ra vào xã tấp nập, các công ty cung cấp thức ăn có thị trường ổn định, bền vững, ngân hàng thêm đối tác.
Nông dân ngoài việc nuôi cá thì còn tiếp các đoàn thể đến thăm quan, học hỏi mô hình nuôi cá… Họ chưa bao giờ phải lo nghĩ đầu ra cho sản phẩm vì đã có các thương lái đang xếp hàng để được mua cá phân phối ra thị trường. Tuy nhiên đó là câu chuyện của vài năm về trước. Còn hiện tại họ đang phải loay hoay tìm đầu ra cho con cá cưng một thời.
Đến ước mơ không lỗ vốn
Năm 2016 để giảm thiểu chi phí anh Nguyễn Thế Phước là nông dân đầu tiên của xã Nam Tân tự nhập đậu tằm từ Úc về để nuôi cá. Đồng thời để giảm thiểu tối đa rủi ro, anh Phước cũng tự gột cá giống từ lúc sinh sản đến khi cá thành phẩm xuất ra thị trường.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Thế Phước vui mừng chia sẻ: “Hiện tại siêu thị Vinmart đã hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để đưa cá giòn của gia đình anh vào hệ thống siêu thị tiêu thụ. Mặc dù các tiêu chuẩn về quy trình nuôi, chất lượng cá hết sức khắt khe”.
Bên cạnh đó ông Nguyễn Trung Tựu ở xã Nam Tân, huyện Nam Sách trở thành người tiên phong trong việc xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn đi kèm dán nhãn hàng hóa quét bằng mã QR code.
Để các sản phẩm nông – ngư nghiệp phát triển ổn định, bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế việc liên kết đang là một xu hướng tất yếu của nền nông nghiệp hiện nay. Sản xuất phải gắn kết với thị trường, có sự giám sát đầy đủ của cơ quan chức năng ở các công đoạn mới giúp nâng cao giá trị sản phẩm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Câu chuyện con cá giòn là một trong những minh chứng. Mặc dù còn rất ít hợp đồng ký liên kết bốn nhà giữa nhà khoa học – nhà nông – nhà doanh nghiệp và Nhà nước nhưng đây là một thực tế đòi hỏi cần được các cơ quan chức năng quan tâm, tạo điều kiện và có một cơ chế, chế tài giúp nông dân an tâm sản xuất.
Tết Nguyên đán đang cận kề, cũng là thời điểm được nông dân nuôi cá giòn ở Hải Dương mong đợi nhất vì đây là thời điểm lượng cá xuất ra lớn nhất trong năm.
Một nông dân nuôi cá tại đây trăn trở: “Hiện tại trên thị trường giá thịt lợn tăng, giá thực phẩm đều tăng chóng mặt tuy nhiên giá cá giòn chúng tôi bán ra không hề tăng. Chỉ khoảng 100.000 đồng/kg. Với giá bán này, sau khi trừ các chi phí, không lỗ vốn là may lắm rồi”.
Nếu doanh nghiệp hỗ trợ nông dân, liên kết giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm sẽ là mắt xích quan trọng thúc đẩy sản xuất nông ngư nghiệp phát triển. Tránh được điệp khúc được mùa mất giá, được giá mất mùa. Để nông dân có thể an tâm sản xuất, để họ thấy họ không đơn độc khi những sản phẩm chất lượng họ làm ra được nhà nước và doanh nghiệp quan tâm.
Theo Minh Hưng (Báo Nhân đạo)
Con mắc bệnh hiểm nghèo, mẹ xin bán một quả thận lấy tiền phẫu thuật
Con bị tan máu bẩm sinh điều trị 6 năm ròng, tình hình mỗi lúc lại xấu đi, người mẹ buộc lòng phải rao bán một quả thận để mong có tiền cứu con thoát khỏi cơn hiểm nghèo.
Cơ thể biến dạng do bệnh tan máu bẩm sinh
Mới 8 tuổi, cháu Nguyễn Thị Thanh Nga (thôn Đột Hạ, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) phải sống một cuộc đời khác những bạn bè cùng trang lứa. Suốt từ năm 3 tuổi đến nay, cháu chưa có nổi một ngày được bình yên. Căn bệnh khiến cơ thể cháu biến dạng nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, tính mạng cháu cũng đang bị đe dọa.
Bé Nguyễn Thị Thanh Nga 8 tuổi bị mắc chứng bệnh tan máu bẩm sinh
Mọi bất hạnh đến với cháu Nga vào năm 2014. Thời điểm đó, gia đình phát hiện da dẻ con xanh xao, bụng phình to ra. Bố mẹ Nga đưa con đi xét nghiệm tại bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ kết luận cháu mắc chứng tan máu bẩm sinh.
Để duy trì được sự sống, cháu Nga phải đi đến bệnh viện truyền máu thường xuyên. Ròng rã suốt gần 6 năm trời, căn bệnh không hề suy giảm khiến gia đình cháu mỗi lúc một khó khăn hơn.
Cứ đến mỗi đợt chuẩn bị bước vào đợt truyền máu, bụng Nga lại bị to ra, da dẻ xanh xao thậm chí còn nổi hẳn từng mạch máu lên. Ngay cả lúc truyền máu về, cháu lại rơi vào trạng thái bị nóng rực người lên đến mức dù đang giữa mùa đông vẫn phải ngồi quạt.
Nhìn cảnh cháu bị chứng bệnh quái ác, các cô giáo trường tiểu học Mạc Thị Bưởi (xã Tân Nam, huyện Nam Sách, Hải Dương) cảm thấy xót xa. Mỗi lần cháu ăn bán trú, các cô thường động viên khuyên cháu ăn nhiều còn chữa bệnh, cháu lại khóc nức lên.
Dường như, đến tuổi bắt đầu nhận thức được, Nga càng cảm thấy tủi thân hơn. Những đau đớn đang phải gánh chịu khiến cháu chẳng tài nào hoà nhập được cùng các bạn.
Căn bệnh giờ đã biến chứng nặng nề khiến bụng cháu mỗi ngày một to hơn do sắt tồn đọng lại nơi gan, lá lách. Mũi cháu cũng biến dạng đến mức nếu nhìn trực diện cháu không có sống mũi.
Mẹ rao bán thận để có tiền phẫu thuật cho con
Sinh con ra ai cũng muốn con khoẻ mạnh. Chị Trần Thị Tuyết (mẹ cháu Nga) chẳng nào ngờ căn bệnh hiểm nghèo quái ác kia lại rơi vào con mình.
Cũng từ ngày con bị bệnh, chị cố gắng tăng ca nhiều hơn để kiếm chút tiền cho con truyền máu định kỳ. Bởi chị hiểu rằng, đồng lương ít ỏi hai vợ chồng chị mỗi người chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng không hề đủ để duy trì quá trình điều trị cho con.
Để cứu tính mạng, Nga phải tiến hành ghép tủy với chi phí khoảng 700 triệu đồng
Nhìn cảnh con đến đợt sắp phải truyền máu bụng to lên, da dẻ xanh xao, chị thấy buốt nhói trong lòng. Mới đây, các bác sĩ thông báo tình hình cháu Nga xấu đi rất nhiều. Căn bệnh đã không thể kiểm soát được nên phương pháp điều trị tốt nhất chính là tiến hành ghép tuỷ. Chi phí lên đến 700 triệu đồng, một số tiền quá lớn so với kinh tế gia đình chị.
Trong cơn tuyệt vọng, chị đành lên mạng rao bán một quả thận của mình. Bản năng người mẹ khát khao giành giật từng tia hy vọng cuối cùng cho con. Mỗi ngày con đi học về, chị cố gắng ngắm nhìn con thật lâu hơn nữa. Chị sợ nhất điều bất hạnh xảy đến. Chị chỉ mong bằng mọi cách cứu sống con.
Ảnh chị Tuyết cùng bé Thanh Nga lúc 4 tuổi
Dòng status chị Tuyết đăng tải trên một diễn đàn một hội hiến thận: "Con mình bị bệnh máu và đang cần được ghép tuỷ, mình muốn hiến đi một quả thận của mình, mình nhóm máu O" khiến các thành viên đọc được vô cùng đau xót.
Đối với chị lúc này đây, một dòng bình luận từ ai đó, một lời đề nghị hỏi mua thận sẽ khiến chị hạnh phúc biết nhường nào. Một thứ hạnh phúc đau đớn nhưng giúp chị có tiền làm phẫu thuật cho con đủ sức phá tan sự sợ hãi khi cơ thể sẽ bị cắt đi một phần nội tạng.
Phạm Bắc - Bá Định
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Trần Thị Tuyết, ở thôn Đột Hạ, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương. Số điện thoại: 0948795311.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.412 (em Nguyễn Thị Thanh Nga ở Hải Dương )
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C'Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436
Theo vietnamnet
Kinh Môn (Hải Dương): Bức tranh đa sắc về phát triển kinh tế - xã hội Là một huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên, đồng thời cũng là vùng trọng điểm công nghiệp của tỉnh Hải Dương, kinh tế - xã hội của Kinh Môn đã và đang ngày càng có những bước tiến vượt bậc. Từ đó, giúp Kinh Môn có thêm điều kiện để giao lưu, học hỏi với kinh tế bên ngoài và đón...