Nuôi thỏ, đọc sách, trồng rau để kháng nỗi lo dịch bệnh
Tinh thần và sự lạc quan chính là liều thuốc kháng lại những nỗi lo lắng hay sợ hãi. Vì thế mẹ con tôi kéo nhau ra vườn.
Những ngày buồn tẻ vì dịch bệnh, tinh thần và sự lạc quan có lẽ chính là liều thuốc tốt nhất để kháng lại những nỗi lo lắng. Vậy nên, tôi đã lên kế hoạch cho cả nhà: trồng rau, trồng hoa, đọc sách, nấu ăn, nuôi một con vật nào đó cho khuây khỏa.
Trồng rau
Tôi thạo việc trồng trọt từ nhỏ. Cái khó bây giờ là nhà nhỏ, không có vườn nên tôi phải tận dụng khay, chậu, thùng xốp để trồng từng khóm rau nho nhỏ, đủ dùng cho bốn người trong nhà.
Được một khoảnh sân trước nhà, tôi bắt cái giàn nho nhỏ, cho vài dây mướp leo lên, vừa có bóng mát vừa có mướp xào, nấu canh ăn giải nhiệt.
Đến những khay rau xanh mướt chẳng mất bao lâu.
Video đang HOT
Rau dền thì tôi chịu khó đi xin hạt giống rau dền gai (dền voi), thứ rau dền cao lớn, thân khỏe, lá có khi lớn hơn cả lá mít. Trong Đông y, loại dền này là bài thuốc chữa rất nhiều thứ bệnh. Rồi thì cải bẹ xanh, cải ngọt, rau quế, mồng tơi, xà lách, hành ngò…cứ đều dặn nảy mầm. Hai đứa con thích thú nhìn những hạt mầm cải hình cánh bướm trồi lên mặt đất.
Cái màu xanh của rau, của cây, lúc nào nhìn cũng dễ thương dịu nhẹ.
Trồng trọt là việc làm giúp mọi người gắn bó, chia sẻ được nhiều thứ. Ví như chồng tôi đảm nhận việc đi mua đất, vài ngày lại đi mua mấy bao, chở về, trộn phân bón, vô chậu. Tôi ươm hạt giống. Khi sang cây giống ra chậu là mấy cha con lại tranh phần tưới nước. Chỉ vậy thôi, mà ngày nào cũng vui.
Đọc sách
Tôi là dân viết lách, dính líu tới sách báo suốt ngày nên đọc sách đã là thói quen, hầu như ngày nào cũng dành 30 phút để đọc.
Đọc sách với tôi đã là một thói quen.
Mùa dịch, tôi lại có thêm hai người bạn cùng đọc sách là hai đứa con. Đứa lớn thì tự đọc, đọc trước khi ngủ ít nhất 5 10 trang.
Đứa nhỏ đang mầm non thì mẹ đọc cho nghe, là sách tranh. Thật ngạc nhiên là khi mẹ đọc một câu thì con đọc lại y chang, không thiếu từ nào.
Tôi có thêm một người bạn đồng hành cùng sách vở
Nhờ đọc sách mà con khám phá ra nhiều thứ, ví như tại sao cây không lớn? Cây không lớn vì cây thiếu dinh dưỡng, giống như con biếng ăn con sẽ không lớn vậy đó!
Nuôi thú cưng
Thú cưng của gia đình tôi không thuộc dạng đắt đỏ gì, chỉ là cặp thỏ giá chưa tới 200 ngàn đồng. Thỏ dễ thương và dễ nuôi, chỉ cần ngày 3 bữa cà rốt, rau lang, xà lách, hoặc khi nào siêng tôi sẽ đi xung quanh lấy ít lá cỏ dại mọc hoang, rửa sạch cho nó nhâm nhi là được.
Trần Huyền Trang (Q.9, TPHCM)
Mát lòng, mát dạ với chíp chíp
Người miền biển thường dùng chíp chíp để nấu canh dưa hồng ăn giải nhiệt hoặc đôi khi chỉ cần nhúm rau lang, rau muống, mồng tơi... cũng có tô canh ngọt lịm.
Nhấc nồi chíp chíp xuống bếp, trong lúc khói còn bốc lên ngào ngạt nhanh tay múc ra đĩa, rải lên trên ít rau quế, ngò tây để đĩa chíp chíp trông bắt mắt và đặt lên bàn, đảm bảo bao tử sẽ sột soạt kêu lên và các ngón tay thể nào cũng rục rịch không yên.
Suốt chiều dài của dãi biển miền Trung không nơi đâu có nhiều con chíp chíp như ở vịnh Đà Nẵng. Cái tên chíp chíp không biết có nguồn gốc từ đâu, ngay các bậc trưởng thượng của các làng chài cũng không ai biết, họ chỉ nói cha ông ngày trước gọi thế thì con cháu cứ vậy gọi theo.
Về hình dáng, chíp chíp giống con nghêu nhưng mảnh dẻ, dễ thương hơn nhiều, còn về giá trị dinh dưỡng, chíp chíp cũng chẳng hề kém cạnh đàn anh đàn chị là con nghêu, con sò bao nhiêu, vì thế với những người túi tiền eo hẹp vẫn có thể vô tư thưởng thức mà không cảm thấy e dè.
Người miền biển thường dùng chíp chíp để nấu canh dưa hồng ăn giải nhiệt hoặc đôi khi chỉ cần nhúm rau lang, rau muống, mồng tơi... cũng có tô canh ngọt lịm. Với người mới ốm dậy, dùng chíp chíp nấu cháo cũng có tác dụng bồi bổ rất hiệu quả.
Nhưng trên hết, chíp chíp chủ yếu xuất hiện trong thực đơn ở những hàng quán nhằm phục vụ thực khách mỗi khi chiều. Đến Đà Nẵng, không ai không biết đến món chíp chíp hấp sả ớt. Đây là món ăn rẻ, ngon, hấp dẫn, dễ chế biến. Hương vị thơm ngon của thịt chíp chíp quyện với mùi thơm của sả, vị cay nồng của ớt khiến ai đã một lần thưởng thức qua khó lòng mà quên.
Chíp chíp sau khi mua về ngâm qua nước lạnh cho sạch lớp vỏ bên ngoài và cũng để hết mùi tanh. Tiếp đến rửa sạch sả, phần gốc cắt thành từng khoanh thật mỏng, phần thân đập dập rồi cho vào nồi cùng với chíp chíp, thêm ít muối, vài quả ớt xanh ... rồi bắc lên bếp, để lửa liu riu sao cho chíp chíp thấm đều. Nếu thích có thể cho thêm vài muỗng dầu ăn vào để chíp chíp có vị béo thơm.
Bản thân chíp chíp trong quá trình hấp tự nó tiết ra nước nên vị của nó đã ngọt rồi không cần thêm bột ngọt hay bột nêm sẽ làm mất đi hương vị đặc trưng của món ăn. Bật mí thêm một điều, nếu có vài con chíp chíp khi hấp xong mà vẫn không bung nở, miệng vẫn khép kín thì nên bỏ đi.
Nhấc nồi chíp chíp xuống bếp, trong lúc khói còn bốc lên ngào ngạt nhanh tay múc ra đĩa, rải lên trên ít rau quế, ngò tây để đĩa chíp chíp trông bắt mắt và đặt lên bàn, đảm bảo bao tử sẽ sột soạt kêu lên và các ngón tay thể nào cũng rục rịch không yên.
Bốc con chíp chíp, gỡ phần thịt ra, chấm vào chén muối tiêu cho vào miệng, vị ngọt lịm của thịt chíp chíp, mùi cay cay của sả của ớt vừa mới chạm tới đầu lưỡi ngay lập tức khiến các vị giác đang "say sưa ngủ" bừng tỉnh giấc. Bên chén rượu cay nồng với bạn bè thân tình, đĩa chíp chíp trở thành món mồi nhậu vô cùng hấp dẫn giữa chiều hè oi ả, nóng bức của miền Trung.
Theo Thanhnien
6 tác dụng của rau mầm đối với sức khỏe trẻ nhỏ Rau mầm là loại rau khá bổ dưỡng, thường được nhiều bà mẹ sử dụng để chế biến thành các món ăn ngon cho cả gia đình. Với trẻ nhỏ, tác dụng của rau mầm còn được thể hiện rõ thông việc hỗ trợ hệ tiêu hóa Trong những năm gần đây, rau mầm trở thành món ăn khá phổ biến, thường xuất...