Nuôi rồng Nam Mỹ, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm
Sở hữu trại nuôi rồng Nam Mỹ với hơn 50 con, mỗi năm, ông Nguyễn Phước Đạt (44 tuổi, ngụ P.5, TP. Vĩnh Long, Vĩnh Long) thu nhập trên 200 triệu đồng.
Rồng Nam Mỹ (tên khoa học là Iguana) thường sống ở các khu vực nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, nhiều nhất là vùng Caribe. Tuy dáng vẻ xù xì, hung tợn nhưng tính tình lại rất hiền lành, thông minh, màu sắc bắt mắt nên được người yêu thú cưng ưa thích.
Một con rồng Nam Mỹ đực có kích thước khủng nhất trại của ông Đạt. Ảnh DUY TÂN
Ông Đạt vốn có công việc ổn định với mức thu nhập khá ở một công ty dược, nhưng khi biết đến rồng Nam Mỹ, ông đâm ra đam mê rồi quyết định nghỉ việc, mở trại nuôi từ năm 2020. Nhà có mở quán cà phê nên tôi mua một cặp rồng Nam Mỹ về nuôi làm kiểng. Sau đó, chúng sinh sản được 38 trứng, tôi tìm hiểu trên mạng rồi cho ấp trứng. Thật bất ngờ, tỷ lệ trứng nở đạt 100%, bán có tiền nhiều. Từ đó, tôi quyết định nghỉ việc ở công ty, về nhà mở trại nuôi để bán con giống”, ông Đạt nói.
Video đang HOT
Mặt mày xù xì, trông có vẻ hung tợn nhưng rồng Nam Mỹ hiền lành. Ảnh DUY TÂN
Theo ông Đạt, rồng Nam Mỹ là loài bò sát nên sức đề kháng tốt, ít bệnh tật. Nguồn thức ăn cũng dễ tìm, chủ yếu là lá rau muống, bí rợ, cà rốt, chuối, mít… kèm men tiêu hóa và dinh dưỡng để chúng khỏe mạnh. “Thức ăn được tôi xắt bằng máy thành miếng nhỏ, sau đó trộn ra dĩa kèm thêm men và chất dinh dưỡng bổ sung cho ăn. Ăn bí rợ thì rồng mau lớn, cà rốt hỗ trợ lên màu”, ông Đạt tiết lộ.
Rồng Nam Mỹ Hypo với màu sắc đẹp mắt, giá tiền triệu mỗi con. Ảnh DUY TÂN
Chuồng trại cho vật nuôi này vô cùng đơn giản, không chiếm nhiều diện tích. Người nuôi chỉ cần thiết kế chuồng bằng sắt và lưới có kích thước tương ứng với chiều dài của rồng. Đối với con cái sinh sản, mỗi chuồng có thể nuôi từ 3 – 5 con. Riêng con đực có đặc tính chiếm hữu lãnh thổ nên không thể nuôi chung mà mỗi con phải nuôi chuồng riêng.
Chia sẻ bí quyết nuôi rồng mau lớn, lên màu đẹp, ông Đạt cho biết phải đảm bảo 3 yếu tố: nhiệt độ, môi trường, nguồn thức ăn. Rồng Nam Mỹ nuôi gần 2 năm thì sinh sản. Mùa sinh sản rơi vào đầu tháng 10, kéo dài đến tháng 12. Tùy theo kích cỡ và thể trạng, chúng có thể đẻ từ 20 – 70 trứng, tỷ lệ ấp nở đạt trên 80 – 90%. “Thời gian ấp trứng khoảng 5,5 tháng thì nở. Trong thời gian rồng con được 2 tuần tuổi, hằng ngày tắm nắng sáng cho chúng để quen nhiệt độ và phát triển hệ xương, hệ tiêu hóa”, ông Đạt tiết lộ.
Rồng Nam Mỹ đột biến màu sắc đẹp mắt. Ảnh DUY TÂN
Hiện ông Đạt nhân giống bán những dòng phổ thông như Hypo, Abino, Green, Red… Trong đó, dòng Green, Red được bán số lượng nhiều nhất bởi hợp túi tiền của người chơi. Giá con rồng con khoảng 1 tuần tuổi từ 500.000 đến hơn 2,5 triệu đồng/con (tùy loại). Nhờ bán con giống, ông Đạt có thu nhập trên 200 triệu đồng mỗi năm.
Rồng Nam Mỹ chỉ ăn thực vật như rau, củ. Ảnh DUY TÂN
Không chỉ cung cấp con giống rồng Nam Mỹ, ông Đạt còn sở hữu những con rồng có độ tuổi, kích thước lớn với giá bán từ vài triệu đến hơn 20 triệu đồng mỗi con.
Thế giới ghi nhận loài nhện thứ 50.000
Một loài nhện mới, với tên khoa học là Guriurius minuano, vừa được phát hiện ở Nam Mỹ, đưa tổng số loài nhện được biết đến trên thế giới tính đến ngày 6/4 lên 50.000 loài.
Guriurius minuano được ghi nhận là loài nhện thứ 50.000 trên thế giới. Ảnh: sciencealert.com
Nhện Guriurius minuano đã được Danh mục Các loại nhện trên thế giới (World Spider Catalog), tổ chức có trụ sở tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Bern ở Thụy Sĩ, ghi danh vào ngày 6/4 vừa qua.
Guriurius minuano thuộc họ Salticidae, sống ở miền Nam Brazil, Uruguay và Argentina, thường được biết đến với tên gọi "nhện nhảy" vì khả năng bật cao gấp 6 lần chiều dài cơ thể. Loài nhện này do nhà nhện học Kimberly S. Marta và các đồng nghiệp ở Brazil phát hiện và được đặt theo tên của người Minuane bản địa cổ xưa.
Những mô tả khoa học đầu tiên về loài nhện được thực hiện vào năm 1757. Sau 265 năm, số lượng loài nhện được xác định trên thế giới đã tăng lên 50.000 loài. Tuy nhiên, với việc ngày càng nhiều loài nhện mới được phát hiện, các nhà nghiên cứu cho rằng vẫn còn 50.000 loài nhện khác chưa được biết đến trong tự nhiên và quá trình khám phá ra số loài nhện này có thể chỉ cần đến tối đa 100 năm.
Theo Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Bern, nhện là loài động vật săn mồi quan trọng nhất trong môi trường sống trên cạn của Trái đất, vì thế cần đánh giá đúng mức ý nghĩa sinh thái của chúng. Nhện ăn khoảng 400 đến 800 triệu tấn côn trùng mỗi năm, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa quần thể côn trùng. Do đó, nhện cũng có vai trò quan trọng đối với con người.
Ngắm Thùy Tiên 'biến hóa' qua nhiều phong cách trang điểm Hoa hậu Thùy Tiên được các chuyên gia trang điểm bản địa biến hóa nhan sắc trong chuyến công tác Nam Mỹ. Trong một hoạt động ở Colombia, Thùy Tiên gây ấn tượng với hình ảnh mới mẻ. Diện mạo của Hoa hậu Hòa bình quốc tế 2021 biến hóa khác lạ dưới bàn tay của chuyên gia makeup bản địa. Mỹ nhân...