Nuôi rắn vi voi ít rủi ro, anh nông dân An Giang cầm trên tay toàn con to, chưa bao giờ lo dội chợ
Nhận thấy giá trị kinh tế, tận dụng diện tích bồn nuôi có sẵn và nguồn thức ăn từ lươn thuần bị hao hụt, anh Nguyễn Văn Sửu-thường được bà con gọi là anh Bửu, ngụ ấp Tân Hậu A2, xã Tân An (TX Tân Châu, tỉnh An Giang) đã tiên phong đem con rắn ri voi về nuôi và hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển.
Trước đây, anh Sửu đã từng nuôi rắn ri voi, nhưng chỉ vài con, đến tháng 9 âm lịch năm 2020, anh đã quyết định nuôi 10 bồn rắn ri voi, mỗi bồn anh thả nuôi 110 con.
Khu bồn xi măng nuôi rắn ri voi của gia đình anh Nguyễn Văn Sửu, ngụ ấp Tân Hậu A2, xã Tân An (TX Tân Châu, tỉnh An Giang).
Do thời điểm anh Sửu bắt đầu nuôi vào mùa đông và chưa hiểu rõ về đặc tính của loài rắn này, nên số lượng nuôi đã bị hao hụt, hiện còn 700 con rắn ri voi.
Qua quá trình chăm sóc, anh Sửu nhận thấy rằng, rắn ri voi là loại tự nhiên, nên khi về nuôi trong bồn cần tạo môi trường tự nhiên để rắn trú ẩn. Vì vậy, trong bồn nuôi anh rắn thả bắp và những ống nước nhỏ vào.
Rắn có nơi trú ẩn, ít bị tác động của môi trường mặc dù nuôi trên nền xi măng, nên rắn đang phát triển rất tốt.
Rắn ri voi do anh Sửu nuôi đang phát triển tốt. Ảnh: Thùy Trang.
Anh Nguyễn Văn Sửu, xã Tân An, chia sẻ: “Tôi thấy con rắn ri voi có giá bán cũng ổn định. Thức ăn cho rắn ri voi thì có con lươn. Trong quá trình nuôi lươn thuần có hao hụt. Những con lươn yếu, lươn chết mình làm mồi cho rắn ri voi. Làm như thế đỡ phần chi phí thức ăn cho đàn rắn”.
Video đang HOT
Anh Sửu tạo môi trường tự nhiên nuôi rắn ri voi – Ảnh: Thùy Trang
Nghề nuôi rắn ri voi được đánh giá là một nghề ít rủi ro, bởi rắn ri voi không chỉ có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh mà còn dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp, trong khi đầu ra lại rất ổn định.
Rắn ri voi nuôi khoảng một năm thì có trọng lượng khoảng 1 kg và có thể cho sinh sản. Rắn ri voi đẻ một lần từ 10 đến 20 con và nuôi thêm một tháng thì có thể xuất bán rắn giống.
Chính vì những điều thuận lợi này mà anh Sửu quyết định mở rộng diện tích nuôi rắn ri voi và hứa hẹn mang lại lợi nhuận kinh tế cao.
Có thể thấy, nuôi rắn ri voi mang đến lợi nhuận cao, nhưng tâm lý nuôi loài động vật này của nông dân còn nhiều e ngại, nên mô hình nuôi rắn vẫn chưa phổ biến. Sự lựa chọn và thêm hướng đi mới trong nuôi rắn ri voi của anh Nguyễn Văn Sửu, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai không xa.
Bình Dương: Trồng cây cảnh, toàn cây dáng độc lạ, nhiều người đến xem, ông nông dân "làm chơi ăn thật"
Anh Nguyễn Tấn Lộc (phường Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) ban đầu trồng cây cảnh để thỏa mãn niềm đam mê.
Nhưng trồng được cây nào, khách đến chơi lại hỏi mua cây đó. Thấy "làm chơi mà ăn thật", anh bắt đầu kinh doanh cây cảnh từ đó
Từ niềm đam mê trồng cây cảnh
Chúng tôi gặp anh Nguyễn Tấn Lộc (phường Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) trong một buổi sáng nắng ấm giữa không gian vườn với những cây linh sam, nguyệt quế, sanh, kim quýt được uốn rất khéo.
Tham quan vườn cây cảnh nghệ thuật của anh Lộc, chúng tôi được biết, để có một cây cảnh có giá trị kinh tế và tính thẩm mỹ cao thì người làm cây cảnh phải có niềm say mê và sự khéo léo...
Anh Nguyễn Tấn Lộc ((phường Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) cẩn thận tỉa từng chiếc lá, uốn nắn cây cảnh tạo ra dáng kiểng mình yêu thích.
Cẩn thận tỉa từng chiếc lá, uốn từng dáng thế rồi nâng niu những nhánh rễ non vừa mới buông khỏi thân cây cảnh, anh Lộc chia sẻ: "Khu vườn này có vài chục loại cây khác nhau. Để cho ra tác phẩm kiểng đẹp, ngoài niềm đam mê, người chơi kiểng cần phải đặt cái tâm của mình vào trong cây kiểng. Tinh túy hơn là người chơi phải hiểu và nắm rõ thuộc tính của các loại cây cảnh để từ đó chăm sóc cũng như uốn nắn kiểng hợp theo các dáng kiểng mình yêu thích...".
Theo anh Lộc, bên cạnh sự phá cách thế chơi kiểng hiện nay, anh vẫn còn giữ những dáng cây cảnh bonsai cơ bản, như: Dáng trực, dáng xiên, nghiêng dáng tà là, dáng hoàng, dáng huyền...
Hiện vườn cây cảnh của anh Lộc có rất nhiều loại kiểng khác nhau. Mỗi cây, mỗi chậu đều là một tác phẩm nghệ thuật sắc sảo vừa thâm trầm, kín đáo, vừa kiểu cách, thể hiện sự tài hoa lịch lãm của người chơi.
Mặc dù bận công việc kinh doanh, nhưng vì niềm đam mê cây cảnh mãnh liệt mà mỗi lần nghe bạn bè báo tin có cây nào đẹp, đặc biệt là kiểng cổ, bonsai là anh Lộc liền tìm đến ngay, không bỏ lỡ cơ hội sở hữu 1 cây kiểng đẹp.
Anh Lộc cho rằng, trồng cây cảnh ngoài niềm đam mê còn phải mạnh dạn đầu tư và kiên nhẫn. Vì cây cảnh không như những loại cây khác, bởi có khi vài ba tháng không bán được cây nào nhưng có ngày lại bán được cả chục triệu đồng.
Để có một vườn cây cảnh đẹp như hôm nay anh đã phải trải qua nhiều thăng trầm, có lúc tưởng chừng không thể theo đuổi được. Nhưng với niềm đam mê cây cảnh, anh đã áp dụng phương châm "lấy ngắn nuôi dài", số tiền bán cây cảnh mỗi năm lại được anh dành để đầu tư tiếp.
"Những cây cảnh nghệ thuật trong vườn hầu hết được tôi trồng, sáng tạo từ những cây phôi. Sau khi mua về, tôi dành thời gian cắt tỉa, chăm sóc cho đến khi trở thành cây hoàn thiện đưa ra thị trường tiêu thụ", anh Lộc chia sẻ.
Ngoài cây cảnh trồng trong chậu, anh Lộc còn có nhiều cây cảnh dạng phôi đang được trồng dưới đất từ chiết, ghép, ươm hạt và đang chuẩn bị thu hoạch vài trăm cây.
Từ diện tích 400m2 ban đầu, đến nay vườn cây cảnh của anh đã được nhân rộng lên gần 2.000m2 gồm vườn ươm, nơi trưng bày, mua bán sản phẩm và kinh doanh vật tư chuyên dụng cho cây cảnh.
Vườn cây nghệ thuật của anh cho doanh thu trung bình hàng năm vài trăm triệu đồng, đã giúp anh cải thiện đời sống gia đình hơn trước.
... Đến "truyền lửa" cho người yêu cây cảnh
Việc thành lập Câu lạc bộ (CLB) Cây cảnh nghệ thuật Thành Lộc (năm 2012) không ngoài mục đích tạo sân chơi cho những người đam mê nghệ thuật cây cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
CLB là nơi để họ thường xuyên gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật trồng cây cảnh, chăm sóc, nghệ thuật uốn tỉa cây cảnh... Qua đó, các hội viên sẽ tiếp tục tạo ra những tác phẩm nghệ thuật cây cảnh tiêu biểu, những mô hình hay, có hiệu quả kinh tế cao để truyền đạt cho bà con.
Trên cương vị chủ nhiệm CLB, anh luôn hết mình chia sẻ những kinh nghiệm trồng cây cảnh mà mình có được với các hội viên, những người có cùng sở thích.
Thời gian qua, mỗi khi nghe có thông tin trưng bày cây cảnh, hội chợ nông nghiệp hay các cuộc thi cây cảnh, anh Lộc đều mang những sản phẩm của mình và của các thành viên trong CLB đến trưng bày và giới thiệu sản phẩm nhằm hướng đến một thương hiệu được mọi người tin tưởng.
Được biết, anh Lộc rất nhiệt tình trong các hoạt động của địa phương, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng cây cảnh cho mọi người.
Anh Nguyễn Tấn Lộc xứng đáng được UBND tỉnh Bình Dương công nhận là nghệ nhân thuộc ngành nghề tiểu cảnh, bonsai; gương điển hình tiên tiến tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh và nhiều giấy khen của các cấp, các ngành,
Các gia đình giao nộp cá thể khỉ quý hiếm để thả về rừng Sau khi được vận động, các hộ dân đang nuôi nhốt động vật hoang dã tại Quảng Bình đã tự nguyện giao nộp 3 cá thể khỉ quý hiếm nhằm mục đích cứu hộ để thả về môi trường tự nhiên. Ngày 8/1, thông tin từ Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Ban quản lý Vườn Quốc...