Nuôi ong “du mục” để “nhả” ra thứ mật ngọt ngào, nữ nông dân Thủ đô thu tiền tỷ
Dựa vào đặc điểm khí hậu 4 mùa trong năm của các vùng mà di chuyển đàn ong đến để ăn phấn hoa, giúp ong “nhả” ra thứ mật ngọt, đậm chất thiên nhiên nhất.
Đó là cách làm độc đáo nhưng cũng đầy gian nan của chị Chu Thị Vinh – chủ cơ sở ong mật Vinh Hoa (xã Đồng Thái, Ba Vì, Hà Nội).
“Sự kết hợp tuyệt vời từ thiên nhiên”
Trò chuyện với PV Báo NTNN, chị Chu Thị Vinh cho biết, gia đình chị đã có 20 năm trong nghề nuôi ong lấy mật. Chị thấy vùng đất Ba Vì có nhiều lợi thế, không khí trong lành, hoa trái 4 mùa và có hệ thống thực vật phong phú, rất thích hợp để nuôi ong.
Theo chị Vinh “nếu thời tiết thuận lợi, sản lượng khai thác mật ong ổn định, cơ sở có doanh thu khoảng 3 tỷ đồng”. Ảnh: M.N
Chị Vinh tiết lộ, chồng chị cũng đang công tác Trung tâm Nghiên cứu ong (thuộc Viện Chăn nuôi). Từ những tiềm năng sẵn có của Ba Vì, vợ chồng chị đã quyết định đầu tư nuôi ong.
“Trong suốt gần 20 năm, cơ sở nuôi ong của chúng tôi đã phát triển đàn ong trên diện rộng. Hiện nay, cơ sở đang duy trì từ 600 đến 800 thùng ong, trong đó có trên 100 đàn ong nội còn lại chủ yếu là ong ngoại” – chị Vinh chia sẻ.
Hiện cơ sở ong mật Vinh Hoa luôn duy trì từ 600 đến 800 thùng ong
Sau nhiều năm nuôi ong, cũng như “học lỏm” được kinh nghiệm và kiến thức nuôi ong từ người chồng. Đến nay, chị Vinh đã có thể tự mình nắm rõ đặc tính và những biểu hiện bệnh của đàn ong, biết chúng cần gì trong từng mùa để nuôi ong đạt hiệu quả cao.
Năm 2014, với kỳ vọng mang đến những sản phẩm sạch, chất lượng từ mật ong trên thị trường, chị Vinh đã đăng ký sản xuất mật ong thiên nhiên theo tiêu chuẩn VietGAP đối với cơ sở ong mật Vinh Hoa.
Video đang HOT
Năm 2019, sản phẩm “Mật ong sữa chúa” của cơ sở ong mật Vinh Hoa đã được thành phố Hà Nội chấm là sản phẩm OCOP 3 sao.
Theo đó, để mật đạt chất lượng sạch, thơm, hàng năm, gia đình chị Vinh đã thực hiện nuôi ong theo từng mùa hoa. Vào mùa nhãn, vải, ong được nuôi ở khu vực huyện Ba Vì, Sơn Tây để ong có thể ăn hoa nhãn, vải ở khu vực này. Sau khi hết mùa nhãn, vải, đàn ong lại đưa sang tỉnh Phú Thọ để ăn mật keo. Đến mùa thu và mùa đông, đàn ong lại được di chuyển lên khu vực Mộc Châu (tỉnh Sơn La), nơi có nhiều vườn mơ, mận; nương ngô, cải…
Với cách nuôi ong công phu, hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, các sản phẩm từ mật ong thiên nhiên của gia đình chị Vinh được người tiêu dùng đánh giá cao. Chị Vinh cho biết, mỗi năm, cơ sở ong mật của chị xuất ra thị trường khoảng 60 đến 70 tấn mật. Tuy nhiên, đối với những năm thời tiết không thuận lợi, sản lượng mật giảm tương đối mạnh, chỉ khai thác được khoảng 10 tấn. “Đối với nghề nuôi ong mật, yếu tố thời tiết là rất quan trọng. Có năm, khí hậu ưu đãi, sản lượng khai thác mật lớn, doanh thu có thể lên tới 3 tỷ đồng” – chị Vinh cho hay.
Nâng tầm ong mật Vinh Hoa
Hiện nay, cơ sở ong mật Vinh Hoa đang sản xuất nhiều sản phẩm mật ong có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, với 11 loại như: Mật ong bánh tổ, mật ong thiên nhiên, mật ong hoa rừng, mật ong hoa nhãn, mật ong hoa vải, mật ong hoa bạc hà, mật ong sữa chúa, sữa ong chúa đông khô, sữa ong chúa tươi, phấn hoa, sáp ong…
Đối với số lượng đàn ong như hiện tại, cơ sở ong mật Vinh Hoa có thể sản xuất từ 60 đến 70 tấn mật/năm.
Bên cạnh việc cung cấp sản phẩm cho một số đơn vị để làm dược phẩm, thuốc, cơ sở của gia đình chị Vinh còn cung cấp cho các công ty của Hàn Quốc và Nhật Bản để làm bánh gạo mật ong.
Theo chị Vinh, mỗi sản phẩm mật ong đều mang lại tác dụng riêng biệt. Đơn cử như mật ong sữa chúa có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, tăng hoạt động trí não, có tác dụng tốt đối với một số bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, sinh dục, thấp khớp…
Đối với mật ong bánh tổ lại có tác dụng dùng để chế biến thực phẩm, làm bánh kẹo, bánh dẻo, bánh nướng, mứt, kem, sữa chua, làm dăm bông… Loại mật này còn dùng trong mỹ phẩm, đắp mặt nạ, giữ cho da tươi tắn, mịn màng, đỡ nám..
Năm 2019, cơ sở ong mật của gia đình chị Vinh đã được TP.Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 3 sao.
“Tham gia Chương trình OCOP là cơ hội để cơ sở của chúng tôi tiếp cận, tìm được nhiều thị trường lớn, tiềm năng để hợp tác, tiêu thụ sản phẩm” – chị Vinh nói.
Thái Nguyên: Một nông dân phát tài nhờ nuôi loài thú cứ 1 năm vật ra cắt thứ này bán đắt tiền
Nhờ nuôi hươu lấy nhung, bán hươu giống, anh Ngô Văn Hùng - Giám đốc HTX nuôi hươu Hội Cựu chiến binh Trọng Hùng Tân Hòa (xóm Tè, xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) không chỉ phát triển kinh tế gia đình, mà còn giúp các hội viên trong hợp HTX có thu nhập ổn định.
Nói về mô hình nuôi hươu sao lấy nhung trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, phải nhắc đến anh Ngô Văn Hùng, người đầu tiên mạnh dạn phát triển mô hình nuôi hươu sao lấy nhung tại địa phương. Hiện nay, anh Hùng là Giám đốc HTX nuôi hươu Hội Cựu chiến binh Trọng Hùng Tân Hòa (xóm Tè, xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, Thái Nguyên)
Anh Hùng bắt đầu thành lập HTX nuôi hươu từ năm 2017 với 7 thành viên.
Anh Hùng cho biết, anh từng có thời gian tham gia quân ngũ từ năm 1992 - 1994. Sau khi xuất ngũ trở về, anh làm thầu xây dựng ở nhiều nơi với nguồn thu nhập khá ổn định. Tuy nhiên, anh vẫn muốn trở về địa phương phát triển kinh tế gia đình để có điều kiện gần vợ con.
Phú Yên: Nuôi loài rắn dài ngoẵng ăn ít, đưa tay vơ được cả đống, cứ bán 1 con thu 800 ngàn đồng
Sau khi tìm hiểu trên mạng về một số mô hình nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh quyết định từ bỏ công việc trước đây và phát triển mô hình nuôi hươu sao lấy nhung.
Năm 2017, anh thanh lập HTX nuôi hươu Hội Cựu chiến binh Trọng Hùng Tân Hòa với 7 thành viên ban đầu. Đến nay, HTX đã phát triển số lượng lên 12 thành viên, trong đó hầu hết đều là những cựu chiến binh.
Theo anh Hùng, hươu là loài động vật hoang dã nên điều kiện sống tương đối đơn giản, ít bị bệnh. Bởi vậy, nuôi hươu không phải đầu tư quá nhiều cho việc xây dựng chuồng trại, mà chỉ mất tiền đầu tư con giống ban đầu.
Thức ăn của hươu chủ yếu là cỏ, hoa quả và lá cây tươi. Trung bình mỗi ngày, một con hươu ăn từ 5 - 6kg cỏ và khoảng 500 gram hoa quả. Cần chú ý không nên cho hươu ăn quá nhiều tinh bột vì hươu dễ bị đầy bụng.
Gia đình anh Hùng hiện đang nuôi tất cả 10 con hươu sao.
Mùa xuân là thời gian hươu nhú lộc nhung. Lúc này mới cho hươu ăn thêm tinh bột để nhung hươu được mập mạp, đẹp và nhiều chất dinh dưỡng. Sau khoảng 50 - 60 ngày lên nhung, sẽ tiến hành cắt và thu hoạch nhung.
Hiện nay gia đình anh đang nuôi 10 con hươu sao và là một trong những hộ nuôi nhiều nhất của HTX.
Anh Hùng cắt cỏ làm thức ăn cho hươu.
Theo anh Hùng, bên cạnh việc nuôi hươu lấy thịt, HTX nuôi hươu Hội Cựu chiến binh Trọng Hùng Tân Hòa còn bán con giống, nhung hươu và nhiều sản phẩm giá trị khác từ hươu như cao hươu, huyết nhung hươu. Các sản phẩm này đều có tem nhãn truy xuất nguồn gốc.
Anh Hùng cho biết, thời gian nuôi hươu để lấy nhung tốt nhất là 5 năm, khi đó nhung hươu sẽ đạt trọng lượng tối đa với giá bán có thể lên tới 24 triệu đồng/cặp. Ngoài ra, với mỗi con hươu giống, anh Hùng có thể thu lãi từ 10 - 12 triệu đồng/con. Thậm chí, anh có thể thu lãi 15-16 triệu đồng/con nếu con giống đẹp.
Hiện tại HTX có một số sản phẩm chính từ hươu như thịt hươu, cao hươu, huyết nhung hươu, nhung hươu...
Hiện tại, sản phẩm cao hươu và huyết nhung hươu đang được HTX bán với giá 500.000 dồng/lạng, thịt hươu có giá 400.000 đồng/kg. Sản phẩm giá trị nhất là nhung hươu được bán với giá 2,2 triệu đồng/lạng.
Anh Hùng cho biết thêm, trong năm tới, anh sẽ đăng ký 2 sản phẩm OCOP là thịt hươu và nhung hươu do có nguồn sản phẩm dồi dào và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Một trong những sản phẩm có giá trị cao từ hươu của HTX hiện nay là nhung hươu ngâm mật ong.
Ngoài các sản phẩm từ hươu, HTX Trọng Hùng còn có nhiều loại sản phẩm khác như mật ong, nước dứa ép...
Bên cạnh việc nuôi hươu, HTX nuôi hươu Hội Cựu chiến binh Trọng Hùng Tân Hòa còn sản xuất nhiều sản phẩm khác như mật ong, gà, chim bồ câu, nước ép dứa... với doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên trong HTX.
Một HTX có lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng/năm nhờ làm nông trại "sạch" từ A-Z "Sạch" từ trồng đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến... là những gì bà con huyện Đăk Hà đang thực hiện, để xây dựng một nông trại hữu cơ hoàn chỉnh. Sạch ngay từ đầu Trên mảnh đất cằn cỗi, và những vườn cao su hết chu kỳ khai thác, đất trồng sắn bạc màu... mấy năm qua, các xã viên HTX Nông...