Nuôi ốc đặc sản, cho ăn toàn thứ bỏ đi, tới nó mùa đẻ cản không kịp, trai làng Long An bán “mỏi cả tay”
Bỏ 7 triệu đồng mua giống ốc bươu đen (ốc nhồi) về nuôi trong ao lót bạt ngoài vườn, anh Lê Minh Đức (xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) tới mùa thu hoạch bán ốc giống, ốc thịt mỗi ngày không dứt.
Hiện, anh Lê Minh Đức (xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) có khoảng 30 vèo lưới, ao lót bạt nuôi ốc bươu đen trong nhà màng. Trại nuôi ốc bươu đen đặc sản này thành lập hơn 1 năm nay.
Anh Lê Minh Đức (xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) trong khu nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi). Ảnh: Trần Đáng
Nuôi ốc bươu đen dày đặc trong vèo lưới
Ở miền Tây Nam Bộ, việc ương, nuôi ốc bươu đen trong vèo không lạ. Tuy nhiên, ương, nuôi dày đặc như kiểu như anh Đức, tôi chưa thấy bao giờ.
Nhớ lại giây phút đầu nhìn thấy ốc bươu đen giống trong vèo của anh Đức, tôi “nổi da gà”.
Cả triệu con ốc bươu đen giống đen xẩm, nhỏ bằng đầu ngón tay út lúc nhúc, dày đặc trên mặt vèo. Chỉ cần đưa tay xuống vèo, anh Đức đã hốt được cả nắm ốc bươu đen giống.
Anh Đức chia sẻ, anh nuôi ốc bươu đen chủ yếu học kinh nghiệm từ các mô hình hiệu quả qua Internet. Việc nuôi ốc trong vèo dễ kiểm soát đầu con, hiệu quả đến 80%.
Trước đây, khu đất trại ốc này là đất hoang. Thấy hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi ốc tốt, anh Đức đã cho xe vào múc đất thành ao ương, nuôi ốc.
Theo anh Đức, thổ nhưỡng đất vùng biên này nuôi ốc bươu đen đạt năng suất, chất lượng.
Tuy nhiên, cái chính là kỹ thuật nuôi ốc bươu đen dày đặc trong vèo.
Anh Đức cho biết, làm mô hình này, người nuôi phải có nguồn nước sạch. Đồng thời, phải thay nước trong vèo thường xuyên.
Hiện, anh Đức dùng nước giếng để nuôi ốc bươu đen.
Video đang HOT
Ương, nuôi ốc bươu đen dày đặc trong trại của anh Đức. Ảnh: Trần Đáng
“Ốc bươu đen là loại ốc sống sạch. Vì vậy, ngoài nguồn nước nuôi phải sạch, còn cần thường xuyên khử mùi nước trong vèo bằng men vi sinh”, anh Đức chia sẻ.
Không chỉ nguồn nước, thức ăn cho ốc cũng phải sạch. Trong trại nuôi ốc bươu đen của anh Đức, thức ăn chính của ốc là bèo cám.
Trước khi cho ốc ăn, bèo cám được ngâm khử khuẩn bằng thuốc tím.
Theo anh Đức, bèo cám là thức ăn tăng trọng rất nhanh cho ốc. Mỗi ngày, trại ốc này tốn mất một bao bèo cám nặng 50kg.
Anh Đức chia sẻ, ương, nuôi ốc bươu đen ngại nhất là ốc bị bệnh sưng vòi.
Mô hình nuôi ốc bươu đen trong vèo của anh Đức. Ảnh: Trần Đáng
“Gặp tình trạng này tôi dùng thuốc khử khuẩn cho ếch giống để khử khuẩn cho ốc bươu đen. Rất hiệu quả!”, anh Đức thổ lộ.
Ốc bươu đen giống nuôi 3 tuần là thu hoạch bán 200 đồng/con.
Hiện, mỗi vèo có khoảng 200.000 con ốc bươu đen giống. Doanh thu mỗi vèo khoảng 40 triệu đồng.
Kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen sống khỏe
Ở xã Mỹ Thạnh Tây, bà con nông dân chủ yếu nuôi và vỗ béo bò thịt. Đây là vật nuôi giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giả.
Tuy nhiên, từ khi anh Đức đưa giống ốc bươu đen về nuôi, con ốc này trở thành vật nuôi cho tín hiệu kinh tế rất tốt.
Anh Đức cho biết, vào cao điểm, anh có thể thu vài triệu đồng mỗi ngày nhờ bán trứng ốc bươu đen.
Với ốc giống, sau một năm nuôi, anh Đức bán khoảng 500.000 con giống. Giá ốc bươu đen giống 200-300 đồng/con.
Anh Đức cho biết, trong năm giá ốc thịt khá ổn định. Anh tính, giá ốc bươu đen thịt 30.000 đồng/kg là người nuôi đã có lời.
“Hiện mỗi ngày, tôi bắt 5-7kg ốc thịt cho vợ đi bán ở chợ. Với giá ốc bươu đen 60.000-70.000 đồng/kg, gia đình tôi sống khỏe”, anh Đức bộc bạch.
Thời gian qua, nông dân nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) khá yên tâm vỉ giá ốc ổn định. Ảnh Trần Đáng
Anh Đức chia sẻ, ban đầu với vốn 7 triệu đồng mua ốc giống về nuôi, giờ anh có trại ốc giống lên đến cả triệu con.
Càng nuôi, ốc càng sinh sản. Thậm chí, anh Đức cho rằng, với tốc độ bán như hiện nay, anh sẽ bán mãi mà không hết ốc bươu đen trong trại.
Hậu Giang: Nuôi con đặc sản này dưới vườn cà na, hóa ra bán lại đắt tiền
Để tận dụng được diện tích mặt nước trong vườn trồng khóm và trồng cây cà na Thái, anh Lê Thanh Sơn ấp Thạnh Xuân, xã Hỏa Tiến, TP Vị thanh (tỉnh Hậu Giang) đã tận dụng ao, mương quanh nhà để nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) thương phẩm và ốc bưu đen giống cho thu nhập ổn định.
Hỏa Tiến là xã vùng sâu của TP Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang), thu nhập chính của bà con nông dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng cây khóm, cây ăn trái.
Anh Lê Thanh Sơn bên vèo nuôi ốc bươu đen bố mẹ ở ấp Thạnh Xuân, xã Hỏa Tiễn, TP Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang).
Để tận dụng được diện tích mặt nước trong vườn khóm và cây cà na thái anh Lê Thanh Sơn ấp Thạnh Xuân, xã Hỏa Tiến, TP Vị thanh đã tận dụng ao, mương quanh nhà để nuôi ốc bươu đen thương phẩm và ốc bươu đen giống.
Anh Thanh Sơn canh tác 1 ha đất trồng khóm xen cây cà na Thái trên bờ, dưới mương nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi).
Anh chỉ sử dụng hơn 2.000 m2 mặt nước để nuôi ốc bươu đen đã giúp gia đình có thu nhập trên 12 triệu đồng mỗi tháng từ bán ốc bươu đen thịt và ốc bươu giống.
Anh Sơn cho biết thêm trước đây ao chủ yếu là để chứa nước tưới cho cây trồng. Khoảng 2 năm trước đây tình cờ được một người bạn giới thiệu và hướng dẫn kỹ thuất nuôi ốc bươu đen, nên anh bắt đầu nuôi.
Một hai vụ đầu do chưa có kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen nên việc thả nuôi gặp rất nhiều khó khăn, hao hụt nhiều. Tuy nhiên, do đam mê nên anh học hỏi thêm kỹ thuật nuôi ốc bươu đen trên báo đài và đến nay anh đã thành công mô hình nuôi ốc bươu đen tại vùng đất Hỏa Tiến.
Theo anh Sơn, nuôi ốc bươu đen rất nhàn, nhẹ công chăm sóc, không tốn chi phí thức ăn. Nguồn thức ăn của ốc bươu đen có sẵn tại vườn nhà như: Mít, khóm, mướp, lá khoai mì và đặc biệt là bèo cám...
Ốc bươu đen con khi mới nở thì đem thả trong vèo rồi nuôi dưỡng khoảng một đến hai tháng, sau đó thả ra ngoài ao cho chúng tự tìm thức ăn sinh sống khoảng ba đến bốn tháng là có thể xuất bán ốc thịt.
Vèo ốc bươu đen 2 tháng tuổi của anh Thanh Sơn tại xã Hỏa Tiến, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Ốc bươu đen là con đặc sản đang được thị trường ưa chuộng.
Với cách nuôi ốc bươu đen từ con nhỏ như vậy, tỷ lệ sống đạt trên 90%. Hiện tại anh Thanh Sơn đang thả nuôi trên 50.000 còn ốc bươu đen lớn nhỏ đủ kích cỡ.
Trung bình mỗi tháng anh bán được 150 - 200 kg ốc bươu đen thịt với giá 50.000 đồng/kg và 10.000 - 15.000 con ốc bươu đen giống với giá 400 đồng/con, thu được trên 12 triệu/tháng.
Nhận thấy mô hình nuôi ốc bươu đen đặc sản hiệu quả, nên bà con địa phương và các tỉnh lân cận tìm đến tham quan mô hình của anh Sơn và có nhu cầu nhân rộng.
Vậy là từ đó anh Sơn bắt đầu ấp trứng ốc bươu đen. Theo anh Sơn, ốc bươu đen đẻ quanh năm, nhiều nhất là vào mùa mưa.
Để tỷ lệ ốc con nở đạt cao hơn, anh thu trứng ốc bươu đen đẻ ngoài ao để vào thùng ấp và thành công khi cho trứng ốc nở theo ý muốn.
Ốc bươu đen là con đặc sản đang thịnh hành trong các nhà hàng, quán ăn và dần trở thành món đặc sản.
Vì vậy, tận dụng diện tích mặt nước trong các mương vườn để nuôi ốc bươu đen đặc sản là hướng đi triển vọng vừa tăng thu nhập vừa nâng cao giá trị trên cùng diện tích đất.
Gia Lai: Nhìn như ao hoang, cỏ mọc rậm rạp, ngờ đâu lại "vớt" được 400 triệu/năm nhờ nuôi ốc đặc sản "siêu đẻ" Nhờ nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) kết hợp nuôi cá mà chị Trần Thị Ánh Hương (thôn An Thạch, xã Xuân An, TX An Khê, tỉnh Gia Lai) thu nhập gần 400 triệu đồng/năm. Gia đình chị Hương có 2 ao cá rộng khoảng 2.000 m2. Năm 2007, chị bắt được mớ ốc bươu đen rồi đem thả xuống ao. Không ngờ...