Nuôi nhốt “thủy quái” vào lồng trên sông Lô, cả làng kiếm bộn tiền
Cá chiên-1 trong 5 loài cá quý hiếm ( ngũ quý xứ Tuyên) trên hệ thống sông Lô, sông Gâm đang được nhiều nông dân tỉnh Tuyên Quang đưa vào nuôi nhốt trong lồng. Cũng nhờ nuôi loài “thủy quái” này mà nhiều hộ dân xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa khấm khá hẳn lên.
Những năm gần đây, người dân xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa đã thực hiện có hiệu quả việc nuôi cá chiên lồng tại thôn Hợp Long 2 mang lại giá trị kinh tế cao. Trước kia, trên dòng sông Lô, việc bắt được những con cá chiên khổng lồ thân hình mốc thếch nặng vài chục kg vẫn thường có. Nhưng hiện nay, do khai thác quá mức và sự thay đổi của môi trường, những “quái ngư”-cá chiên nặng hàng chục kg gần như rất hiếm, trong khi đó thị trường luôn ở mức cao. Đó là lý do khiến nhiều nông dân xã Yên Nguyên làm lồng đưa loài “thủy quái” này vào nuôi nhốt.
Ông Phạm Văn Nghĩa (bên phải), thôn Hợp Long 2, xã Yên Nguyên có thu nhập trên 70 triệu đồng/năm khi tham gia Tổ hội nghề nghiệp nuôi cá chiên lồng.
Năm 2014, Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Yên Nguyên xây dựng ” Dự án nuôi cá chiên lồng trên sông Lô theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, tại thôn Hợp Long 2, xã Yên Nguyên”, quy mô 47 lồng với 26 hộ tham gia. Tham gia Dự án, các hộ nuôi cá Chiên được Nhà nước hỗ trợ giống, tập huấn quy trình kỹ thuật nuôi cá chiên thương phẩm trong lồng, góp phần tăng nhanh giá trị thu nhập cho người dân.
Ông Phạm Văn Nghĩa-1 hộ tham gia dự án cho biết, khi tham gia dự án, nuôi cá chiên theo mô hình tập trung, ông thấy cá lớn nhanh, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều hộ gia đình trong thôn đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ nuôi cá chiên và vươn lên làm giàu nhờ nguồn lợi thủy sản này.
Mô hình nuôi cá chiên trên sông Lô của người dân thôn Hợp Long 2. Ảnh: Đào Thanh (KTGĐ).
Ông Đinh Văn Lan cũng là người tham gia nuôi cá chiên đặc sản ở cùng thôn cho biết, trong thôn những hộ có điều kiện thì làm lồng bằng khung sắt, lưới và phao nhựa để nuôi nhốt cá chiên. Hộ ít vốn thì tận dụng những cây tre, cây luồng trên rừng để làm lồng. Tùy theo kích cỡ lồng mà thả cá phù hợp, tránh thả quá dày. Đặc biệt, nuôi cá chiên ở sông Lô quanh năm nước chảy nên ít xảy ra dịch bệnh.
Đến nay gia đình ông Lan có 4 lồng nuôi các loại cá đặc sản như chiên, lăng… Nguồn thức ăn chính cho 4 lồng cá của gia đình ông chủ yếu là các loài cá tạp, được các thương lái thu mua ở trên hồ thủy điện Tuyên Quang về bán cho các hộ nuôi cá lồng ở nơi đây.
Ông Trần Văn Thân, thôn Hợp Long 2, xã Yên Nguyên (Chiêm Hóa) chăm sóc cá lồng đặc sản. Ảnh: TQĐT.
Video đang HOT
Ông Triệu Văn Luyến, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Nguyên cho biết, là xã có địa bàn rộng, trên 90% lao động nông nghiệp, có tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản lớn với diện tích mặt nước ao, hồ trên 15ha; hơn 3km sông, suối chảy qua địa bàn xã có thể tận dụng nuôi trồng thuỷ sản.
Quý I năm 2017, Hội Nông dân huyện Chiêm Hóa phối Hợp với xã Yên Nguyên đã khảo sát, lựa chọn thôn Hợp Long 2 thực hiện mô hình điểm tổ hội nghề nghiệp với mong muốn tập hợp, gắn bó hội viên nông dân có chung lợi ích và trách nhiệm trong chăn nuôi cá chiên lồng. Tổ hội được hình thành trên cơ sở Tổ chăn nuôi cá chiên lồng được thành lập từ dự án nuôi cá chiên lồng năm 2014 và cũng là Tổ hội nghề nghiệp đầu tiên trên địa bàn huyện.
Các hộ nuôi cá chiên “thủy quái” trên dòng sông Lô thôn Hợp Long 2, xã Yên Nguyên đang trao đổi kinh nghiệm nuôi cá chiên.
Tham gia Tổ hội nghề nghiệp, các hộ nông dân được trao đổi thông tin về thời tiết nông vụ, về thị trường giá cả, phương tiện sản xuất, kỹ thuật nuôi cá chiên, phòng trừ dịch bệnh cho cá chiên…Đến đầu năm 2018, tổ đã kết nạp thêm 4 hội viên, nâng tổng số hội viên lên 29 với 58 lồng cá. Số cá đang nuôi bình quân mỗi lồng trên 80 con cá chiên. Tổng số cá chiên đang nuôi trên 4.700 con. Sau 2 năm chăn nuôi các hộ tiến hành xuất bán bình quân mỗi con cá chiên đạt từ 4 đến 5 kg, với giá bán 500.000đ/kg trở lên như hiện nay, mỗi lồng thu bình quân từ 60 đến 70 triệu đồng.
Với việc phát triển nuôi cá chiên lồng dựa vào điều kiện lợi thế của địa phương, nhất là việc thành lập Tổ hội nghề nghiệp nuôi cá chiên lồng thôn Hợp Long 2, xã Yên Nguyên đang tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, góp phần để Yên Nguyên tiếp tục duy trì và phát triển các tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới./.
Theo Tài Tùng-Huy Dương (CTTĐT Chiêm Hóa)
"Quốc ngư Nhật Bản" xuất hiện giữa lòng sông Hồng
Giữa lòng sông Hồng, người đàn ông trung niên sở hữu đàn cá quý hiếm, trong đó có những con trị giá tương đương cả chỉ vàng.
Đó là trang trại nuôi cá Koi của ông Phan Văn Sơn tại khúc cua sông Hồng, xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
15 năm trước, ông Sơn vay mượn hơn 100 triệu đồng đi máy bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh mua 50 cặp cá cảnh bé xíu (chiều dài 15 cm/con) xuất xứ từ Nhật Bản về nhân giống.
Sau 2 năm nghiên cứu, học hỏi, ông Sơn đã nhân giống thành công cá Koi, cũng như hiểu rõ về tập tính sinh hoạt của loài cá này. Sau đó, ông Sơn chọn lọc những con cá Koi đẹp bán cho các chủ khu du lịch, giới đại gia với giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng/con.
Con cá Koi (Tancho) trong trại của ông Sơn. Con cá này có trọng lượng 2kg, được ông Sơn bán ra thị trường với giá khoảng 4 triệu đồng/con. Ông Sơn cho biết, cá Koi có xuất xứ từ Nhật Bản, được đưa về Việt Nam nuôi và nhân giống khoảng vài năm trở lại đây.
Theo ông Sơn, trên đỉnh đầu của cá Koi (Tancho) có điểm chấm tròn màu đỏ nổi bật và được xem như hình ảnh ông mặt trời mọc, đón chào một ngày mới. Cũng chính vì những điểm thu hút, độc đáo này mà hiện nay loài cá Koi (Tancho) đang rất thịnh hành và được nhiều người yêu thích.
Ngoài ra, ông Sơn cũng giới thiệu một con cá Koi quý hiếm khác, đó là con cá Koi (Chagoi) có trọng lượng gần 2kg. Ông chủ của trang trại nuôi cá Koi cho hay, trên thế giới có khoảng 70 dòng cá Koi, nhưng trong đàn bao giờ cũng có một thủ lĩnh dẫn đầu (gọi là dòng Chagoi).
Ông Phan Văn Sơn, người sở hữu trang trại cá Koi giữa lòng sông Hồng. Ông Sơn chia sẻ: "Trong một đàn cá, chỉ có khoảng 5% cá thể có màu sắc đạt chuẩn, được định giá tiền triệu (đồng) trở lên. Số cá Koi còn lại được chọn lọc dần dần, theo từng phân khúc và giá bán khác nhau".
Năm 2012, ông Sơn quyết định đầu tư hơn 1 tỷ đồng đưa con cá Koi ra sông Hồng và nuôi bằng lồng. Ông đặt tên cho trang trại của mình là "Sông Hồng Koi Farm". Kể từ đó, mỗi năm, cơ sở của ông cung ứng trên 10 tấn cá cảnh các loại ra thị trường, thu lợi nhuận nhiều tỷ đồng.
Ông Sơn cho biết, Koi là loài cá cực kỳ thân thiện với con người. Chúng sống thành bầy đàn nên người ta thường mua rất nhiều con một lần. Giá thành của một bầy cá có thể từ vài chục triệu hoặc tới hàng trăm triệu đồng.
Anh Nguyễn Anh Tuấn cũng là chủ trang trại nuôi cá Koi tại khúc sông Hồng (xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, Nam Định) và sở hữu nhiều loài cá Koi đẹp. Theo anh Tuấn, cá Koi được mệnh danh là "quốc ngư" của Nhật Bản. Cá Koi có thể sống tới cả trăm năm tuổi, bình thường nuôi trong hồ nhân tạo cá Koi cũng thể sống tới 25 - 35 năm, trọng lượng của cá có thể lên tới hàng chục kg.
Tại trang trại cá của anh Tuấn hiện nay có nhiều dòng cá Koi bố mẹ đẹp như Sanke (màu sắc đốm đen); Con cá Koi Kohaku (nền trắng pha đỏ). Anh Tuấn cho cá Koi ăn các loại cám chuyên dụng nhập từ nước ngoài.
Một con cá Koi Kohaku (nền trắng pha đỏ). Trong văn hóa Nhật Bản, người mẹ, người cha, con trai, con gái đều có biểu tượng cá Koi với các màu khác nhau. Cá Koi đen là biểu tượng của người cha, mang ý nghĩa khắc phục khó khăn để thành công. Cá Koi màu đỏ mang ý nghĩa về tình yêu. Cá mang màu đỏ hoặc màu cam cũng mang biểu tượng của người mẹ trong gia đình...
Cá Koi showa (nền trắng pha đỏ, đốm đen). Theo các chủ trang trại, cá Koi là một họ của cá chép - biểu trưng cho sức sống mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng, giống như sự tích "cá chép hóa rồng", tạo ra sự thay đổi tốt đẹp.
Đầu của cá Koi nhìn rất đẹp. Hiện tại, tại khúc sông Hồng có nhiều hộ dân nuôi cá Koi, trong đó, riêng trang trại của ông Sơn cung ứng cá Koi cho nhiều đại lý cá cảnh khắp các tỉnh từ Đà Nẵng trở ra Bắc.
Theo Danviet
Chồng dùng búa sát hại vợ rồi tự sát Trong lúc cãi vã, người chồng bất ngờ rút búa đánh chết vợ sau đó treo cổ tự tử... Hiện trường vụ việc. Ảnh: T.Q Theo thông tin ban đầu, sáng 10.6, ông Bàn Văn B (47 tuổi, trú thôn Khuân Húng, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) xảy ra mâu thuẫn to tiếng với vợ là bà Trịnh Thị H (35 tuổi)....