Nuôi nấm “thức thần”-”nấm ma túy” một sinh viên công nghệ sinh học bị công an bắt
Phương, sinh viên năm thứ nhất ngành công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội đang bị Công an quận Cầu Giấy tạm giữ về hành vi sản xuất, mua bán tàng trữ trái phép chất ma tuý.
‘ Nấm thức thần’ bị phát hiện tại Hà Nội
Phương mua nguyên liệu để tự nuôi cấy. Ảnh: Sơn Phương
Phương, sinh viên năm thứ nhất ngành công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm Đại học Bách khoa Hà Nội đang bị Công an quận Cầu Giấy tạm giữ về hành vi sản xuất, mua bán tàng trữ trái phép chất ma tuý.
Phương từng nhiều năm là học sinh giỏi của trường cấp ba có tiếng ở Hà Nội. Phương kể năm 2018 khi bị stress nặng đã tìm đến “nấm thức thần” để giải khuây rồi nảy sinh ý định tự nghiên cứu trồng để sử dụng và bán.
Nguyễn Trần Tuấn Phương mua phôi qua mạng về nhà tự trồng. Video: Tuệ Lâm.
Phôi nấm được mua qua mạng, sau hai tháng nuôi cấy, Phương thu mẻ nấm thành phẩm đầu tiên. Trong tháng 5, sau khi phơi khô, thành phẩm còn khoảng 300 g và được rao bán với giá 5 triệu đồng.
Phát hiện Phương rao bán sản phẩm, trinh sát quận Cầu Giấy vào cuộc điều tra. Chiều 7/6, Phương khi giao hàng đã bị cảnh sát vây bắt. Khám nơi ở của Phương, công an thu hai xi lanh chứa bào tử nấm đã sử dụng cùng dụng cụ trồng.
Nhà chức trách xác định các mẫu nấm tang vật có chứa Psilocine và Psilotcin, gây ảo giác mạnh cho người dùng. Chất này nằm trong danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội, theo Nghị định 73/2018.
Video đang HOT
Nấm do Phương nuôi cấy. Ảnh: Sơn Phương
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma tuý, Bộ Công an cho biết đây là lần đầu tiên “nấm thức thần” phát hiện ở Hà Nội, dù từng xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2018. Loại nấm này còn có những cái tên khác như nấm ma túy, nấm ảo giác, nấm ma thuật… Mỗi cây nấm được cắt ra làm 2-3 phần.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm Khoa Tâm thần Bệnh viện 103, người sử dụng nấm sẽ bị kiệt sức, thể trạng yếu dần, không thể tỉnh dậy nếu không có sự đánh thức của người khác. Hiện các nhà khoa học chưa thể giải thích được cơ chế kỳ lạ mà các hoạt chất có trong nấm gây ra với cơ thể con người.
Hơn 300 g nấm thành phẩm sấy khô bị công an thu giữ. Ảnh: Sơn Phương
Những công việc hấp dẫn "ngoài phòng lab" cho sinh viên ngành Công nghệ sinh học
Không chỉ là một ngành học "trong phòng thí nghiệm", Công nghệ sinh học (CNSH) đang ngày càng phổ biến hơn với khả năng ứng dụng rộng rãi vào đời sống sản xuất của xã hội hiện đại, và được đánh giá là một trong những mũi nhọn của kỷ nguyên công nghiệp 4.0.
Tại sao CNSH lại là "ngành học của tương lai"?
Điều đầu tiên rất cần được khẳng định, ngành CNSH không phải là... môn Sinh học, mà là ngành học về các công nghệ khai thác hoạt động sống của sinh vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp. "Oách" hơn nữa, đây là một ngành công nghệ cao, kết hợp các quy trình và thiết bị kỹ thuật hiện đại như di truyền, dung hợp tế bào, nuôi cấy mô, nuôi cấy tế bào, cấy chuyển mô, cấy chuyển phôi... Thậm chí, giới khoa học còn mệnh danh CNSH là "ngành học của tương lai", đóng vai trò tiên phong cho một cuộc cách mạng sinh học trong các ngành khoa học kỹ thuật, kinh tế... và hẳn nhiên, "đích đến" cuối cùng là trong toàn bộ đời sống con người.
Ngành CNSH không phải là... môn Sinh học, mà là ngành học về các công nghệ khai thác hoạt động sống của sinh vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp
Ngành học này mang lại ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp công nghệ cao (nghiên cứu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới hay các công nghệ sản xuất chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi); y dược (nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các vaccine thiết yếu, vaccine thế hệ mới, chế phẩm chẩn đoán và thuốc chữa bệnh...); môi trường (nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, chế phẩm CNSH trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường)...
Học CNSH, thành "phù thủy" vận hành sản xuất
Từ nông nghiệp công nghệ cao (là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu hiện nay) cho đến môi trường, y dược... đều cần ứng dụng CNSH. Và tất nhiên, để có sản phẩm ra mắt thị trường thì sau giai đoạn nghiên cứu trong phòng lab sẽ là giai đoạn phát triển sản xuất ở quy mô công nghiệp. Đây mới thực sự là "đất dụng võ" quan trọng của các kỹ sư CNSH với vai trò quản lý, vận hành dây chuyền sản xuất, quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng... sản phẩm sinh học.
Với ngành CNSH, việc có kiến thức chuyên môn thôi chưa đủ mà rất cần những trải nghiệm thực tế để có thể chuyển hóa được lý thuyết vào sản xuất. Ở một số trường định hướng đào tạo thực tiễn như Trường Đại học Phenikaa, sinh viên Khoa Công nghệ sinh học, Hóa học và Kỹ thuật môi trường thường xuyên được tham quan, học tập, giao lưu với đại diện các công ty hàng đầu trong lĩnh vực sinh học, môi trường, nông lâm... để làm quen với các quy trình sản xuất công nghiệp cũng như hiểu thêm về các công nghệ mới, nhu cầu của thực tế sản xuất công nghiệp...
Kỹ sư sinh học "lấn sân" kinh doanh, hay tự tin khởi nghiệp, tại sao không?
Sản phẩm sinh học được tạo ra từ phòng lab, phòng R&D, được sản xuất quy mô lớn bằng dây chuyền công nghiệp và sẽ đến với người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm, truyền thông, kinh doanh. Sẽ còn gì tuyệt vời hơn khi những công việc này được đảm nhiệm bởi chính người am hiểu sâu sắc sản phẩm của doanh nghiệp mình. Bởi lẽ, chính các bạn - những kỹ sư CNSH vững vàng chuyên môn sẽ là người phát ngôn lý tưởng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có.
Phòng thí nghiệm hiện đại của Khoa CNSH, Hóa học và Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Phenikaa
Nếu nghĩ rằng chỉ có sinh viên khối ngành Kinh tế mới dễ dàng khởi nghiệp thì e rằng bạn đã nhầm rồi nhé! Với khả năng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm sinh học giàu tính ứng dụng, sinh viên ngành CNSH hoàn toàn có thể khởi nghiệp theo cách của riêng mình.
Đặc biệt, sự bảo trợ của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn sẽ là bệ phóng quan trọng để đưa các ý tưởng từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học trở thành hiện thực. Chắc chắn, đây sẽ là lợi thế không nhỏ của các bạn sinh viên tại các trường có hệ sinh thái Doang nghiệp - Viện nghiên cứu - Tập đoàn công nghiệp như Trường Đại học Phenikaa, trực thuộc Tập đoàn Phenikaa, một tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay.
"Ai bảo sinh học là ngành khô khan? Không hề đâu nhé!"
Sinh học là khoa học mà khoa học thì khô khan khó khăn? Không hẳn thế đâu nhé, vì ngành CNSH có rất nhiều điều thú vị. Hiện nay, một số trường đại học uy tín đào tạo ngành này có thể kể đến Đại học Phenikaa, Đại học Nông lâm, Đại học Khoa học Tự nhiên... trong đó, tùy theo định hướng đào tạo mà từng trường sẽ có những "màu sắc" khác nhau.
Chẳng hạn, sinh viên Phenikaa sẽ được trang bị kiến thức tập trung vào 3 lĩnh vực: CNSH Y dược, Hóa sinh - CNSH thực phẩm và CNSH ứng dụng trong nông nghiệp và xử lý môi trường. Đồng thời, các bạn còn được thực hành trong hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại và "long lanh" để "kích thích" khả năng tìm tòi sáng tạo, được "vi vu" trải nghiệm tham quan doanh nghiệp, vườm ươm, trang trại nông nghiệp công nghệ cao...
Các bạn sinh viên đang trải nghiệm tại Phòng thí nghiệm Vi sinh của Khoa CNSH, Hóa học và Kỹ thuật môi trường
Chọn ngành CNSH còn là cơ hội để bạn thử thách với những dự án nghiên cứu khoa học, các cuộc thi học thuật... ở nhiều cấp độ khác nhau. Ngoài ra, CNSH cũng là lựa chọn thú vị cho các bạn trẻ yêu thiên nhiên, mong muốn sở hữu một khu vườn hay trang trại của riêng mình. Khởi nghiệp theo một cách vừa có thể ứng dụng những gì đã học, vừa đem lại thu nhập, vừa thỏa mãn đam mê thì còn gì thú vị bằng, phải không nào?
Sinh viên Khoa CNSH, Hóa học và Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Phenikaa, được trải nghiệm môi trường học tập với:
- Các trang thiết bị và phòng thí nghiệm hiện đại gồm: Phòng thí nghiệm (PTN) Hóa Sinh, PTN Sinh học phân tử, PTN Vi sinh vật học, PTN Công nghệ tế bào động, PTN Thực vật và công nghệ thực phẩm...;
- Đội ngũ giảng viên có trình độ cao, trên 90% có trình độ Tiến sỹ, tốt nghiệp tại các nước tiên tiến như: Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật Bản...;
- Chương trình đào tạo tiên tiến, cập nhât và có tính thực tiễn cao, tăng cường các kiến thức liên ngành. Sinh viên được tiếp cận với các trang thiết bị thí nghiệm, thiết bị y tế hiện đại của các khoa Kỹ thuật Y học, Điều dưỡng, Dược và có cơ hội được thực hành tại Trung tâm xét nghiệm y học và Bệnh viện của Trường Đại học Phenikaa, Tập đoàn Phenikaa và các đối tác;
- Có cơ hội trực tiếp tham gia vào các dự án, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đổi mới sáng tạo với sự hỗ trợ của Hệ sinh thái Phenikaa...
Năm 2020, ngành Công nghệ sinh học dự kiến tuyển sinh 50 sinh viên với các tổ hợp môn xét tuyển: A02 (Toán, Lý, Sinh); B00 (Toán, Hóa, Sinh); B08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh); D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh).
Website: bcee.phenikaa-uni.edu.vn
Facebook: facebook.com/bcee.PhenikaaUni
Hotline: 094.651.1010 - 033.217.1966
Đào tạo nhân lực ngành môi trường, sinh học và thực phẩm ở ĐH Duy Tân Đại học (ĐH) Duy Tân đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực các ngành Tài nguyên - Môi trường, công nghệ Thực phẩm, và công nghệ Sinh học. Nhiều năm kết nối với doanh nghiệp và tận tâm tìm hiểu về nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này, ĐH Duy Tân đã...