Nuôi nai bán nhung, nhiều hộ nhanh sung túc
Nhờ chăm chỉ làm ăn và biết chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhiều hộ nuôi nai lấy nhung trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã thoát nghèo và trở thành nông dân sản xuất giỏi ở địa phương.
Điển hình là hộ ông Lâm Quang Long (SN 1960, trú ấp Bình Tiến, xã Bình Châu), người nuôi số lượng nai lớn nhất vùng, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với tất cả các vật nuôi khác tại địa phương.
Bỏ lợn nuôi nai
Từ năm 2012, ông Long, một người thợ điêu khắc, đã có cơ duyên đến với con nai. Ông tìm hiểu qua sách, báo, mạng internet và ra tận các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình để tìm hiểu các mô hình nuôi nai lấy nhung.
Nhung nai được gia đình ông Lâm Quang Long chế biến ngay tại chỗ. Ảnh: P.T
Đầu năm 2013, ông gom được 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua 5 con nai giống ở xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc.
“Tại thời điểm đó, một con nai trưởng thành cho thu nhập khoảng 50 triệu đồng từ bán nhung. Nghe rất hấp dẫn nên tôi bàn với vợ bán hết lợn nái, lợn thịt và nhím đang nuôi, vay mượn thêm bạn bè để làm chuồng trại, mua nai về nuôi. Thời gian đầu, chưa có kinh nghiệm, nai èo uột, chậm lớn, thậm chí bị chết. Đến nay, việc nuôi nai của tôi đã thuận lợi hơn nhiều” – ông Long cho biết.
Sau nhiều năm nuôi nai, ông Long đã rút được kinh nghiệm chọn con giống: Nai đực dáng cao to cho nhung đẹp; nai cái sinh sản tốt. Đến nay, đàn nai nhà ông đã phát triển lên 16 con gồm 4 con nai cái sinh sản, 3 nai con và 9 con nai đực đang thu hoạch nhung.
Hiện cơ sở nuôi nai Ba Long đã gây dựng được thương hiệu, được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết, đến tham quan, mua các sản phẩm nhung nai. Mỗi năm, ông Long thu hoạch gần 30kg nhung nai. Với giá bán 14 triệu đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu hơn 350 triệu đồng.
Video đang HOT
Với những con nai cho nhung không đạt, ông Long sẽ bán thịt. Ngoài ra, nhằm đa dạng các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách, ông nuôi thêm chim trĩ, chim bồ câu, gà đông tảo… và liên kết với các hộ nông dân trong vùng.
Tương tự, với kinh nghiệm hơn 15 năm nuôi nai, anh Nguyễn Đức Trọng (trú ấp Phú Lộc, xã Hòa Hiệp) hiện có đàn nai 11 con gồm 5 con đang cho thu hoạch nhung, 3 con sinh sản và 3 nai con. Mỗi năm, anh cắt bán hơn 14kg nhung nai, thu về gần 200 triệu đồng.
Mô hình hiệu quả, xúc tiến mở rộng
Qua 5 năm nuôi nai, ông Long nhận thấy, nai dễ nuôi, lại cho hiệu quả kinh tế cao. Dự tính, cuối năm nay, ông sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại, phát triển thêm đàn.
Song song với việc nuôi nai lấy nhung, ông còn nhân giống bán. Vào tháng 7, ông đã bán 3 con nai giống (1 con đực, 2 con cái) với giá 65 triệu đồng. Mới đây, do nhu cầu khách hàng, ông cũng đã bán 1 con nai thịt nặng gần 100kg, với giá 300.000 đồng/kg.
Theo kinh nghiệm của ông Long, nai 2 năm tuổi bắt đầu cho thu hoạch khoảng 1kg nhung. Nai trưởng thành từ 5 – 6 năm tuổi, mỗi lần cắt được gần 2kg nhung, nếu chăm sóc tốt, mỗi năm có thể cho 2 lần cắt nhung.
Nhung tươi cắt xong đem chế biến thành phẩm ngay tại chỗ, trong lúc xay nhuyễn, cho thêm mật ong rừng, bột quế để tăng dưỡng chất, tạo hương vị đặc trưng riêng. Người mua chỉ việc đem về sử dụng, nấu cháo ăn hoặc ngâm rượu.
Theo Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc, hiện nay, trên địa bàn huyện có 12 hộ nuôi nai với tổng đàn hơn 60 con. Mô hình nuôi nai đã đem lại hiệu quả kinh tế cao so với bất kỳ vật nuôi nào khác tại địa phương. Bên cạnh hộ ông Long, anh Trọng, hộ ông Võ Huấn (xã Hòa Hiệp); ông Liệu, ông Hướng (xã Hòa Bình)… cũng có thêm thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ việc nuôi nai.
Theo Danviet
Bỏ phố "trốn" lên rừng nuôi hươu, nai, lợn lòi, kiếm vài trăm triệu
Vợ chồng Đoàn Quang Ngọc - Lại Thị Thúy ở phía đông hồ Yên Trung thuộc phường Phương Đông, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã bỏ phố lên rừng lập trang trại nuôi lợn rưng, hươu, nai, trồng thanh long ruột đỏ...Mỗi năm vợ chồng ông Ngọc kiếm được hàng trăm triệu đồng.
Ông Đoàn Quang Ngọc từng là bộ đội, tham gia chiến đấu trong chiến dịch biên giới phía Bắc những năm 1978, 1979. Xuất ngũ, ông trở thành công nhân kỹ thuật điện, làm tại Mỏ than Vàng Danh, cũng từng có nhà mặt phố tại phường Trưng Vương. Thế rồi, ông bỏ phố lên rừng, trở thành người tiên phong trong việc thuần dưỡng và nuôi nuôi hươu, nai, lợn rừng ở Uông Bí. Đến nay, chỉ tính thu nhập từ những con vật đặc sản này, ông Ngọc cùng vợ thu hàng trăm triệu/ năm.
Bên cạnh nuôi lợn rừng, hươu, nai, vợ chồng ông Quang còn trồng bạt ngàn thanh long ruột đỏ.
Cách UBND phường Phương Đông khoảng 3 km, trang trại nuôi lợn rừng, hươu, nai của vợ chồng ông Ngọc được bao quanh bởi hồ Yên Trung và rừng núi. Tại thời điểm phóng viên Dân Việt đến thăm trang trại, trong chuồng nuôi của gia đình ông Đoàn Quang Ngọc có khoảng 15 con hươu, nai và khoảng 40 con lợn rừng.
Trước đây, số lượng lợn rừng, hươu, nai ở trang trại của gia đình ông có lúc lên tới 300 con. Đến nay, tuy việc nuôi lợn rừng, hươu, nai trở nên phổ biến, số lượng được nuôi ở trang trại ông Ngọc cũng giảm so với trước, nhưng trang trại bên hồ Yên Trung của gia đình ông vẫn là một địa chỉ mà những người muốn mua nhung hươu, nai hoặc thịt lợn rừng, hươu nai thịt thường xuyên tìm đến.
Lợn rừng giống thương phẩm được nuôi trong môi trường rộng rãi, để lợn có thể tự do chạy nhảy...
Dẫn phóng viên đi tham quan khu vực chuồng nuôi lợn rừng, bà Lại Thị Thúy - vợ ông Ngọc cho biết: Trước đây, hai vợ chồng mua lợn rừng giống, hươu nai giống tận trong Nghệ An. Riêng khu chuồng lợn rừng thì hai vợ chồng xây riêng biệt gần 500 m2, có tường bao để lợn tự do chạy, tắm ao... gần như giống với điều kiện tự nhiên. Thức ăn chủ yếu của chúng cũng toàn là cây chuối, sắn, ngô, khoai... giá thành vừa rẻ, dễ kiếm, lại là loại thức ăn mà lợn rừng ưa thích. Bởi vậy mà thịt lợn rừng chất lượng.
Bên cạnh khu chuồng nuôi lợn rừng, bà Thúy vừa gọi đàn lợn rừng đã thuần, vừa chỉ tay giới thiệu: Đàn lợn bố mẹ này gia đình đã nuôi được 4, 5 năm rồi. Con đực có răng nanh như kia, trọng lượng khoảng 2 tạ, còn những con lợn rừng chỉ mới nuôi khoảng 2 năm, trọng lượng khoảng 60-70 kg. Lợn rừng nuôi không tốn nhiều công, nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn lợn thông thương. Tùy từng thời điểm, giá thịt lợn rừng thường xuyên dao động từ 160-170.000 đồng/kg, thậm chí có khi trên 200-250.000 đồng/kg.
Mỗi con nai được nhốt trong một ô chuồng nhỏ riêng biệt
Nhà nuôi hươu nai của gia đình ông Ngọc rộng khoảng 150m2, chia thành hơn 20 chuồng nhỏ được đóng bằng gỗ, ngăn riêng mỗi con nai 1 chuồng, còn hươu thì 2-3 con 1 chuồng. Thức ăn mà hươu nai ăn như cỏ, lá cây đều được công nhân của trang trại cắt từ trên đồi về.
Hươu được nhốt 1 con hoặc có thể 2-3 con chung một chuồng
Bà Thúy cho biết, hươu nai khoảng 1 năm tuổi thì đã bắt đầu mọc sừng, khi mới mọc còn được gọi là nhung. Thời gian cắt nhung có thể kéo dài từ trước tết Nguyên Đán đến tháng 2, tháng 3 âm lịch. Nếu chăm sóc tốt, mỗi cặp nhung hươu có thể nặng khoảng 400 đến 600 gram, nhung nai thì nặng hơn khoảng 1 đến 1,6 kg. Bình quân, mỗi năm có thể cắt nhung từ 1-2 lần ở mỗi con. Thậm chí có con hươu, sau khi cắt vài tháng sẽ mọc thêm nhung tái sinh. Tuy nhiên, nhung tái sinh sẽ nhẹ hơn và giá cũng rẻ hơn nhung cắt ban đầu. Mỗi con hươu đực mỗi năm có thể lấy khoảng 1 kg nhung, với giá bán khoảng 1.000.000 đồng/100 gram. Trong khi đó, giá bán nhung nai là 750 ngàn đồng/100 gram.
Thức ăn như lá cây, cỏ cho hươu hoàn toàn được cắt từ trên đồi xung quanh trang trại
Hươu, nai được nuôi nhốt tuy dễ thuần dưỡng, nhưng chúng vẫn mang bản tính nhát người. Lợn rừng giống thương phẩm, muốn đạt chất lượng cao, thịt ngon cũng cần phải có môi trường nuôi dưỡng giống với môi trường tự nhiên. Bởi vậy, thuần dưỡng và nuôi dưỡng những con vật đặc sản này không phải công việc làm chơi ăn thật.
Ngoài thuần dưỡng và nuôi lợn rừng, hươu, nai, trang trại ông Đoàn Quang Ngọc hiện nay còn trồng thanh long ruột đỏ, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Danviet
Hơn 4.000 tỷ đồng xây sân bay ở Bà Rịa - Vũng Tàu Sân bay Hồ Tràm ngoài chở khách du lịch còn sẵn sàng hỗ trợ chính quyền sử dụng mục đích quốc phòng, cứu hộ, cứu nạn. UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 11.9 làm việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn dự án Hồ Tràm (xã Lộc An, huyện Xuyên Mộc) về dự án xây dựng sân bay chuyên dùng,...