Nuôi lợn, gà VietGAP, doanh nghiệp sẵn sàng mua giá cao hơn
Ông Võ Việt Dũng – Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến thực phẩm Nam Hà Nội chia sẻ, là doanh nghiệp chế biến thực phẩm, chúng tôi sẵn sàng mua sản phẩm của các trang trại đạt tiêu chuẩn VietGAP với giá cao hơn thị trường và coi đây là phần thưởng của doanh nghiệp đối với các hộ chăn nuôi này. Khi hợp tác với các hộ chăn nuôi VietGAP, chính chúng tôi cũng được hưởng lợi từ mối liên kết này.
Trang trại chăn nuôi lợn đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP của ông Nguyễn Trọng Long ở Thanh Oai (Hà Nội) đang tiêu thụ sản phẩm rất thuận lợi. Ảnh: T.Q
“Nhiều khách hàng đã đặt hàng doanh nghiệp chúng tôi với yêu cầu nếu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm từ các trang trại VietGAP họ sẵn sàng trả giá sản phẩm cao hơn 5% so với các sản phẩm khác”, ông Dũng nói.
Chia sẻ tại Toạ đàm trực tuyến “Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm” vừa được Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức chiều 28/4, ông Võ Việt Dũng đã nhận được câu hỏi của anh Trần Việt Dũng, chủ trang trại ở xã Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội).
Cụ thể, anh Dũng hỏi: Hiện nay trang trại của tôi đang nuôi trên 200 con lợn, ngoài ra còn nuôi vài trăm con gà, ngan tuỳ thời điểm. Làm thế nào để sản phẩm lợn, gà, ngan của tôi có thể được doanh nghiệp bao tiêu hay vào chuỗi cung ứng mà không phải phụ thuộc vào tay các thương lái?
Ông Võ Việt Dũng trả lời: Để sản phẩm được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra thì bà con nông dân phải sản xuất theo chuỗi. Theo đó, trước hết các hộ chăn nuôi theo chuỗi phải lựa chọn con giống tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học.
“Phía doanh nghiệp chúng tôi lúc nào cũng đón chào các tổ hợp tác, hợp tác xã, các hộ chăn nuôi quy mô lớn hợp tác. Đơn giản, bà con cần đầu ra ổn định thì chúng tôi cũng cần đầu vào chất lượng. Rất mong anh Trần Việt Dũng liên hệ với tôi để liên kết hợp tác”, ông Dũng nhấn mạnh.
Liên quan đến câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết thêm: Người dân thường hay quan tâm tôi thực hiện cái này, cái kia, thực hiện VietGAP, thực hành chăn nuôi tốt thì có bán được giá cao hơn không mà lại không quan tâm là khi sử dụng các biện pháp này thì chất lượng thịt tăng, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, lượng thức ăn giảm mà sản lượng vẫn tăng… Đó chính là những lợi ích đầu tiên mà bà con nên lưu tâm.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) (bên phải) kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi ủ men vi sinh độc đáo tại một trang trại chăn nuôi lợn ở Hưng Yên.
Cũng vì thế mà thời gian gần đây, Bộ NNPTNT đã phối hợp với tỉnh Bắc Giang triển khai một loạt các mô hình an toàn sinh học trong nuôi gia cầm và đạt hiệu quả rõ rệt. Ví dụ, chỉ một hành động nhỏ là xông trứng thôi, đã giúp tăng khả năng ấp nở thành công cao hơn rất nhiều. Đó là những thứ mà người chăn nuôi không nhìn thấy hoặc chưa nhận ra khi triển khai các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học.
“Vì những lý do trên tôi khuyên bà con nên ứng dụng các chương trình thực hành an toàn trong chăn nuôi. Bởi nếu muốn xuất khẩu được sản phẩm thịt thì phải truy xuất được nguồn gốc, mà muốn truy xuất nguồn gốc phải có quy trình thực hành an toàn, phải có mã định danh quốc gia cho các sản phẩm gia cầm… Tất cả những điều đó chỉ có được khi áp dụng các chương trình thực hành an toàn sinh học trong chăn nuôi”, ông Trọng khuyến cáo.
Ông Trọng lưu ý người chăn nuôi muốn sản xuất bền vững thì cần phải có các chi hội, tổ hội để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đó chính là sản xuất theo chuỗi. Trong chuỗi thì vấn đề liên kết của các hộ chăn nuôi phải được đặt lên hàng đầu, và không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp.
“Bà con cũng cần tuân thủ nghiêm việc thực thi các cam kết tiêu thụ, không thể được giá thì bán ra ngoài, giá rẻ lại quay lại bán cho doanh nghiệp. Nếu còn giữ tư duy đó thì chắc chắn không bao giờ chúng ta thành công trong mô hình chăn nuôi an toàn bền vững”, ông Trọng khẳng định.
Trần Quang
Chuyên gia chỉ ra sai lầm khiến người chăn nuôi thường gặp thất bại
Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y (Sở NNPTNT Hà Nội) cho hay: Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, chuồng trại luôn phải sạch sẽ.
Nhiều bà con chủ quan cứ nghĩ đã làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại bằng cách rắc vôi, khử trùng nhưng hoàn toàn sai lầm vì không làm sạch chuồng trại thì bất cứ khâu khử trùng nào cũng trở nên vô nghĩa và việc thất bại trong chăn nuôi là bình thường.
Người dân ở Bình Lục (Hà Nam) quét dọn chuồng trại sau khi bị dịch tả lợn châu Phi.
Tại buổi Tọa đàm trực tuyến chủ đề "Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm" được Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức chiều qua, ông Sơn nhấn mạnh, để phòng dịch bệnh trong chăn nuôi thì người chăn nuôi phải chủ động tiêm phòng vắc-xin.
Bà con phải tiêm đúng liều, định kỳ, thường xuyên chứ không đợi dịch bùng phát mới rục rịch tiêm thì lúc đó khả năng phòng dịch đã giảm đi rất nhiều.
Tiếp đó là chúng ta phải xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, vì nếu trong vùng dịch mà bà con có chứng nhận cơ sở an toàn dịch thì sản phẩm vẫn xuất bán bình thường mà không cần lo lắng. Đây chính là mấu chốt của việc đảm bảo an toàn sinh học và chăn nuôi bền vững.
Đặc biệt trong chăn nuôi các hộ cũng phải khai báo kịp thời vấn đề vệ sinh thú y với cán bộ thú y. Đây là cơ sở để cán bộ thú y lập kế hoạch theo dõi, vừa thuận tiện cho công tác phòng chống dịch bệnh, vừa truy xuất được nguồn gốc của sản phẩm gia cầm.
Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) thông tin, vừa qua, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã ký văn bản 5329 tăng cường áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn. Theo đó, giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học lần này tổng thể hơn như về an toàn sinh học trong khâu giống, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng...
Mới đây, Bộ cũng đã phối hợp với FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc) xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học tại các tỉnh Bắc Giang, Hà Nội... rất hiệu quả.
Ông Trọng khẳng định, trong các vật nuôi được áp dụng giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học thì con vịt khó áp dụng nhất vì vịt là thủy cầm, vịt hướng trứng. Theo đó, Bộ đã hướng dẫn có 5 phương thức chăn nuôi an toàn sinh học, cụ thể, có 2 phương thức về chăn nuôi vịt dưới nước, chạy đồng và thả đồng; 3 phương thức an toàn sinh học nuôi nhốt trên khô gồm nuôi vịt trong chuồng kín, nuô vịt trong chuồng có sân chơi và chuồng có vườn cây.
Cũng theo ông Trọng, trong hướng dẫn an toàn sinh học của Bộ NNPTNT cũng đã khẳng định cần phải phối hợp với các chế phẩm sinh học để giảm mùi hôi, tăng chất lượng của sản phẩm thịt. Tuy nhiên, tôi cần phải khẳng định lại là bất cứ chế phẩm nào khi đưa vào thức ăn chăn nuôi đều phải có trong danh mục được ban hành, được sử dụng.
Vấn đề này cũng đã được ghi rõ trong Nghị định 13 cũng như Thông tư 21 về quản lý thức ăn chăn nuôi, đó là nếu những thức ăn đưa vào mà chưa có trong danh mục thì cần khảo nghiệm một thời gian mới đưa vào đại trà.
Trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng theo hướng an toàn sinh học của ông Nguyễn Văn Lâm ở huyện Quốc Oai (Hà Nội).
Về phần mình, bà Hạ Thuý Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) cho rằng: Vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) đã được Bộ NNPTNT xây dựng chương trình triển khai từ rất lâu. Theo đó, chăn nuôi ATSH gồm 3 khâu.
Thứ nhất: Cách ly, kiểm soát ra vào khu chăn nuôi. Thứ hai: Khâu làm sạch vệ sinh chuồng trại, thú y. Thứ ba: Khử trùng chuồng trại phải thực hiện theo hướng dẫn.Bà Hạnh cho biết thêm, đối với các hộ chưa có điều kiện chăn nuôi ATSH nếu thực hiện chưa tốt sẽ làm ảnh hưởng đến khu trang trại, gia trại xung quanh. Nếu làm tốt được việc này sẽ hạn chế, giảm được mầm bệnh.
"Chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi phải áp dụng chăn nuôi ATSH đối với gà, vịt. Phải làm tốt các khâu cách ly, khử trùng, chăn nuôi có kiểm soát. Chúng tôi khuyến cáo các hộ chăn nuôi thực hiện tái đàn lợn, gia cầm cần phải áp dụng chặt chẽ các khâu chăn nuôi ATSH.
Nếu không làm tốt dịch cúm gia cầm quay trở lại sẽ ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi cũng như các trang trại, gia trại xung quanh. Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã có ba bộ tài liệu chăn nuôi ATSH cho các đối tượng chăn nuôi gia cầm hiện nay", bà Hạnh khẳng định.
Trần Quang
Cục Chăn nuôi lí giải vì sao giá gà nhập khẩu "rất rẻ" "Đối với các nước khác, thịt đùi gà không phải là thịt chính, vì họ chỉ ăn thịt ức gà nên giá thịt đùi gà nhập về rất rẻ. Thực tế lượng thịt gà nhập khẩu từ đầu năm đến nay có tăng nhưng chủ yếu là đùi gà và sản phẩm phụ, không ảnh hưởng đến giá gà trong nước", ông Nguyễn...