Nuôi lợn đen bằng ngô, rau, bèo và cây chuối, kiếm hơn 100 triệu
Nhờ vỗ béo đàn lợn bằng thức ăn tự nhiên như ngô, bèo ao, thân cây chuối, lão nông Lò Văn Hinh (sinh 1974, dân tộc Thái), ở bản biên giới Lả Mường ( xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) đã thu lãi 100 triệu đồng mỗi năm.
Trò chuyện với phóng viên Dân Việt, lão nông Lò Văn Hinh kể: Tôi sinh ra và lớn lên ở xã Chiềng Pha (Thuận Châu – Sơn La). Năm 1991, tôi vào Sốp Cộp làm nghĩa vụ tại Đồn Biên phòng 449. Đến năm 1993, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nhận thấy đất đai ở nơi này rộng lớn nên tôi quyết định ở lại cùng bà con khơi dậy tiềm năng của vùng đất này, xây dựng quê hương thứ 2 của mình.
Theo lão Hinh, con lợn giống nặng 2 tạ này nếu bán phải được trên 10 triệu đồng.
Nhưng để trụ lại được ở vùng đất mới nơi vùng biên giới này không phải là điều dễ dàng. Để kiếm kế sinh nhai, lão nông Lò Van Hinh phải đi phụ hồ, làm thuê, làm mướn khắp nơi chắt bóp từng đồng một. Khi cuộc sống dần đi vào ổn định, lão mạnh dạn đề xuất và thông qua Tổ Tiết kiệm và vay vốn của Hội Nông dân vay vốn ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để bắt đầu việc phát triển kinh tế gia đình.
Có vốn vay từ Ngân hàng CSXH, lão nông Lò Van Hinh mua 4 con lợn con của bà con trong bản về nuôi vỗ béo. Nhờ được chăm sóc tốt, 4 con lợn của lão hay ăn chóng lớn, chẳng mấy chốc đã xuất bán và thu được lời. Sau 5 năm gắn bó với nghề nuôi con “ăn cơm nằm”, lão nông Lò Văn Hinh không những trả hết nợ gốc, lãi cho ngân hàng mà còn có tiết kiệm được 1 khoản để tái đầu tư, phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa.
Để tăng chất lượng thịt cho đàn lợn đen và giữ được khách hàng, thức ăn cho đàn lợn của lão nông Lò Van Hinh là bột ngô, bột sắn, cây chuối, bèo…
“Năm 2010, sau khi trả hết số tiền vay ngân hàng, niềm đam mê làm giàu từ nuôi lợn đen bản địa của tôi vẫn chưa muốn dừng lại. Để mở rộng chăn nuôi tôi tiếp tục làm hồ sơ và được Ngân hàng CSXH cho vay với số vốn 30 triệu đồng…” – ông Hinh nhớ lại.
Thấy giống lợn lai cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn giống lợn đen địa phương, ông Hinh dùng số vốn vay được cộng với số vốn tích cóp đầu tư xây chuồng trại và lên Thuận Châu mua 4 con lợn lai về nuôi.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm của ông Hinh, để đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt, ngoài khâu tiêm phòng đầy đủ, mỗi ngày phải rửa chuồng trại một lần.
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi lợn, lão Hinh tiết lộ: “Muốn đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt, khi lợn con sinh được 5 – 10 ngày tuổi phải tiêm sắt. Tiêm sắt giúp lợn con tăng sức đề kháng, không bị còi cọc, chậm lớn. Khi lợn con được 1,5 tháng đến 2 tháng tuổi phải tách khỏi lợn mẹ. Định kỳ từ 2 – 3 tháng tiêm thuốc phòng dịch cho lợn một lần”.
Theo ông Hinh, lợn nái một năm đẻ 2 lứa, trung bình mỗi con lợn nái đẻ 8 con lợn con. Do nhu cầu thịt lợn, nhất là lợn con ở Sốp Cộp khá cao nên sau khi tách đàn khỏi lợn mẹ đủ 3 tháng đã có khách hàng đến đặt mua.
Cũng theo ông Hinh, so với giống lợn trắng thì giống lợn đen bản địa không những bán được giá mà còn được khách hàng ưa chuộng hơn.
“Nuôi giống lợn đen bản địa này một năm tôi xuất bán được 3 đợt, trung bình mỗi đợt khoảng 6 tạ lợn thịt. Với giá bán 60.000 đồng/kg tại chuồng, cứ một đợt xuất chuồng, gia đình tôi cũng thu về tầm 36 triệu đồng” – ông Hinh phấn khởi.
Ngoài bán lợn con, lợn thịt, ông Lò Văn Hinh còn bán cả lợn giống. Hết năm 2018, gia đình ông Hinh thu trên 150 triệu đồng từ bán lợn thịt, lợn giống, sau khi trừ chi phí thức ăn, thuốc thang, ông Hình thu lãi 100 triệu đồng. Ở miền xuôi, khoản lợi nhuận này khá khiêm tốn, nhưng ở vùng sâu, vùng xa biên giới như xã Sốp Cộp thì đây là khoản tiền khá to.
Giống lợn đen bản địa, loại nhỏ này của gia đình ông Hinh luôn đắt khách.
Mỗi ngày, Lò Văn Hinh cho lợn ăn 3 bữa (sáng, trưa, chiều tối). Thức ăn cho lợn, lão Hinh dùng bột ngô, bột sắn trộn với bèo ao và cây chuối để nấu thành cám. Vì vậy, đàn lợn của ông nuôi đến đâu luôn được các thương lái trong địa bàn huyện Sốp Cộp tìm đến mua hết tới đó.
Với cách nuôi lợn, vỗ béo đàn lợn bằng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên không những giúp ông Hinh giảm chi phí một cách tối thiểu trong khâu chăm sóc mà còn làm tăng chất lượng thịt cho đàn lợn. Vì vậy, mặc dù giá lợn ở nơi khác có giảm thì đàn lợn của ông Hinh vẫn luôn giữ giá ổn định.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, ông Hinh cho biết: Hiện diện tích chuồng trại của tôi khoảng 60m2. Đầu năm nay, tôi vừa gửi hồ sơ lên Hội Nông dân xã Sốp Cộp để vay 30 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân với mong muốn mở rộng diện tích chăn nuôi lợn đen bản địa lên 100m2.
Trao đổi với Dân Việt, ông Vì Văn Tướng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Sốp Cộp, cho biết: Ông Hinh là một trong những hội viên nông dân điển hình trong phong trào thi đua sản xuất kinh, doanh giỏi của xã. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Hinh còn chia sẻ kỹ thuật nuôi lợn đen bản địa cho một số hộ lân cận có đam mê làm giàu từ nuôi lợn. Nhờ nuôi lợn, cuộc sống gia đình của ông Hinh ngày càng khá giả.
Theo Danviet
Sơn La: Hơn 300 cán bộ, thanh niên dọn rác vệ sinh môi trường
Hưởng ứng phong trào "Chống rác thải nhựa", hôm qua, 16/3,hơn 300 cán bô, đoàn viên, thanh niên huyện đoàn Sốp Cộp, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ ra quân "Ngày thứ Bảy tình nguyện, Ngày Chủ Nhật xanh" dọn dẹp vệ sinh môi trường.
Ban Thường vụ huyện đoàn Sốp Cộp, tỉnh Sơn La phát động các tổ chức cơ sở đoàn hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường bằng những việc làm thiết thực. Đó là đảm nhận các tuyến đường giao thông tự quản, xây dựng cơ quan, đơn vị xanh, sạch, đẹp; xây dựng và nhân rộng mô hình, công trình, phân việc thanh niên bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng suối quê hương...
Đoàn thanh niên vận động đoàn viên thanh niên và người thân hạn chế sử dụng túi nilon, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt; tổ chức tổng vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm, nạo vét kênh mương, trồng cây xanh tại các tuyến đường giao thông nông thôn...
Ngay ngày đầu ra quân, đã thu hút hơn 300 cán bộ, đoàn viên, thanh niên ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường.
Ngay sau Lễ ra quân hơn 300 cán bộ, đoàn viên, thanh niên đã tổ chức vệ sinh môi trường tại các tuyến đường Trung tâm hành chính huyện, sân vận động, khu công viên; thu gom, xử lý rác thải các khu vực ven suối Nậm Lạnh...
Phong trào vệ sinh môi trường của đoàn viên đã thu hút, tập hợp được đông đảo bà con nhân dân tham gia nhiệt tình hưởng ứng.
Đoàn viên Lò Thị Hậu, xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp (Sơn La) cho biết: Khi huyện đoàn phát động dọn dẹp vệ sinh môi trường, tôi cùng anh em trong chi đoàn chuẩn bị liềm, xẻng, chổi, để chung tay vệ sinh môi trường. Do tập quán sinh sống của bà con dân tộc hay vứt giác bừa bãi, hoặc vứt xuống suối, nên ven suối đầy giác và tui nilon làm ô nhiễm đến môi trường sinh thái, tôi mong sau này bà con sẽ có nhận thức rõ hơn về vệ sinh môi trường, để tạo cảnh quan trong lành cho các thế hệ trẻ có nơi vui chơi và đẩy lùi bệnh tật.
Bằng hạnh động thiết thực của các đoàn viên, thanh niên đã góp phần gìn giữ vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp.
Thông qua các hoạt động ý nghĩa, thiết thực của đoàn viên huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã góp phần làm chuyển biến nhận thức, hành động của thanh thiếu niên và người dân sinh sống trên địa bàn cùng chung tay gìn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp...Qua đó, nâng cao chất lượng môi trường sống, đẩy lùi bệnh tật, bảo đảm sức khỏe cho bà con nhân dân, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Các đoàn viên thu gom, xử lý rác thải ở khu vực ven suối Nậm Lạnh và quét dọn nhiều tuyến đường nông thôn...
Theo Danviet
Sơn La: Ở nơi này đường thông, vườn thoáng, chị em quét dọn 2 lần/tuần Tuy là xã vùng cao, miền núi, nhưng đến Sốp Cộp hôm nay, nhiều người ngạc nhiên với môi trường sống ở đây. Đường thông, vườn thoáng, đường làng, ngõ xóm đều được người dân, nhất là chị em phụ nữ quét dọn 2 lần mỗi tuần... Xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La được công nhận đạt chuẩn nông thôn...