Nuôi loài gà lông lấm tấm, bay giỏi như chim, bán 100 ngàn/con
“Loài gà này có bộ lông đen lấm tấm chấm trắng, bay giỏi như chim nhưng nhẹ công chăm sóc. Tôi mới bán 1.500 con, cứ 1 con giá 100 ngàn đồng, tính ra lời được 50 triệu đồng, mức lời gấp đôi so với nuôi gà thường…”, ông Lữ Văn Thảnh, ấp Bàu Môn, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) nói về mô hình nuôi gà sao của mình.
Khi chúng tôi hỏi về mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt hiệu quả nhất hiện nay tại địa phương, anh Lê Quang Thiện, cán bộ khuyến nông xã Hòa An nói ngay : “Đó là mô hình nuôi gà sao bán lấy thịt của lão nông Lữ Văn Thảnh, 64 tuổi ngụ ấp Bàu Môn. Nuôi loài gà này không phải tốn nhiều diện tích chuồng trại, không dội hàng, vòng quay ngắn, giá bán cao lại được bao tiêu sản phẩm…”.
Ông Lữ Văn Thảnh cho rằng, nuôi loài gà sao nhẹ công chăm sóc, nhanh được bán và ít bị dịch bệnh.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Thảnh kể rất vui: “Hồi trước tôi chỉ nuôi heo, cá, vịt nhưng không có lãi nhiều, rủi ro cao mỗi khi có dịch bệnh. Từ khi nuôi loài gà sao này thì chắc ăn như bắp, lời gấp đôi nếu so với gà thịt thông thường lại nhẹ công chăm sóc, có bao nhiêu thì công ty đến thu mua hết nên an tâm lắm”.
Ông Thảnh kể thêm, năm 2014, có một công ty gà sao ở Hậu Giang giới thiệu loại gà tương đối mới này với nhiều hình thức hỗ trợ như tư vấn kỹ thuật; bán thức ăn giá rẽ; thu mua toàn bộ gà sao thành phẩm đầu ra…Sau khi tính toán chu đáo, tôi quyết định nuôi thử nghiệm 400 con. Con số nầy cứ tăng dần hàng năm bởi hiệu quả kinh tế mang lại cao….
Video đang HOT
Một đàn gà sao trong chuồng của gia đình ông Lữ Văn Thảnh.
Từ năm 2016 đến nay, bình quân mỗi năm ông Thảnh xuất chuồng 3 lứa, mỗi lứa từ 1.400-1.500 con gà sao. Giống gà này nuôi từ khi mới nở đến khi bán khoảng 70-80 ngày tuổi. Lúc này gà trống lẫn gà mái có trọng lượng từ 1-1, 2 ký/con, giá bán đổ đồng là 100.000 đồng/con (không bán theo trọng lượng như các loại gia cầm khác). Sau khi trừ tất cả chi phí đầu tư, ông Thảnh có lãi khoãng 30.000 đồng/con. mỗi lứa gà lãi 40-45 triệu; tính chung cả năm ông đã lãi trên 130 triệu đồng chỉ với diện tích 160m2 chuồng trại chăn nuôi.
Gà sao bay giỏi như chim nên chất lượng thịt thơm, ngon được nhiều người tiêu dùng ưa thích, lựa chọn.
Về kinh nghiệm nuôi gà sao, kỹ thuật nuôi gà sao, ông Thảnh chia sẻ, mặc dù bay như chim, nhưng giống gà sao rất dễ nuôi, ít công chăm sóc hơn gà ta. Thức ăn chủ yếu là thực phẩm công nghiệp cùng với bắp chuối xắt nhuyễn, rau muống, bắp, lúa… Đặc biệt, gà sao có sức đề kháng cao, hầu như chúng ít mắc bệnh. Tuy nhiên khi nuôi phải chú ý thả chúng bay nhảy trong các nhà lưới để chúng khỏe mạnh, năng động hơn; không để chúng bị mắc mưa hay tắm nhiều nước sẽ dễ mắc bệnh.
Theo Danviet
Thoát vòng luẩn quẩn lúa vụ 3 nhờ nuôi tới 10 loại cá mùa nước nổi
Nuôi cá trên ruộng khi lũ về vừa cho thu nhập cao, vừa mang lại nhiều tiện ích khác cho bà con nông dân tỉnh Hậu Giang.
Tại các vùng trũng của tỉnh Hậu Giang vào thời điểm này nước lũ đã tràn đồng. Nhiều hộ nông dân đang khẩn trương bao lưới quanh ruộng lúa để thả cá.
Nuôi cá thay thế lúa vụ 3 mùa nước nổi bước đầu mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân tỉnh Hậu Giang. (Ảnh: Tấn Phong).
Ông Trần Văn Lập ở ấp Bàu Môn, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp cho biết, năm nay toàn bộ 5 ha đất của ông đều không làm lúa vụ 3 mà thả nuôi gần 10 loại cá như cá hường, chép, mè hoa, tai tượng, rô phi, lóc , trê, sặc rằn...
Còn ông Lê Thanh Tuấn ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp thì đã bỏ hẳn cây lúa vụ 3 chuyển sang nuôi cá ruộng từ mấy năm nay trên 1 ha đất ruộng.
Ông Tuấn cho biết, cá nuôi theo kiểu này không tốn thức ăn do cá ăn vi sinh vật trong nước và lúa trét mọc lên từ gốc rạ của vụ lúa hè thu. Những năm qua, sau 3 tháng nuôi, khi nước lũ rút, thu hoạch cá bán trừ đi chi phí, ông lời từ 12 - 15 triệu đồng.
Thêm vào đó, nuôi cá trên ruộng sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi để làm công việc khác kiếm thêm thu nhập. Cách nay vài ngày ông Tuấn vừa thả hơn 30 kg cá các loại xuống ruộng. Năm nay, dự báo nước lũ nhiều nên ông Tuấn hy vọng sẽ có một vụ cá bội thu.
Nuôi cá trong ruộng mùa lũ sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi để làm các công việc khác kiếm thêm thu nhập. (Ảnh: Tấn Phong).
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết, địa phương là vùng đất trũng nên làm lúa vụ 3 thường không có lời. Chính vì vậy, những năm qua nhiều hộ dân đã bỏ cây lúa vụ 3 để chuyển sang nuôi cá trên ruộng rất thành công. Năm nay lũ lớn lại về sớm hơn mọi năm gần cả tháng nên diện tích nuôi cá trên ruộng tại địa phương càng nhiều.
Hiện, nông dân Phụng Hiệp đã thả nuôi hơn 1.200 ha và theo thống kê sơ bộ, những ngày tới con số này sẽ tăng lên hơn 2.500 ha. Ngoài huyện Phụng Hiệp, ở các vùng trũng khác trong tỉnh Hậu Giang như huyện Long Mỹ, Châu Thành A, cũng có hàng ngàn ha đất ruộng được nông dân thả cá nuôi mà không làm lúa vụ 3.
Lâu nay, một số nhà khoa học không đồng tình với chuyện sản xuất lúa vụ 3. Do sản xuất 3 vụ lúa/năm vừa làm cho đất mau bạc màu, nông dân lại gặp nhiều rủi ro, tốn kém chi phí bởi mưa bão thất thường, rất dễ gặp cảnh ngập lụt, mùa vụ thất bát.
Tuy nhiên, phần lớn nông dân đánh liều sản xuất lúa vụ 3, bởi không trồng lúa thì khó tìm ra thu nhập. Việc nuôi cá trên ruộng khi lũ về vừa cho thu nhập cao, vừa mang lại nhiều tiện ích khác đã mở cho người nông dân thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn lúa vụ 3.
Theo Tấn Phong (VOV)
Hậu Giang: Vịt thịt tăng giá chóng mặt, lái vào tận chuồng bắt Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nhiều thương lái đã vô tận nhà của người dân thu mua vịt thịt nhưng không còn nguồn cung. Vịt thịt đã tăng giá "chóng mặt" đạt mức 50.000 đồng/kg.... Vịt thịt hết nguồn cung nên giá tăng cao. Giá vịt thịt tăng nhanh được cho là bởi "ăn theo" giá heo tăng. Được biết,...