Nuôi loài đẻ xong chết, khách Tây tham quan, bán cho nhà hàng
Nhờ nuôi dế để cho khách du lịch tham quan và cung cấp cho nhiều nhà hàng trên địa bàn TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) mà gia đình bà Nguyễn Thị Tình (47 tuổi, thôn 2, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) đã có thu nhập ổn định và tạo nên điểm đến du lịch thú vị tại địa phương.
Trên cung đường du lịch Đà Lạt – Nam Ban, chắc hẳn nhiều khách du lịch sẽ ngạc nhiên và thích thú với mô hình cho du khách tham quan trại dế Anh Tuấn tại xã Mê Linh.
Đây được xem làm điểm du lịch được nhiều khách du lịch nước ngoài-”khách tây” tham quan khi di chuyển trên cung đường này bằng xe máy. Một lần đầu tháng 12, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi trên con đường tỉnh lộ 725 và đã ghé thăm vào điểm du lịch nuôi dế để tìm hiểu cách làm đặc biệt của chủ nhà.
Trang trại dế của gia đình bà Tình được du khách tham quan ưa thích. Tới trang trại nuôi dế này, khách du lịch có thể tự mình tìm hiểu các công đoạn nuôi dế, thậm chí, nếu không sợ thì có thể bắt một vài chú dế lên để ngắm…
Đón khách nhiệt tình là bà Nguyễn Thị Tình, biết là phóng viên nên bà Tình đã dẫn vào khu vực nuôi dế của gia đình mình để giới thiệu. Bà Tình cho biết gia đình bà đã nuôi dế được nhiều năm, đến nay đã là điểm du lịch được nhiều khách tham quan khi di chuyển từ TP. Đà Lạt về thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà).
Bà Tình giới thiệu trang trại dế của gia đình mình.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, bà Tình kể lại: “Gia đình tôi từ huyện Mê Linh, TP Hà Nội vào Lâm Đồng đã được 30 năm. Cách đây chục năm thì bắt đầu nuôi chuột bạch. Ban đầu, nhà tôi cũng định lấy mô hình nuôi chuột bạch để cho khách du lịch tham quan. Thế nhưng ngặt nỗi, đầu ra cho con chuột bạch không có, người mua ít nên đã chuyển qua nuôi dế…Không ngờ nhiều du khách lại thích thú”.
“Hồi đầu mới nuôi dễ cũng rất khó khăn. Lúc đó dế thịt thành phẩm thì mới chỉ được khoảng 20kg, tuy số lượng ít nhưng đầu ra cũng rất khó. Chồng tôi phải lấy xe máy mang dế đi hết các ngõ ngách ở TP. Đà Lạt đế chào hàng cho các nhà hàng, quán nhậu. Một, rồi hai, rồi ba nhà hàng nhận lấy dế làm món ăn. Rồi khó khăn cũng dần qua đi, số lượng dế nuôi cung cấp cho các nhà hàng cũng tăng lên, kinh tế cũng dần ổn định và bớt khó khăn”, bà Tình tâm sự.
Video đang HOT
Để có được đơn hàng mua dế, chồng bà Tình đã phải đi chào hàng khắp các con hẻm trên địa bàn TP. Đà Lạt.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi dế hiệu quả của gia đình, bà Tình cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, vòng đời của 1 con dế là 100 ngày, để trứng dế nở sẽ mất từ 1 đến 10 ngày. Điều đặc biệt, những con dế mẹ sau khi đẻ trứng vào những khay mùn cưa xong thì chúng sẽ chết.
Trong căn nhà diện tích chỉ vài chục mét vuông, bà Tình cùng chồng xây dựng được 8 ô nuôi dế với diện tích hơn 4m2 mỗi ô. Tại đây, thức ăn chính mà bà Tình cho dế ăn là cám, rau, cỏ. Mỗi ngày dế sẽ được cho uống nước 4 lần bằng cách dùng máy phun lên bề mặt cỏ được đặt trong mỗi ô nuôi dế.
Bà Tình phun nước cho dế uống 4 lần mỗi ngày.
“Sau khi dế trưởng thành đủ để bán thương phẩm thì cắt thức ăn trong 2 ngày, tiếp theo toàn bộ dế trưởng thành sẽ được cho vào nước lạnh ngâm, sau đó đưa đi hấp chín rồi để nguội, cuối cùng là làm đông lạnh. Mỗi ô nuôi dế trưởng thành cho thu từ 5 – 10 kg, loại dế này hiện nay gia đình tôi chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng, khách đi câu, hộ nuôi chim kiểng và các hồ câu cá giải trí….”, bà Tình tiết lộ.
Theo bà Tình, việc nuôi dế cũng để phục vụ cho du lịch nên việc số lượng bán ra cũng khác nhau tùy vào mỗi tháng và nhu cầu của các nhà hàng. Hiện nay, gia đình bà bán dế chỉ với giá từ 150 – 200 ngàn đồng/kg…
Bà Tình cho biết, những con dế mẹ sau khi đẻ trứng vào những khay mùn cưa sẽ chết. Lý giải về điều đặc biệt này, bà Tình cho hay, loài dế có vòng đời ngắn, thường dế không sống được quá 100 ngày kể từ khi con non nở ra từ trứng.
Theo bà Tình, loài dế có vòng đời ngắn, chỉ sống được không quá 100 ngày kể từ khi con non nở ra từ trứng. Đặc điểm này cần được người nuôi dế nắm bắt kỹ để tránh việc để dế nuôi quá lứa, vừa tốn công chăm sóc, tốn thức ăn mà còn gây giảm sản lượng do dế chết vì quá già…
Hiện, tại trang trại dế của gia đình bà Tình còn nuôi cá sấu, đà điểu, chuột để cho khách tham quan, trở thành địa điểm du lịch được yêu thích tại địa phương.
Theo Danviet
Nuôi loài kêu ri ri, chửa vài ngày đã đẻ, 9X Sơn La kiếm bộn tiền
Sau hơn 1 năm mày mò học hỏi, vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, chàng trai trẻ La Văn Quý, bản Phiêng Nèn (xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) đã có thành công bước đầu từ nghề nuôi dế. Tháng nọ bù tháng kia, bình quân mỗi tháng, chàng trai trẻ này thu hơn 10 triệu đồng từ bán dế ra thị trường.
Trại nuôi dế của Quý nằm trong một góc nhỏ của khu thực nghiệm Trường Đại học Tây Bắc (nằm ở thành phố Sơn La). Đó là ngôi nhà kính của nhà trường, được Quý thuê lại để làm nơi nuôi dế.
Quý bắt đầu nuôi dế từ tháng 3/2018. Từ 10 khay trứng dế ban đầu mua từ một trại dế dưới Hà Nội, đến nay La Văn Quý đã gây dựng được trại dế, với hơn 20 ô, ô nào cũng nhung nhúc dế.
"Sở dĩ em chọn nuôi dế là vì loài côn trùng này dễ nuôi và chi phí đầu tư thấp, phù hợp với gia cảnh còn khó khăn của gia đình", chàng trai trẻ 9X La Văn Quý chia sẻ với PV Báo điện tử DANVIET.VN.
Trao đổi với PV Báo điện tử DANVIET.VN, La Văn Quý cho hay, nuôi dế không tốn nhiều công và cũng không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật. Chỉ cần cho dế ăn uống thức ăn sạch sẽ thì chúng sẽ sinh trưởng, phát triển tốt.
Quý vừa bán dế giống vừa bán dế thịt thương phẩm. Nhiều nhà hàng ở Sơn La đặt mua dế của trai trẻ 9X về chế biến thành những món ăn khoái khẩu, phục vụ khách hàng.
La Văn Quý tận dụng thân cây ngô đan lại thành phên, đặt vào chuồng nuôi cho dế ở. Khoảng 2 tuần, Quý lại vệ sinh chuồng nuôi dế 1 lần. Chuồng dế luôn đảm bảo sạch sẽ, giúp cho đàn dế sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, hạn chế dịch bệnh xảy ra.
Quý bán dế với giá dao động từ 120.000 - 150.000 đồng/kg. Mỗi tháng, Quý bán ra thị trường hơn 1 tạ dế thịt thương phẩm, thu về hơn chục triệu đồng.
Quý cho biết: Từ lúc dế nở thành con non cho đến khi được thu hoạch dế bán ra thị trường khoảng 45 ngày. Nếu bán cho khách làm thức ăn cho chim cảnh thì thời gian ngắn hơn, chỉ khoảng 30 ngày là bán được.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi dế với PV Báo điện tử DANVIET.VN, La Văn Quý cho biết: "Thức ăn cho dế chủ yếu là rau xanh các loại như: Rau muống, rau khoai lang, rau sắn và cám ngô. Thỉnh thoảng, em cho dế ăn bổ sung ít cám gà. Mỗi ngày em cho chúng ăn 2 bữa" - chủ trại dế cho biết.
Dế là loài côn trùng có vòng đời ngắn, thông thường, một con dế từ khi mới nở cho đến khi chết vì già trong vòng không quá 3 tháng. Dế cái sau khi giao phối với dế đực thì tầm khoảng vài ngày là đẻ trứng. Trong tự nhiên, dế thường đẻ trứng trong những mô đất, hốc cây, dưới bụi cỏ. Để dế nuôi đẻ trứng, người nuôi thường dàn đất với độ dày 3-4cm và tưới ẩm. Dế nuôi sinh sản được bảo vệ và ít bị hao hụt do thiên địch như trong tự nhiên nên việc nhân đàn rất nhanh.
Theo Danviet
Gái má hồng nuôi loài chết sớm trong hồ xi măng, thu 15 triệu/tháng Chủ động tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thị trường, mạnh dạn đầu tư thâm canh giống vật nuôi dân dã, chị Đào Thị Xuân Hương, ở thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) đã thành công với mô hình nuôi dế than đặc sản tại nhà đem lại nguồn thu nhập cao. Dế là loài côn trùng...