Nuôi loài cá quý ăn cỏ như dê, chỉ 1 ao bé tý mà thu 80 triệu đồng
Bà Khà Thị Sàng, xóm Nghẹ ( xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) nuôi cá rầm xanh-1 trong những loài cá quý. Nhiều người gọi cá dầm xanh của nhà bà Sàng là loài cá ăn cỏ như dê, bởi thức ăn của chúng chủ yếu là các loại cỏ voi, lá chuối, gốc lúa… Loài cá này đã mang lại nguồn thu nhập lớn, giúp gia đình bà có cuộc sống khấm khá.
Cá dầm xanh hay còn gọi là cá bỗng không phải ao, hồ, sông, suối nào cũng nuôi được bởi đặc tính của nó chỉ sống ở môi trường nước sạch. Nuôi loài cá quý dầm xanh này không khó, cái khó là nuôi làm sao để trở thành nghề, với số lượng cá nuôi thành hàng hóa, mang lại thu nhập.
Sở dĩ phải nói như vậy, bởi loài cá dầm xanh rất chậm lớn, nếu không muốn nói là cực kỳ chậm lớn. Từ khi thả con giống cho tới khi loài cá quý hiếm này đạt trọng lượng 2kg thì phải mất 3-4 năm trời. Tuy nhiên nhiều hộ ở xã Vạn Mai, trong đó có gia đình bà Khà Thị Sàng vẫn kiên trì nuôi dưỡng loài cá quý hiếm này, bởi giá thành của loài cá dầm xanh bán được giá rất cao.
Hiện cá dầm xanh được bà Sàng bán với giá 250 ngàn đồng/kg. Bà Sàng cho hay, cá dầm xanh bán tại chổ giá như thế đã là cao. Nhưng nếu cá đến bàn ăn của thực khách trong nhà hàng, khách sạn thì giá thành phải lên tới 600-700 ngàn đồng/kg.
Chia sẻ với PV Báo điện tử DANVIET.VN, bà Khà Thị Sàng, xóm Nghẹ, xã Vạn Mai cho biết: Trước đây gia đình chủ yếu làm ruộng và buôn bán rau ngoài chợ Trung tâm huyện. Tôi thấy cá dầm xanh bán ở chợ với giá khá cao, được rất nhiều người tiêu dùng mua nên liền tìm hiểu và mua giống ở Thanh Hóa về nuôi. Tính đến nay, tôi nuôi cá dầm xanh cũng được hơn 12 năm, nên tôi hiểu rõ tập tính và thuần thục cách chăm sóc loại cá quý hiếm này.
Bà Khà Thị Sàng, xóm Nghẹ là 1 trong những hộ tiên phong trong nuôi cá dầm xanh quý hiếm ở xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Bà Sàng tiết lộ kinh nghiệm nuôi loài cá dầm xanh với PV Báo điện tử DANVIET.VN: “Tôi đào ao rộng 1.000m2 thiết kế cống nước chảy vào và cống nước chảy ra, để đảm bảo môi trường nước luôn sạch. Vì cá dầm xanh ưa môi trường nước trong, nếu nguồn nước đục và ô nhiễm cá sẽ còi cọc, phát triển kém, thậm chí là chết. Để nuôi được loài cá quý hiếm này, ao nuôi bắt buộc phải có nước chảy vào, lối nước chảy ra…”.
Video đang HOT
Thức ăn của cá dầm xanh chủ yếu là: Cỏ, lá sắn, lá chuối, gốc lúa… có ở ngoài tự nhiên. Loài cá này không ăn cám công nghiệp như các loại các khác. “Thời gian trước tôi mới nuôi nên chưa có nhiều kinh nghiệm, từ khi thả cá giống xuống ao đến khi thu hoạch phải phải mất 3 – 4 năm mới được thu hoạch. Để rút ngắn thời gian nuôi và tăng hiểu quả kinh tế, tôi chuyển sang phương thức nuôi gối nên năm nào cũng có cá bán ra thị trường…”, bà Sàng cho hay.
Ông Lường Văn An, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Mai đang trao đổi kỹ thuật chăm sóc cá dầm xanh với bà Sàng.
Hàng ngày, bà Sàng thường xuyên xuống kiểm tra môi trường nước, theo dõi trọng lượng cá và các bệnh phát sinh. Mỗi ngày bà cho đàn cá dầm xanh ăn 3 bữa sáng, trưa, tối. Để cá dầm xanh tăng trưởng nhanh, bà Sàng cho cá ăn thêm các loại thức ăn có chứa tinh bột như ngô, cám gạo… So với những loài cá khác, cá dầm xanh có khả năng kháng bệnh tốt, không bị chết do thời tiết bất thường, ví dụ thời tiết giá rét.
Bà Sàng cho biết: Thời gian tới, gia đình bà sẽ đào thêm ao, khơi dẫn nước để nuôi thêm cá dầm xanh nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình.
“Khi đến mùa thu hoạch cá dầm xanh, các thương lái và nhiều nhà hàng ở ngoài huyện đều đến tận ao thu mua, nên cá của gia đình tôi lúc nào cũng bán được giá cao. So với các loại cá nuôi bằng cám công nghiệp, thì cá dầm xanh có ưu điểm hơn ở chỗ: thịt săn chắc, thơm ngon, bảo đảm sạch. Hiện tôi bán cá dầm xanh tại ao với giá 250.000 đồng/1kg, bình quân mỗi năm cho thu nhập hơn 80 triệu đồng. Ngoài ra tôi còn 1.000m2 trồng lúa, buôn bán thêm rau sạch ở ngoài chợ, đến nay cuộc sống của gia đình đã khấm khá và có của ăn của để”.- bà Khà Thị Sàng khặng định.
Trao đổi với PV báo điện tử DANVIET.VN, ông Sùng A Chênh, Chủ tịch Hội nông dân huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cho hay: Bà Khà Thị Sàng là một trong những hộ làm kinh tế giỏi ở xã Vạn Mai. Nhờ thay đổi tư duy trong chăn nuôi, bà đã gây dựng được một cơ ngơi khá giả mà nhiều người trong xóm, trong xã đều thán phục. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tuyên truyền, vận động bà con học tập theo mô hình NUÔI CÁ DẦM XANH của bà Sàng để giúp các hộ có nguồn thu nhập ổn định và vươn lên làm giàu ở địa phương.
Theo Danviet
Bắt quả tang Hapaco Đông Bắc xả thải độc hại ra sông Mã
Khoảng 5 giờ sáng qua (3/4), sau nhiều ngày khảo sát, Đoàn Thanh tra Tổng cục Môi trường bắt quả tang Công ty sản xuất bột giấy Hapaco Đông Bắc (xã Vạn Mai, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đang xả nước thải ra Suối Sia (chảy vào sông Mã) qua đường ống ngầm. Nước thải được đánh giá là rất độc hại.
Suối Sia, nơi tiếp nhận nguồn nước thải của Nhà máy Hapaco Đông Bắc thường xuyên trong tình trạng nổi váng, sủi bọt Ảnh: Nguyễn Hoài
Lắp đặt đường ống xả ngầm trái phép
Tại thời điểm bắt quả tang, Đoàn thanh tra ghi nhận, suối Sia khu vực gần Nhà máy xuất hiện rất nhiều bọt trắng và có nhiều bột giấy vàng nổi trên mặt suối, nước suối có màu vàng đục mùi hôi thối. Tiếp cận điểm xả nước thải của Nhà máy sản xuất giấy Hapaco Đông Bắc, Đoàn thanh tra phát hiện Công ty bố trí 1 đường ống bằng nhựa, đường kính 110 (đường ống cắm sâu xuống suối khoảng 1,5m), dài khoảng 24m đang xả nước thải có màu nâu, vàng, lẫn bột giấy, mùi hôi thối ra Suối Sia.
Đoàn thanh tra cho biết, đã tiến hành lấy 3 mẫu nước thải. Tuy nhiên, trong khi Đoàn thanh tra đang lấy mẫu, Công ty đã mở máy bơm để bơm nước sạch vào bể chứa số 2 nhằm pha loãng nước thải trái phép, Đoàn đã yêu cầu không xả nước sạch vào bể nêu trên.
Đoàn thanh tra cũng phát hiện, nhà máy đặt máy bơm nước mặt từ suối Sia, có thể xả thẳng vào bể lắng ba ngăn (là nơi lưu giữ nước thải của nhà máy), các đường ống đều có van đóng, mở có thể theo chủ định của người vận hành để pha loãng nước tại bể lắng.
Theo nhận định của Đoàn Thanh tra, việc Công ty xả nước thải ra suối Sia với chất lượng nước thải như trên là không đúng với quy định. Việc đặt đường ống ngầm dưới đất và dưới nước là không đúng quy định về điểm xả nước thải theo Điều 101, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Nhà máy này cũng vận hành không đúng quy trình đối với hệ thống xử lý nước thải (Công ty báo cáo là tuần hoàn tái sử dụng nước thải) nhưng thực tế thải bằng ống ngầm ra suối Sia.
Nơi lưu giữ nước thải của Nhà máy Hapaco Đông Bắc. Theo đoàn thanh tra, tại đây có van đóng mở có thể pha loãng nước thải bằng nước suối Ảnh: Nguyễn Hoài
Sẽ tăng cường thanh tra đột xuất
Đại diện Đoàn Thanh tra cho biết, đã yêu cầu Công ty dừng ngay toàn bộ hành vi xả trái phép nước thải ra suối Sia, tháo dỡ toàn bộ các đường ống xả nước thải bằng ống ngầm ra suối Sia. Yêu cầu hàn, bịt đường ống thoát nước thải tại bể lắng ba ngăn ra suối Sia đồng thời nghiêm cấm việc pha loãng nước thải và xả nước thải không đạt quy chuẩn ra môi trường.
Đoàn thanh tra cũng yêu cầu công ty cải tạo, nâng cấp toàn bộ hệ thống xử lý nước thải, khí thải, đảm bảo nước thải, khí thải phải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường, cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu về môi trường để Đoàn thanh tra tiếp tục xem xét, đánh giá.
Suối Sia, nơi nhà máy xả thải trái phép nối ra dòng sông Mã.
Cử tri ven sông và người dân địa phương nhiều lần kiến nghị về tình trạng xả thải gây ô nhiễm của Công ty Hapaco Đông Bắc. Được biết trước đó, Công ty này cũng từng bị Sở Tài nguyên và Môi trường Hòa Bình xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong bảo vệ môi trường.
Trước phản ánh của cử tri và người dân địa phương, ngày 25/3 Tổng cục Môi trường có quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH MTV Hapaco Đông Bắc tại huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình. Mất nhiều ngày liên tiếp khảo sát, đánh giá, đoàn thanh tra mới có thể bắt quả tang Công ty này xả thải trái phép vào sáng qua. Theo chia sẻ của thành viên đoàn thanh tra, phía công ty thường xuyên cắt cử người túc trực hoạt động xả thải, thậm chí cho người phun nước làm tan bọt trên mặt suối Sia.
Đại diện Tổng cục Môi trường cho biết thêm, việc phát hiện xả thải trái phép thông qua thanh tra đột xuất cho thấy, hiệu quả của phương pháp làm việc này, thay vì thanh tra theo kế hoạch. Vì thế, trong năm 2019, Tổng cục Môi trường sẽ dành khoảng 60% kinh phí để thanh tra đột xuất khi có phản ánh của người dân và báo chí.
Theo TPO
Nuôi đàn bò chăn thả trên đồi, mỗi năm có hơn trăm triệu Ông Hà Văn Tuân, xóm Nọt (xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) nuôi hơn 20 con bò giống địa phương và được người dân trong xóm đặt cho cái tên thân mật là "vua bò" miền sơn cước. Từ khi gia đình ông chuyển sang nuôi bò, cuộc sống của gia đình ông đã thoát nghèo và trở nên khấm...