Nuôi la liệt con đặc sản “răng hô” mắn đẻ, chỉ chặt tre cho ăn, anh nông dân Sơn La bất ngờ lãi nửa tỷ
Với mô hình nuôi dúi lên tới 1.000 con, anh Quàng Văn Quốc, bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La) có doanh thu lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm.
Sau khi trừ hết chi phí anh lãi hơn 500 triệu đồng từ mô hình nuôi con dúi đặc sản.
Cả làng trồng cà phê, trồng mận, mỗi mình đi nuôi con dúi đặc sản
Theo chân cán bộ Hội Nông dân xã Chiềng Cọ đi trên tuyến đường được xây dựng kiên cố, chắc chắn, dại 3km từ QL6 vào trung tâm xã, chúng tôi đến thăm mô hình nuôi dúi của nông dân địa phương.
Dọc hai bên đường là những nương cà phê, vườn mận đang thời kỳ ra hoa nở trắng cả một vùng trời.
Nơi đây được mạnh danh là thủ phủ của cây cà phê và mận tam hoa, nhờ vào các loại cây trồng trên, cuộc sống của người dân nơi đây đã có nhiều thay đổi, có của ăn của để.
Tuy nhiên việc phát triển cây trên nương vất vả, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” phụ thuộc thời tiết, thị trường tiêu thụ “năm được mùa thì mất giá”
Thế nhưng, trái với những người nông dân khác, anh Quàng Văn Quốc, bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La) lại chọn cho mình một hướng đi riêng để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng bằng mô hình nuôi dúi.
Sau nhiều năm cố gắng, cuối cùng anh nông dân, đã có một trang trại nuôi dúi lớn vùng, mang về doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Anh Quàng Văn Quốc, bản Ót Luông, xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La (Sơn La) đăng kiểm tra sức khỏe cho đàn dùi của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc
Chúng tôi gặp anh Quốc lúc anh đang chuẩn bị những khẩu phần ăn cho đàn dúi của gia đình. Chỉ vào cây tre tươi dài khoảng 20 m đã chặt về đề ngoài sân anh Quốc nói; đây khẩu phần ăn một ngày của đàn dúi, một ngày một cây tre này với vài khúc mia như thế này cho đàn dúi là xong.
Một con dúi trưởng thành mỗi ngày chỉ cần cho ăn mẩu mía, mẩu tre là được, với dúi nhỡ thì khẩu phần ăn ít hơn. Ảnh: Văn Ngọc
Anh Quốc tâm sự, trước khi bén duyên với con dúi, anh cũng như bao người dân khác ở trong bản canh tác các loại cây trồng trên nương.
Tuy nhiên, việc phát triển cây trên nương phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thu nhập ít ỏi không đủ trang trải cho cuộc sống của gia đình.
Video đang HOT
Anh Quốc đã quyết định tìm hướng đi mới, với mong muốn đơn giản là có cuộc sống tốt hơn.
Tìm đủ hướng đi mới, cuối cùng anh nhận thấy con dúi dễ nuôi, thức ăn đơn giản dễ kiếm, lợi nhuận cao, phù hợp với điều kiện của gia đình. Sau khi bàn bạc kỹ với vợ con, anh Quốc tìm đến nhiều mô hình nuôi dúi trong và ngoài tỉnh thăm quan, học hỏi để lấy kinh nghiệm.
Đầu năm 2016, anh bỏ hơn 20 triệu để mua 20 cặp dúi về nuôi thử. Trong quá trình nuôi anh không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi thêm vốn kiến thức về nuôi dúi.
Với sự chịu thương chịu khó, dưới bàn tay chăm sóc của anh, đàn dúi phát triển tốt và không gặp chút khó khăn gì. Tuy nhiên lúc ghép đôi cho dúi sinh sản, anh gặp vô vàn khó khăn, dẫn đến thất bại, dù trước đó đã tham khảo học hỏi nhiều cách.
Mỗi năm dúi mẹ có thể đẻ 2 hoặc 4 lứa, mỗi lứa dúi mẹ đẻ 2 – 5 con. Sau 8 tháng tuổi là dúi có khả năng sinh sản. Ảnh: Văn Ngọc
“Ngày đó do mình không biết thời gian động dục của con dúi cái nên cứ thả con đực vào là chúng nó cắn nhau tả tơi, dẫn đến thất bại. Phải chăm sóc lại rất mất thời gian, khiến năm đầu tiên tôi chẳng có con dúi nào sinh sản thành công” anh Quốc nói.
Nuôi dúi mỗi năm ăn chắc hơn nửa tỷ đồng
Thấy nuôi dúi lợi nhuận cao, anh mở rộng thêm mô hình, hiện trang trại nuôi dúi của anh Quốc với quy mô hơn 1.000 con.
Trang trại nuôi dúi của anh được chia thành 2 khu nuôi, tất cả đều được đầu tư đồng bộ khép kín. Trong chuồng nuôi dúi có hệ thống quạt hút gió, làm lưu thông không khí trong nhà tốt hơn, giúp môi trường nuôi luôn thông thoáng, sạch sẽ.
Khu rừng bạc tỷ la liệt loài cây quý của ông nông dân Phú Yên, có những cây gỗ hương khổng lồ
Đối với những ngày thời tiết nắng nóng, có hệ thống phun sương mái chuồng, giảm nhiệt độ tối đa vào trong chuồng nuôi dúi những ngày nắng nóng. Nhờ có cách làm này mà đàn dúi của anh vẫn phát triển tốt vào những ngày thời tiết nắng nóng.
Chia sẻ về bí quyết nuôi dúi, anh Quốc cho biết, con dúi là loại gặm nhất nên rất dễ nuôi, thức ăn của dúi rất đơn giản và dễ kiếm như thân tre, thân cỏ voi, thân mía, thân cây ngô…
Một con dúi trưởng thành mỗi ngày chỉ cần cho ăn mẩu mía, mẩu tre là được, với dúi nhỡ thì khẩu phần ăn ít hơn.
Ngoài ra, người nuôi cho dúi ăn thêm gốc cỏ voi, thân cây ngô để dúi có thêm chất dinh dưỡng, mau lớn.
Để thức ăn cho dúi phong phú, anh Quốc còn trồng thêm 1.000 m2 cỏ voi vừa tận dụng lá ngọn chăn nuôi bò vừa lấy thân cho dúi ăn, chi phí thức ăn cho dúi không đáng kể.
Nuôi dúi theo anh Quốc có cái hay nữa là người nuôi tận dụng phân dúi trộn với phân trâu bò để ủ bón cho cỏ, cà phê rất tốt.
Thức ăn của dúi rất đơn giản và dễ kiếm như thân tre, thân cỏ voi, thân mía, thân cây ngô…Ảnh: Văn Ngọc
Chuồng nuôi dúi của anh Quốc chia từng ô vuông diện tích 50 x 50cm bằng gạch men, tổng diện tích 120m2. Nhiệt độ để dúi thích nghi là 25 – 32 độ C, che chắn chuồng trại ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè sẽ giúp dúi sinh sản đều, lớn nhanh.
Mỗi năm dúi mẹ có thể đẻ 2 hoặc 4 lứa, mỗi lứa dúi mẹ đẻ 2 – 5 con. Sau 8 tháng tuổi là dúi có khả năng sinh sản. Dúi trưởng thành có chiều dài thân 35 – 40 cm, trọng lượng 1,5 – 2 kg/con.
Nhiệt độ để dúi thích nghi là 25 – 32 độ C, che chắn chuồng trại ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè sẽ giúp dúi sinh sản đều, lớn nhanh. Ảnh: Văn Ngọc
Giá bán dúi thịt là 600.000 đồng/kg, giá bán dúi giống từ 3,5 – 4,2 triệu đồng/cặp (đối với dúi mốc) và từ 18 – 20 triệu đồng/cặp (đối với dúi má đào).
Trung bình mỗi năm trang trại nuôi dúi của anh Quốc xuất chuồng khoảng 1.000 con dúi giống và dúi thịt thương phẩm, sau khi trừ chi phí anh lãi 500 triệu đồng
Giá bán dúi thịt là 600.000 đồng/kg, giá bán dúi giống từ 3,5 – 4,2 triệu đồng/cặp (đối với dúi mốc) và từ 18 – 20 triệu đồng/cặp (đối với dúi má đào). Ảnh: Văn Ngọc
“Do thịt dúi là đặc sản nên được nhiều khách hàng tìm mua, nuôi được bao nhiêu có thương lái đến tìm mua tận nhà, thậm chí các nhà hàng ở ngoài thành phố con đặt tiền cọc trước từ mấy tháng”, anh Quốc nói”
Không chỉ phát triển kinh tế cho mình, anh Quốc luôn tích cực hướng dẫn, giúp đỡ và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi dúi cho nhiều hộ dân trong bản, trong xã mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương mình.
Sóc Trăng: Nuôi loài thú ăn chay, muốn xem thì chỉ có cách túm đuôi dốc ngược, bán làm thịt đặc sản giá 700.000 đồng/kg
Trong vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã phát triển mô hình nuôi dúi đem về nguồn thu nhập tốt.
Trong số đó có mô hình nuôi con dúi của anh Nguyễn Văn Tàu, ấp Cảng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng).
Được nhiều người dân biết đến, bởi anh Nguyễn Văn Tàu, ấp Cảng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) cung ứng con dúi giống, dúi thịt cho hộ nuôi và nhiều nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh.
Ngoài việc cung cấp con giống, anh Tàu còn thu mua lại con dúi thịt cho người đã từng mua dúi giống, vừa góp phần giải quyết đầu ra, vừa giúp người nuôi tăng thu nhập...
Anh Nguyễn Văn Tàu (ấp Cảng, thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) bên chuồng nuôi dúi của gia đình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm (ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát). Ảnh: TL
Anh Tàu chia sẻ, dúi là loài động vật thích gặm nhấm, đặc biệt chúng chỉ thích ăn các loài thực vật nhưng là loại cây, củ, quả cứng như: thân tre, thân mía, thân cỏ vôi, khoai lang, bắp...
Đối với thân cây tre, để giúp dúi ăn dễ dàng, anh thường chẻ ra thành từng mảnh nhỏ, còn mía thì chặt khúc, cỏ vôi bỏ hết lá, chặt ra từng đoạn nhỏ, khoai lang để nguyên củ, còn bắp thì lột vỏ để nguyên trái, cứ như thế các loại thức ăn trên bỏ vào chuồng là dúi tự ăn.
Nhờ ăn các loại thực vật trên, phân dúi không hề bị hôi nên khâu dọn vệ sinh chuồng nuôi rất thuận lợi và phân dúi được tận dụng để trồng các loại cây nêu trên để cung cấp lại cho dúi ăn mỗi ngày.
Qua tìm hiểu được biết, anh Tàu bắt đầu nuôi dúi từ năm 2018, sau nhiều năm nghiên cứu thị trường cần những loại thực phẩm mới, lạ cùng với nhu cầu của người tiêu dùng về việc sử dụng thịt dúi làm thức ăn ngày càng nhiều.
Thịt dúi được tiêu thụ ngày càng phổ biến, nhất là tại các quán ăn, nhà hàng. Để phục vụ thực khách món thịt dúi đặc sản nên anh quyết định đầu tư xây dựng chuồng nuôi dúi.
Anh Tàu mua 34 cặp dúi bố mẹ, do chưa có kinh nghiệm nên hao hụt chỉ còn lại 18 con, trong đó 11 con cái và 7 con đực.
Với đàn dúi cái nêu trên, trong năm đầu tiên nuôi đến cuối năm, đàn dúi tăng lên 140 con và số lượng dúi tăng dần theo từng năm. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng đàn dúi tại hộ anh Tàu là 377 con. Ngoài số lượng dúi nhà sinh sản, anh Tàu còn thu gom dúi giống của hộ dân bên ngoài khoảng 130 - 140 con dúi con/tháng.
Cũng theo anh Tàu, con dúi có 2 loại: dúi mốc có trọng lượng trưởng thành khoảng 2,6kg; dúi má đào trọng lượng 5,4kg.
Dúi từ lúc mới sinh đến trưởng thành, sinh sản được khoảng 8 tháng và dúi đẻ 4 lứa/năm, dúi mẹ đẻ từ 2 - 6 dúi con/lứa. Khi dúi con 2 tháng tuổi tách mẹ là dúi mẹ sẽ sinh sản tiếp lứa dúi mới và dúi có thể sinh sản liên tục từ 7 - 8 năm.
Bên cạnh đó, dúi giống khoảng 2 - 4 tháng sau sinh là bán được, dúi mốc 1 cặp giá bán 1,2 triệu đồng, dúi má đào có giá từ 2,5 triệu đồng đến hơn 3 triệu đồng/cặp (tùy thời điểm). Riêng dúi thịt giá bán khoảng 700.000 đồng/kg.
Như vậy, với số lượng đàn dúi nuôi sinh sản tại hộ anh Tàu và thu gom bên ngoài của hộ dân, trong năm 2021, anh Tàu xuất bán khoảng 3.000 dúi giống và hơn 2,1 tấn dúi thịt, trừ hết các khoản chi phí lợi nhuận hơn 350 triệu đồng.
"Trong năm 2022, tôi sẽ xây thêm 500 chuồng nuôi dúi hậu bị để thay thế dần đàn dúi sinh sản. Để nuôi dúi thành công, người nuôi phải cho dúi ăn đầy đủ thức ăn, nhất là với dúi trong giai đoạn bú sữa, cần chú ý cho ăn đủ để tránh dúi cắn con...", anh Tàu cho biết.
Trai làng tỉnh Bình Thuận nuôi loài thú gặm nhấm chỉ ăn toàn thứ cây rẻ tiền, cứ bán 1 cặp giống giá 3 triệu Từ vài cặp dúi ban đầu, đến nay anh Nguyễn Hữu Nghĩa (26 tuổi - đoàn viên thanh niên ở xã Tân Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) đang sở hữu một trại nuôi dúi với quy mô hơn 250 con, cho thu nhập đáng kể... Anh Nghĩa cho biết, con dúi (còn gọi nu) vốn là động vật tự nhiên nhưng...