Nuôi la liệt bò “xen canh” với ngựa, ai xem cũng công nhận một ông nông dân Lào Cai có của ăn của để
Mô hình chăn nuôi đại gia súc (nuôi bò, nuôi ngựa) theo hướng tập trung của gia đình anh Nghiêm Xuân Vương ở thôn Minh Trang, xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) đã đem lại hiệu quả thiết thực, cho giá trị kinh tế cao, cho thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.
Có dịp đến thăm mô hình nuôi bò, nuôi ngựa tập trung của gia đình anh Nghiêm Xuân Vương, thôn Minh Trang, xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) dễ nhận thấy chuồng trại chăn nuôi được anh xây dựng kiên cố, khoa học, các máng ăn được đóng sạch sẽ.
Chia sẻ với chúng tôi về những ngày đầu khởi nghiệp, anh nhớ lại do nằm trong vùng dự án, diện tích đất nông nghiệp của gia đình được Nhà nước thu hồi nên anh đã nghĩ đến chuyện chuyển đổi từ trồng trọt quảng canh sang hướng trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc, trong đó có nuôi bò, nuôi ngựa sinh sản.
Gia đình anh Nghiêm Xuân Vương, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát (Lào Cai) hiện nay đang nuôi bò, nuôi ngựa. Đàn gia súc được chăm sóc phát triển ổn định.
Nghĩ là làm, năm 2014 với số vốn tích cóp được anh chuyển sang trồng cỏ nuôi bò sinh sản. Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm trong chăn nuôi nên chỉ đầu tư 3 con giống, anh tích cực tìm tòi, học hỏi trên sách báo, tivi, những hộ chăn nuôi nhiều năm ở trong thôn.
Nhờ chăm sóc tốt, thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh nên đàn bò nhà anh béo tốt, sinh trưởng và phát triển nhanh. Sau 7 năm chăn nuôi bò sinh sản anh đã nhân giống đàn bò lên đến 30 con.
Anh Vương chia sẻ: “Để đàn gia súc lớn nhanh, khỏe mạnh, anh thường xuyên học hỏi kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm phòng các loại vắc-xin đầy đủ…”.
Khi đã có kinh nghiệm nuôi bò, anh mạnh dạn mở rộng quy mô nuôi bò theo hướng hàng hóa. Bình quân mỗi năm gia đình xuất bán 5-7 bò thịt thu về trên 100 triệu đồng. Ngoài chăn nuôi bò gia đình anh còn mở rộng nuôi thêm đàn ngựa 27 con, nâng tổng đàn gia súc của gia đình lên gần 60 con.
Video đang HOT
Nhận thấy đàn đại gia súc là tài sản lớn, vì vậy việc chăm sóc, bảo vệ đàn bò, đàn ngựa được gia đình anh Vương hết sức chú trọng. Để phòng tránh dịch bệnh, anh tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi 6 tháng 1 lần. Vào mùa đông, để đàn gia súc không bị đói, rét, anh dùng bạt để chắn gió, giữ ấm cho chuồng, đồng thời dự trữ thức ăn khô.
Chuồng trại nuôi bò sinh sản, nuôi ngựa được anh Vương đầu tư kiên cố.
Cũng theo anh Vương, việc đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại, liên kết nhóm hộ chăn nuôi tập trung hiện nay là hướng đi đúng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, giảm chi phí phòng chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện kinh tế để đầu tư xây dựng chuồng trại, mua số lượng gia súc lớn để phát triển kinh tế vì kinh phí đầu tư ban đầu là rất lớn.
Trao đổi với chúng tôi anh Vương mong muốn nhà nước, tỉnh, huyện xem xét có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với những hộ đã đầu tư chuồng trại kiên cố, chăn nuôi gia súc tập trung để họ mở rộng quy mô.
Đối với những hộ có hướng liên kết xây dựng mô hình chăn nuôi đại gia súc tập trung cần có chính sách hỗ trợ phù hợp hơn về vốn, kinh phí xây dựng chuồng trại, trồng cỏ, kêu gọi liên kết các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc thu mua, bao tiêu sản phẩm để người dân yên tâm sản xuất.
Một ông nông dân Thái Bình lãi 100 triệu/tháng nhờ nuôi trâu, nuôi bò; buôn bán trâu, bò
Nếu hỏi tên ông Đặng Xuân Nhàn, xã Tam Quang, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) hẳn ít người biết đến, nhưng nếu nhắc đến ông Nhàn "bò" thì trong làng, ngoài xã chẳng mấy ai là không biết.
Gần 40 năm gắn bó với công việc chăn nuôi, kinh doanh trâu, bò, trải qua nhiều gian khó, đến nay ông Nhàn không chỉ xây dựng được "thương hiệu" của mình mà còn phát triển kinh tế hiệu quả, làm giàu cho gia đình.
Nắm vững kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn trâu, bò là một trong những bí quyết chăn nuôi, kinh doanh trâu, bò hiệu quả của ông Nhàn, xã Tam Quang, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình).
Sinh ra và lớn lên ở làng quê Thượng Điền, xã Tam Quang, năm 1978, khi vừa tròn 20 tuổi, anh thanh niên Đặng Xuân Nhàn lên đường nhập ngũ, góp sức bảo vệ biên cương Tổ quốc.
Năm 1983, xuất ngũ trở về quê hương, ông Nhàn được bố đẻ truyền dạy kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc trâu, bò; kinh nghiệm tuyển chọn con nghé, con bê giống tốt để nuôi. Chịu khó học hỏi, ông nắm bắt nhanh, con mắt đánh giá trâu, bò ngày càng tinh tường, chọn con nào chắc con đó.
Nông dân trong thôn, ngoài xã ai muốn mua trâu, bò, bê, nghé về chăn nuôi đều tìm đến ông nhờ mua giúp. Những năm 1986 - 1995, vợ chồng ông Nhàn đi bộ, đạp xe khắp các huyện trong tỉnh, thậm chí sang cả Nam Định tìm mua nghé, bê về nuôi.
Mỗi lứa gia đình ông nuôi hàng chục con, đàn trâu, bò khỏe mạnh, lớn nhanh, kinh tế gia đình ngày càng khấm khá.
Có vốn, lại nhạy bén, cùng với chăn nuôi, gia đình ông Nhàn kết hợp kinh doanh trâu, bò thương phẩm, mở dịch vụ giết mổ trâu, bò, cung ứng thịt trâu, bò tươi sống cho nhiều nhà hàng, quán ăn, chợ đầu mối trên địa bàn Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng. Cũng vì thế, nhiều người trong và ngoài tỉnh gọi ông với cái tên trìu mến: Ông Nhàn "bò".
Cánh đồng Quái Giang, thôn Thượng Điền, xã Tam Quang nhiều năm trước là cánh đồng lầy hoang hóa, cỏ dại um tùm. Năm 2014, được xã tạo điều kiện cho thuê lại, vợ chồng ông Nhàn đầu tư hơn 2 tỷ đồng cải tạo đồng ruộng, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, tập kết trâu, bò và trồng cây ăn trái.
Có diện tích chăn thả rộng rãi, gia đình ông duy trì chăn nuôi trâu, bò vỗ béo với quy mô gần 100 con/lứa, thu lãi 50 - 60 triệu đồng/tháng.
Gần 10 năm nay, gia đình ông dừng dịch vụ giết mổ trâu, bò để tập trung kinh doanh trâu, bò thương phẩm quy mô lớn, mở rộng thị trường thu mua, tiêu thụ trâu, bò tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và các nước Thái Lan, Lào, Campuchia...
Gia đình ông đầu tư mua xe ô tô tải, xe công-ten-nơ phục vụ vận chuyển trâu, bò. Bình quân mỗi tháng gia đình ông Nhàn kinh doanh 150 - 200 tấn trâu, bò, thu lãi hơn 100 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 10 lao động với thu nhập 8 - 10 triệu đồng/người/tháng.
"Mặc dù lợi nhuận từ chăn nuôi, kinh doanh trâu, bò khá cao nhưng để chăn nuôi, kinh doanh trâu, bò hiệu quả thực sự rất khó khăn.
Thứ nhất, phải nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn trâu, bò. Thứ hai, cả chăn nuôi và kinh doanh trâu, bò quy mô lớn đều cần nguồn vốn đầu tư khá lớn, tối thiểu từ 6 - 8 tỷ đồng để lưu động, quay vòng liên tục.
Thứ ba là luôn quan tâm, xử lý tốt chất thải chăn nuôi để bảo đảm môi trường chăn nuôi sạch sẽ, yếu tố quan trọng để phát triển chăn nuôi, kinh doanh trâu, bò bền vững. Có lẽ do vất vả, trước kia xã Tam Quang có 15 - 17 hộ chăn nuôi gắn với kinh doanh trâu, bò nhưng đến nay chỉ còn mình gia đình tôi bám trụ với nghề" - ông Nhàn chia sẻ.
Ông Hoàng Tử Lưởng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tam Quang (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) cho biết: Không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình và người lao động, gia đình cựu chiến binh Đặng Xuân Nhàn còn tích cực tham gia các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Hàng năm, gia đình ông Nhàn hỗ trợ nhân lực, máy móc, kinh phí tham gia quản lý, xử lý rác thải tại bãi rác tập trung của xã. Đầu năm 2022, gia đình ông đầu tư gần 600 triệu đồng xây dựng, mở rộng tuyến đường nội đồng trên cánh đồng Quái Giang dài gần 1km, vừa phục vụ đi lại vào trang trại của gia đình vừa thuận lợi cho nông dân sản xuất.
Khi thôn, xã phát động ủng hộ xây dựng nông thôn mới, quỹ phòng, chống dịch Covid-19, giúp đỡ đồng bào miền Trung bị thiên tai, lũ lụt, ủng hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn..., gia đình ông Nhàn luôn ủng hộ nhiệt tình, số tiền khi vài triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Bộ Tài chính chưa xây dựng dự thảo Luật đối với tài sản là nhà, đất Ngày 14/3, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay Bộ chưa xây dựng dự thảo Luật đối với tài sản là nhà, đất để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trước khi trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. Diện tích đất nông nghiệp tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh minh họa: Vân Sơn/Báo Tin...