Nuôi “kẻ thù nhà nông”, thu về cả trăm nghìn mỗi kg
Giờ đây, chúng trở thành nguồn thực phẩm sạch bổ dưỡng, được nhiều người vô cùng yêu thích.
Mỗi mùa lúa chín, người nông dân lại phải đau đầu tìm cách đối phó với châu chấu lúa – “kẻ thù của nhà nông”. Loài côn trùng này đặc biệt ưa thích lúa và các loại hoa màu. Chúng khá phàm ăn, ăn được cả các loại chồi cây, ngọn bắp. Trong số tất cả những loài côn trùng gây hại, châu chấu lúa là loại thường gặp nhất.
Châu chấu lúa – loài côn trùng gây hại cho mùa màng
Ở Trung Quốc, tuy người nông dân đã sử dụng thuốc trừ sâu từ vài năm qua, nhưng châu chấu vẫn thường xuyên phá hoại hoa màu, khiến họ phải trồng bổ sung thường xuyên. Sức sống của chúng thật sự vô cùng mãnh liệt.
Ngày nay, châu chấu trở thành thực phẩm sạch được nhiều người yêu thích
Ngoài vùng đất canh tác, châu chấu còn xuất hiện nhiều trong khu vực tự nhiên ở nông thôn. Xét về mặt kinh tế, tuy chúng là loài có hại nhưng cũng có giá trị nhất định. Xưa kia, trẻ em ở nông thôn Trung Quốc bắt chúng để làm đồ chơi. Còn những năm gần đây, châu chấu bỗng dưng trở thành thực phẩm sạch được nhiều người yêu thích. Nắm bắt được nhu cầu này, nhiều hộ dân Trung Quốc đã tranh thủ nuôi châu chấu làm giàu, bởi lợi nhuận từ các mặt hàng nông sản khác đang ngày càng giảm.
Video đang HOT
Ngày nay, châu chấu trở thành thực phẩm sạch được nhiều người yêu thích
Món ăn chế biến từ châu chấu xuất hiện ở nhiều khu chợ đêm của Trung Quốc. Nhìn bề ngoài, món châu chấu có vẻ khá kinh dị, nhưng thật ra, chúng lại hết sức bổ dưỡng, cung cấp nhiều protein. Giá của chúng cũng không hề rẻ, riêng giá bán buôn đã là 30 NDT/kg (101.000 VND). Thịt châu chấu cũng được bảo quản với điều kiện nghiêm ngặt nhằm giữ nguyên độ tươi ngon.
Theo Danviet
Người dân Hà Nội 'nhặt cánh, đóng thùng' châu chấu
Sau khi sơ chế, châu chấu được đóng thùng, ướp đá chở đến các nhà hàng ở trung tâm Hà Nội với giá 160.000 đồng mỗi kg.
Người dân xã Lê Thanh (Mỹ Đức, Hà Nội) đang vào mùa sơ chế châu chấu. "Châu chấu xuất hiện nhiều vào thời điểm lúa chín, tháng 5 và tháng 10 hàng năm. Trước kia cả làng theo nghề bắt và sơ chế, nhưng hiện chúng tôi chủ yếu thu mua từ Thanh Hóa, Nghệ An do châu chấu ở miền Bắc đã ít dần", bà Nguyễn Thị Hoa ở đội 10, xã Lê Thanh cho biết.
Trong xã có một số hộ dân làm đầu mối thu mua châu chấu và chuyển cho các gia đình khác tham gia khâu sơ chế. Châu chấu từ các tỉnh chuyển ra Hà Nội được đãi sạch, cho vào nồi luộc khoảng 10 phút để loại bỏ chất tiết ra từ thân, giữ cho thịt săn chắc và dễ nhặt bỏ cánh.
Ngoài các hộ đầu mối thu mua, hiện có khoảng 50 gia đình tham gia công việc sơ chế châu chấu ở xã Lê Thanh.
Các gia đình cử người xếp hàng chở châu chấu đã luộc qua về nhà để cùng nhau ngồi nhặt cánh. Mỗi hộ được giao nửa bao tải, sau khi sơ chế đến trả hàng rồi mới lấy thêm.
Tháng 6 là mùa nông nhàn, học sinh nghỉ hè nên các gia đình ở xã Lê Thanh huy động được nhiều nhân công vào việc sơ chế.
Bà Đặng Thị Cấm, 89 tuổi, cho biết hàng ngày bà nhặt cánh châu chấu cùng mọi người để "đỡ buồn chân, buồn tay và kiếm thêm". Sáng bà ngồi từ 7h đến hơn 12h được khoảng 2-3 kg, tiền công trên dưới 30.000 đồng.
Đến xã Lê Thanh những ngày này, khách dễ dàng nhìn thấy cảnh cả nhà ngồi sơ chế châu chấu, tiếng cười nói rôm rả.
Các rổ châu chấu được làm sạch để khô nước, chờ ướp đá, đóng thùng đem đi tiêu thụ.
Những năm có mùa bóng đá như World Cup, Euro..., các nhà hàng đặt mua châu chấu nhiều hơn và người dân trong xã làm việc không ngơi tay từ sáng đến tối.
Anh Nguyễn Ngọc Hiển cho hay, sau khi sơ chế, châu chấu sẽ được đóng thùng, ướp đá chở đến các nhà hàng ở trung tâm Hà Nội. Giá mỗi kg châu chấu bán buôn là 160.000 đồng.
Ngọc Thành
Theo VNE
Cây thông đen da báo được mệnh danh "vua bonsai" đã có mặt ở Thủ đô Cây thông đen đắt đỏ có nguồn gốc từ Nhật bản, thuộc sở hữu của một doanh nhân có tiếng chơi cây cảnh ở Hà Nội. Xuất hiện mới đây tại Triển lãm cây cảnh nghệ thuật ở Bảo tàng Hà Nội, cây thông đen dáng hoành tự nhiên của ông Tạ Huỳnh gây chú ý với giới chơi cây cũng như du...