Nuôi gà thả vườn trong thung lũng, toàn con đẹp mã, ông nông dân Sơn La thu tiền tỷ/năm
Anh Lò Văn Chiến, dân tộc Thái, sinh sống tại bản Nam, xã Hua La, thành phố Sơn La (Sơn La), nuôi gà thả vườn mỗi năm 5 lứa, mỗi lứa 5.000 con.
Giống gà ông Chiến nuôi là gà mía Sơn Tây, sau khi trừ chi phí chăm sóc, anh Chiến thu về mức lãi hơn 1 tỷ đồng/năm.
Để được trực tiếp vào thăm trang trại nuôi gà thả vườn dưới tán cà phê của anh Chiến, chúng tôi đã phải nhờ hội Nông dân xã Hua La, thành phố Sơn La (Sơn La) liên hệ, giới thiệu, nên anh Chiến mới yên tâm đồng ý.
Nuôi thứ gà toàn con to cao, mỗi tháng nông dân này của tỉnh Phú Yên bán 15 con, giá 3 triệu/con
“Dịch cúm gia cầm phức tạp, trang trại hạn chế người ra vào, che chắn chuồng kỹ càng nhằm hạn chế tối đa sự xâm nhập của dịch bệnh…” anh Chiến nói
Xong cái bắt tay, anh Chiến lấy xe máy dẫn chúng tôi lên thăm trang trại nuôi gà thả vườn dưới tán cây cà phê cách nhà chừng 2km, nằm sâu trong một thung lũng. Trang trại được bao quanh một lớp rào kiên cố, trồng xen lẫn là hàng nghìn cây và phê, cây xoài…
Vừa dẫn phóng viên Báo điện tử Dân Việt đi thăm trang trại, anh Chiến vừa chia sẻ: Qua nhiều năm trồng, thâm canh cà phê anh nhận thấy cây cà phê tuy mang lại thu nhập lớn cho gia đình, nhưng lại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, giá thu mua lại không ổn định.
Qua tìm hiểu về các mô hình phát triển kinh tế kết hợp ở trong tỉnh và các địa phương khác, anh nhận thấy với trên 2ha cà phê của gia đình là điều kiện lý tưởng cho việc kết hợp chăn nuôi gà thả vườn; tán cà phê giúp chắn nắng cho gà, phân gà và thức ăn rơi vãi lại làm phân bón cho cà phê.
Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà thả dưới tán cà phê của gia đình anh Lò Văn Chiến là một trong hướng đi mới, phù hợp với điều kiện thực tế ở vùng nông thôn Tây Bắc. Ảnh: Văn Ngọc
“Năm 2018 anh Chiến tiến hành nuôi thí điểm 100 con gà mía, do áp dụng đúng quy trình chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh đàn gà lớn nhanh, trung bình mỗi con đạt 1,8-2kg thì bắt đầu xuất bán với giá bình quân 90.000 đồng/kg ” Anh Chiến nói
Anh Lò Văn Chiến bản Nam, xã Hua La, thành phố Sơn La (Sơn La) kiểm tra hệ thống nước uống cho đàn gà của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc
Video đang HOT
Bắt đầu nuôi lứa gà đầu tiên, anh Chiến vừa nuôi vừa đúc rút kinh nghiệm. Nhờ sự chịu khó học hỏi từ các mô hình nuôi gà thả vườn hiệu quả, từ sách báo, mạng internet. Đến nay, anh Chiến nhận thấy nuôi gà thả vườn không quá khó. Nuôi thả vườn rộng rãi, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh, đàn gà phát triển nhanh, đều, thịt chắc.
Từ 100 con gà mía lúc bắt đầu nuôi, đến nay đàn gà của gia đình anh Chiến đã phát triển lên trung bình 2 vạn con mỗi năm, chia làm 5 lứa nuôi gối nhau, mỗi lứa 5.000 con.
Gà nuôi khoảng 4-5 tháng là có thể xuất bán ra thị trường, chăm sóc tốt gà có thể đạt trọng lượng 2 – 2,5kg/con. Ảnh: Văn Ngọc
Theo anh Chiến để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi gà, đó chính là phương pháp nuôi.
Khác với cách nuôi của nhiều trang trại gà khác, anh chọn nuôi gà thả vườn dưới tán cây cà phê. Với cách nuôi này, đàn gà của gia đình anh sẽ được tự do vận động.
Tán cà phê giúp chắn nắng cho gà. Cộng với đó điều kiện chuồng trại phải luôn sạch, đảm bảo vệ sinh.
Nguồn thực ăn và cách thức cho gà ăn cũng rất quan trọng, một ngày gia đình anh cho đàn gà ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối.
Ngoài thực ăn chính như thóc, ngô, cám gạo…anh trồng thêm rau xanh, chuối để bổ xung thức ăn tươi cho đàn gà. Với phương pháp nuôi trên, đàn gà của gia đình anh luôn cho chất lượng thịt săn chắc, ít mỡ, thơm ngon…
Bên cạnh đó, việc phòng chống dịch bệnh được anh Chiến thực hiện thường xuyên, chính vì vậy đàn gà của gia đình anh luôn khỏe mạnh, hâu như không xuất hiện dịch bệnh.
Cũng theo anh Chiến, việc chọn gà giống cũng rất quan trọng, vì giống tốt, khỏe mạnh sẽ nhanh lớn, đề kháng bệnh tốt.
Với phương pháp nuôi khoa học đàn gà luôn cho chất lượng thịt săn chắc, ít mỡ, thơm ngon…Ảnh: Văn Ngọc
“Giống gà mía được lựa chọn để chăn nuôi, gà này rất thích hợp nuôi tại địa phương, giống gà khỏe, ít bệnh cho chất lượng thịt rất tốt. Gà có nguồn gốc giống rõ ràng nên gia đình hoàn toàn yên tâm trong việc chăn nuôi của mình”, anh Chiến cho biết.
Một ngày cho đàn gà ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối, thực ăn chính như thóc, ngô, cám gạo…Ảnh: Văn Ngọc
Gà mía thả vườn anh Chiến nuôi khoảng 4-5 tháng là có thể xuất bán ra thị trường, chăm sóc tốt gà có thể đạt trọng lượng 2 – 2,5kg/con.
Với phương pháp nuôi gà an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, gia đình anh không phải lo nhiều về khâu tiêu thụ.
Đàn gà cứ đến ngày xuất bán là có thương lái đến tận trang trại thu mua. Giá gà mía anh Chiến bán trung bình khoảng 90.000 đồng/kg.
Những thời gian cao điểm như lễ tết, gia đình anh xuất gà được giá khoảng 120.000 đồng/kg. Bình quân mỗi năm sau khi trừ chi phí, anh Chiến thu lãi từ hơn 1 tỷ đồng.
Giá bán trung bình khoảng 90.000 đồng/kg, những lúc cao điểm như lễ tết, được giá khoảng 120.000 đồng/kg. Ảnh: Văn Ngọc
Đổi mới cách nghĩ cách làm, chịu khó học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, áp dụng KHKT trong sản xuất, chăn nuôi là bí quyết thành công trong phát triển kinh tế gia đình của anh Lò văn Chiến.
Mô hình nuôi gà mía thả vườn đang được Hội Nông dân xã Hua La, thành phố Sơn La (Sơn La) chọn là mô hình điểm để nhân rộng trên địa bàn xã.
Theo Hội Nông dân xã Hua La, mô hình nuôi gà thả vườn của gia đình anh Chiên góp phần thúc đẩy phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ngày càng thiết thực, lan tỏa, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng xã Hua La đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Thắng lớn nhờ nuôi 'gà khuyến nông' thả vườn
Nhờ được dự án khuyến nông hỗ trợ giống gà lai Đông Tảo thụ tinh nhân tạo, từ vấn chuyển giao kỹ thuật, các hộ nuôi gà đã thắng lớn dịp cuối năm.
Nhằm thúc đẩy phong trào chăn nuôi gia cầm, giúp nông dân gia tăng thu nhập, năm 2021, Trạm Khuyến nông Mỹ Hào (Hưng Yên) đã phối hợp với UBND xã Cẩm Xá triển khai mô hình chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn.
Mô hình nuôi gà thả vườn của gia đình chị Nguyễn Thị Duyến ở xã Cẩm Xá. Ảnh: H.Tiến.
Tham gia mô hình, bà con đã được tập huấn kỹ thuật nuôi gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học, được hỗ trợ con giống, thức ăn chăn nuôi và một số vật tư phòng ngừa dịch bệnh khác.
Bà Nguyễn Thị Dung được hỗ trợ 700 con gà lai Đông Tảo, nuôi từ đầu tháng 8/2021. Đến nay, trung bình mỗi con đã nặng gần 3 kg, cao hơn so với đàn gà nuôi đối chứng (ngoài mô hình) khoảng 0,5 kg.
Gà "khuyến nông" của bà Dung cho trọng lượng vượt trội gà đối chứng do con giống được nhập từ các cơ sở nhân giống gia cầm bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Gà sơ sinh khỏe, khả năng chống chịu tốt, độ đồng đều cao, ít nhiễm dịch bệnh, nuôi nhanh lớn hơn. Hiện tại, thương lái đã hỏi mua gà của bà Dung với giá 100.000 đồng/kg, nhưng bà để chờ Tết Nguyên đán Nhâm Dần mới bán, nhằm được lãi cao hơn.
Ông Phạm Văn Cải (hộ tham gia mô hình) nuôi 400 con gà "khuyến nông". Vì cần tiền đóng học phí cho con, ông Cải đã bán bớt gần nửa số gà trên cách nay mấy hôm. Tính ra, từ con giống bóc trứng, nuôi tới xuất chuồng (gần 5 tháng), mỗi cân gà hơi, ông Cải lãi trên 30.000 đồng, tương ứng lợi nhuận đạt 100.000 đ mỗi con. Số còn lại, để bán vào dịp Tết âm lịch, chắc chắn ông Cải sẽ có lãi từ 50.000 đồng/kg gà hơi trở lên.
Gà lai Đông Tảo của chị Dung "phục" bán Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Ảnh: H.Tiến.
Ông Cải cho biết, khi đăng ký tham gia mô hình, ông rất lăn tăn! Con giống có nguồn gốc thụ tính nhân tạo, chắc gì chất lượng thịt đã ngon? Vì thế ông không dám nhận nuôi nhiều. Giờ mới thấy tiếc. Gà "khuyến nông" thương phẩm, đã giữ nguyên được đặc tính ưu tú của con giống bố mẹ, chân to, thể trọng lớn, ít lông, thân hình vững chãi, da dày màu đỏ, thịt dai săn chắc, hàm lượng mỡ thấp, rất được người tiêu dùng ưa chuộng, dễ "hét" được giá ngất ngưởng, nhất là vào các dịp lễ, tết.
Chị Nguyễn Thị Duyến có nuôi 500 con gà "khuyến nông", cũng cho hay: Các hộ trong mô hình được lãi lớn, do chất lượng con giống tốt, chăn nuôi theo hướng thả vườn, tỷ lệ hao hụt giống thấp (dưới 3%), rất ít cho ăn cám công nghiệp. Đặc biệt, con nào chân cũng to lộc ngộc.
Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi sau khi tham gia mô hình của khuyến nông, chị Đinh Thị Ngân, một hộ tham gia mô hình cho biết: Để nuôi gà thả vườn đạt hiệu quả cao, tốt nhất chọn mua gà con mới nở từ các cơ sở nhân giống gia cầm bằng thụ tinh nhân tạo và chỉ chon nuôi con trống.
Trong 2 tháng đầu tiên, cần cho gà ăn cám viên công nghiệp, nhằm giúp gà con nhanh lớn, khỏe mạnh, chống chịu tốt. Từ sau tháng thứ 2 trở đi, tùy khả năng nông hộ, có thể cho ăn công nghiệp (chỉ dùng cám từ các nhà máy chế biến thức ăn gia cầm), bán công nghiệp (cám công nghiệp đậm đặc phối trộn với bột ngô, cám gạo), không công nghiệp (chỉ nuôi gà bằng thức ăn hữu cơ tận dụng).
Gà "khuyến nông" chân to lộc ngộc, nhờ được mua từ nguồn giống thụ tinh nhân tạo đảm bảo chất lượng. Ảnh: H.Tiến.
Tiêm vacxin phòng bệnh (cầu trùng, niu-cat xơn, gumboro, cúm H5N1, tụ huyết trùng) đúng lịch thú y. Chú ý, chỉ sử dụng vacxin cho gà khỏe mạnh, không tiêm vacxin khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, và khi gà thiếu thức ăn hoặc nước uống quá 24h.
Vườn thả gà phải thông thoáng, thoát nước nhanh, không bị bóng cây che kín hoàn toàn. Sau mỗi lứa nuôi gà phải tiến hành vệ sinh vườn cây sạch sẽ, để trống vườn 2-3 tháng mới thả chăn thả gà trở lại. Đặc biệt không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích hoa, đậu quả cho vườn cây có nuôi thả gà.
Chuồng trại cho gà cần làm nơi cao ráo, thoáng mát, xa nơi người ở. Cửa chính của chuồng trại mở theo hướng đông nam. Nền chuồng có đệm lót sinh học, nhưng phải tránh mưa hắt, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào đệm lót. Và không được phun thuốc khử trùng trực tiếp lên đệm lót có lợi khuẩn. Khi đệm lót có mùi hôi thối thì bổ sung lợi khuẩn và đảo đều,...
Triển vọng từ cây chè Shan Tuyết cổ thụ Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La hiện có hàng nghìn cây chè Shan Tuyết cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. Vừa qua, các cơ quan chức năng đã có những khảo sát, đánh giá và đưa vào danh mục "Cây Di sản Việt Nam". Đây là cơ hội để chính quyền và nhân dân xây dựng kế...