Nuôi dưỡng văn hóa từ chức
Chúng ta nói đến văn hóa từ chức ngày một nhiều hơn. Rất tiếc, nói nhiều hơn thì vẫn chưa phải là làm nhiều hơn. Mặc dù, văn hóa từ chức- nếu có- sẽ tạo ra sự hợp lý tối đa trong xã hội.
Ảnh minh họa
Nó giúp chúng ta đặt những người tài giỏi, có trình độ vào đúng vị trí dễ dàng hơn.
Video đang HOT
Nó cũng giúp thay thế những người ngồi “nhầm ghế” nhẹ nhàng và nhân bản hơn. Suy cho cùng, chuyện miễn nhiệm, bãi nhiệm là những chuyện vừa phức tạp, vừa tốn kém, lại thường xuyên làm mất thể diện của con người.
Ở các nước phát triển, việc từ chức là khá dễ dàng, vì văn hóa từ chức đã trở thành một phần của đời sống công. Văn hóa này lại được nuôi dưỡng trong một môi trường xã hội thuận lợi. Không làm quan, thì người ta có thể làm rất nhiều việc khác. Cựu Tổng thống Mỹ B.Clinton- khi còn đương chức- lương bình quân chỉ khoảng 200.000USD/năm. Nhưng khi thôi chức, ông có thể kiếm tới 300.000USD/giờ bằng cách làm diễn giả.
Như vậy, một giờ làm việc bằng lương tổng thống trong cả một năm rưỡi. Một vị bộ trưởng của Nhật từ chức cũng không có vấn đề gì quá lớn, vì vị này có thể ra làm chủ tịch cho một tập đoàn nào đó hoặc tham gia giảng dạy. Thực ra, kinh tế thị trường tạo ra muôn vàn những cơ hội cho những người có năng lực thật sự.
Một nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa thì hầu như không tạo ra nhiều cơ hội như vậy. Trong một hệ thống quản lý cứng và thành kiến thì sau khi từ chức, bạn sẽ rất khó tìm ra công việc thích hợp. Chẳng hạn như ở VN, nếu một vị quan chức nào đó xin từ chức, thì chắc gì đã dễ xin được việc mới; cho dù đó không phải là vị quan chức thuộc loại ngoài làm quan ra thì không biết làm gì khác. Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, vì vậy cơ hội việc làm cũng đang được mở ra nhiều hơn cho mọi người, trong đó có các quan chức. Chẳng hạn như trường hợp của một ông phó tổng giám đốc Đài Truyền hình VN.
Ông này từ chức nhẹ nhàng hơn vì ngay sau đó, ông ấy được nhận vào làm tại một công ty truyền thông tư nhân với mức lương cao hơn rất nhiều. Như vậy, ông ấy vẫn được làm chuyên môn yêu thích, được đóng góp cho xã hội, vì vậy chuyện từ chức của ông cũng dễ dàng hơn. Rất tiếc, không phải trường hợp nào cũng thuận lợi như vậy.
Một khía cạnh khác có thể làm nản lòng bất cứ ai muốn từ chức, đó là thủ tục. Nhiều khi anh cũng muốn từ chức, nhưng thủ tục miễn nhiệm phức tạp đến độ anh không còn muốn từ chức nữa. Một bộ trưởng muốn từ chức sẽ phải trải qua rất nhiều vòng xem xét, phê chuẩn, có khi còn phải trình ra Quốc hội bỏ phiếu miễn nhiệm… Như vậy quá nặng nề và quá mất thời gian, khiến ngay cả người có thiện chí xin từ chức cũng ngại. Thêm vào đó, quan chức của VN lên chức cao thường là do Đảng phân công, nếu từ chức thì cũng có nghĩa là chối bỏ sự phân công. Nút thắt này cũng cần được gỡ bỏ.
Để nuôi dưỡng văn hóa từ chức, điều đầu tiên là cần phát triển kinh tế thị trường, đặc biệt là phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời cũng cần phát triển xã hội dân sự. Nếu được như vậy, thì ngoài những dãy ghế trong hệ thống công quyền, còn có rất nhiều cơ hội ở ngoài hệ thống đó.
Theo laodong
"Kình ngư"... một chân
Không nhà cửa, không đất đai, ruộng vườn, chỉ có một chiếc ghe nhỏ làm chỗ trú thân, hơn 30 năm qua, anh Hồ Tân (khu vực 1, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) luôn bám dưới lòng sông để mưu sinh.
Anh Hồ Tân trong một lần lặn dưới sông Ngã Bảy.
Anh là một "kình ngư" nức tiếng khắp vùng bởi, dù bị thương tật từ nhỏ, chỉ còn một chân, nhưng anh lại là tay thợ lặn "số 1". Bao năm qua, bất kể mưa nắng đêm ngày, anh đã không quản khó khăn để vớt tài sản cho hàng ngàn ghe, tàu bị nạn...
Anh Hồ Tân sinh năm 1960 (tại khu vực 1, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy) trong một gia đình có đến 9 anh, chị em. Nhà nghèo, lại đông con nên khó khăn càng thêm chồng chất trong cuộc sống. Năm anh Tân lên 4 tuổi thì bất hạnh ập đến khi anh mắc phải căn bệnh sốt bại liệt quái ác. Cả nhà dù rất cố gắng để điều trị, nhưng cũng không thể giúp anh vượt qua cơn bạo bệnh. Sau lần đó, anh Tân bị liệt chân trái.
Đến năm khoảng 17-18 tuổi anh Tân bắt đầu biết bơi và lặn thành thạo. Cũng từ lúc đó, anh gắn bó với nghề thợ lặn, vớt tài sản cho các ghe, tàu bị nạn cho đến nay.
Anh Trần Hoàng Sáu - một người dân địa phương- kể lại: "Nghề thợ lặn rất nguy hiểm, những người bình thường khỏe mạnh, muốn làm nghề này đã khó, vậy mà anh Tân dù chỉ còn một chân, nhưng lại lặn rất giỏi. Đến nay anh đã lặn vớt tài sản cho hàng ngàn ghe, tàu không may bị nạn trên các tuyến sông và trở thành tay thợ lặn nổi tiếng khắp vùng".
Với một ống thở bằng nhựa ngậm trong miệng và một chiếc máy bơm nhỏ để trên ghe, anh Tân nhảy ùm xuống nước và có thể lặn sâu hàng giờ dưới đáy sông để làm công việc vớt tài sản của các ghe, tàu bị chìm.
Giờ đây, mỗi khi có ghe, tàu không may bị chìm, mọi người đều tìm đến anh Tân. Những lần như thế, anh được trả công năm, bảy chục ngàn đồng. "Có lần, một chiếc ghe bị chìm, tài sản đều mất hết, tui chỉ vớt lên được vài thứ lặt vặt. Nhìn chủ ghe ngồi khóc mà thấy xót, mình khổ một, người ta gặp nạn khổ đến mười. Nghĩ vậy, nên tui trở về không lấy tiền công" - anh Tân chia sẻ.
Do sống có tình, có nghĩa nên anh Tân được mọi người xung quanh thương mến. Hiện tại, anh Tân sống trên một chiếc ghe nhỏ cặp bờ sông Ngã Bảy. Biết anh nghèo khó, nên thỉnh thoảng họ biếu anh chút gạo hay gói thuốc lá...
Hiện tại, tất cả số tiền kiếm được từ nghề thợ lặn, ngoài việc lo thuốc thang cho mẹ già (đang sống ở khu vực 1, phường Ngã Bảy), tất cả còn lại anh Tân đều dành cho đứa con gái nhỏ đang học lớp 7 và sống cùng mẹ ở huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng. Dù bị tật nguyền, nhưng anh Tân không đầu hàng số phận và sống bằng chính sức lao động của mình. Đó thật sự là một tấm gương vượt khó đáng để noi theo
Theo laodong
Lật thuyền độc mộc tại Lai Châu, hai người mất tích Chiều 23/8, một chiếc thuyền độc mộc chở bốn người bị lật trên sông Nậm Mu (thuộc bản On, Khoen On, Than Uyên, Lai Châu). Bốn người gồm anh Lường Văn Thái, Lường Văn Liến (cùng sinh năm 1976, ở bảnChiềng Ban, xã Mường Kim) và Đèo Văn Liến, Hoàng Văn Yêu (cùng sinh năm 1985, ở bản Hỳ, xã Ta Gia) dùng...