Nuôi dưỡng, bảo tồn động vật hoang dã: Khó trăm bề…
Suốt ngày “làm bạn” với những con vật hoang dã, cứu chữa, chăm sóc và chờ ngày thả chúng về với rừng xanh là công việc và mong muốn của đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội.
Đây thực sự là một nghề nguy hiểm bởi nguy cơ tai nạn và thương tích rất cao. Tuy nhiên, vượt lên tất cả, tình thương với loài vật, tình yêu với rừng đã giúp họ gắn bó và có niềm say mê trong công việc gian nan này.
Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tiếp nhận cá thể động vật từ lực lượng chức năng khi xử lý đối tượng buôn bán trái phép.
Dẫn chúng tôi đi tham quan một vòng quanh các chuồng trại, Phó Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội Lương Xuân Hồng cho hay, hầu hết các loài động vật hoang dã tại đây đều do lực lượng chức năng tịch thu và bàn giao cho Trung tâm. Sau tiếp nhận, các cá thể này được đưa về nuôi nhốt để chăm sóc, chữa trị các vết thương; sau đó từng bước thuần dưỡng, đến thời điểm phục hồi sức khỏe, đủ khả năng sinh sống sẽ được thả về môi trường tự nhiên. Công việc hằng ngày của các anh là chuẩn bị thức ăn, chăm sóc, chữa trị vết thương (nếu có) cho các cá thể động vật; tổ chức vệ sinh, xử lý chuồng trại. Nghe qua, tưởng chừng không quá nặng nề, nhưng khi bắt tay vào việc mới thấy không đơn giản. Bởi lẽ, thức ăn của các loài thường khác nhau, có loài ăn tạp, nhưng cũng có loài khá kén mồi nên việc tìm và đặt mua thức ăn cho chúng không dễ dàng. Hơn nữa, mỗi cá thể lại có sở thích ăn uống riêng, buộc nhân viên phải nắm rõ.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Hằng, cán bộ phụ trách chăn nuôi thú y của Trung tâm cho biết: Động vật hoang dã đưa đến cứu hộ tại Trung tâm đa phần được các cơ quan chức năng bắt giữ, tịch thu trên đường vận chuyển đi tiêu thụ nên nguy cơ lây bệnh giữa các loài động vật hoang dã với nhau và lây bệnh sang con người khi chúng tôi làm việc, tiếp xúc với chúng là rất cao. Thời gian đầu, với bản năng sinh tồn, chúng sẵn sàng tấn công tất cả những đối tượng chúng cho là gây ra mối nguy hiểm. Đặc biệt, những loài vật hoang dã bị con người vây bắt và bị con người làm tổn thương cơ thể thường trở nên hết sức hung dữ, khi thấy bóng dáng con người, chúng luôn cảnh giác và sẵn sàng lao vào tấn công. Chỉ khi qua thời gian thuần dưỡng, chúng cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc ân cần của nhân viên thì chúng mới đáp lại bằng sự thân thiện, bản năng hung dữ giảm đi phần nào…
Không chỉ đối mặt với những nguy cơ tai nạn rình rập, Trung tâm còn gặp khó khăn khi số động vật hoang dã đang được cứu hộ, bảo tồn tại đây thường xuyên quá tải so với cơ sở vật chất hiện có của đơn vị. Trong khi đó, quy trình chăm sóc động vật hoang dã cũng gặp không ít thách thức. Đó là việc nuôi dưỡng, chăm sóc động vật hoang dã trong điều kiện nuôi nhốt nếu không tốt sẽ rất dễ chết. Chưa kể, các con vật lớn tuổi hay mắc bệnh nặng, một số do bị tai nạn với rào chắn sắt hoặc cắn xé nhau… nên việc chăm sóc, điều trị vết thương rất vất vả, nhất là trong điều kiện thay đổi môi trường sống, khí hậu… Ngoài ra, thức ăn cũng phải ổn định, bảo đảm chất lượng, không thay đổi khẩu phần ăn đột ngột khi chúng mới về Trung tâm. Với đặc thù khí hậu thất thường, sự khác biệt giữa các vùng miền, nhiều trường hợp là động vật hoang dã xuất xứ từ nước ngoài rất khó nuôi dưỡng. Vì thế, việc thực hiện các quy định, nguyên tắc trong chăm sóc, thuần dưỡng các loài động vật phải nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm cho cá thể sinh trưởng, phát triển; đồng thời, phải bảo đảm sự an toàn cho nhân viên. Ngoài ra, việc xử lý vi phạm về buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp các loài động vật hoang dã thường xuyên kéo dài cũng ảnh hưởng đến chất lượng công tác cứu hộ động vật hoang dã.
Vượt qua những khó khăn, ngay từ đầu năm, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch triển khai chương trình công tác năm 2018, xác định cụ thể lượng công việc phải hoàn thành theo từng tháng, từng quý. Từ đó triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể đến từng phòng chuyên môn, từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị… để thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất. Do vậy, Trung tâm đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận, cứu hộ, phòng trị bệnh, phục hồi sức khỏe, tổ chức thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên và chuyển giao sau cứu hộ; tổ chức phòng bệnh định kỳ theo kế hoạch và chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất cùng hệ thống chuồng trại hiện có phục vụ công tác cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã…
Bạch Thanh
Theo hannoimoi
Tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, không để người dân bị đói, khát trong mưa lũ
Các tỉnh miền núi phía Bắc khẩn trương chỉ đạo ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ; tổ chức tìm kiếm người còn mất tích, cứu chữa người bị thương; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại.
Bộ đội Biên Phòng, Đoàn Kinh tế Quốc phòng 356 đang khẩn trương tìm kiếm người bị mất tích do sạt lở tại bản Nhóm 1 xã Vàng Ma Chải (Phong Thổ, Lai Châu). Ảnh: Quý Trung/TTXVN
Ngày 4/8, ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị các tỉnh miền núi phía Bắc khẩn trương chỉ đạo ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ; tổ chức tìm kiếm người còn mất tích, cứu chữa người bị thương; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, mai táng người bị thiệt mạng; hỗ trợ chỗ ở, lương thực, thực phẩm, không để người dân bị đói, khát. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước trên thượng lưu sông Lô trong trường hợp phía Trung Quốc vận hành các hồ chứa, để kịp thời cảnh báo đến người dân chủ động phòng tránh.
"Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nguy cơ sạt lở đất, lũ quét sẽ tiếp tục xảy ra tại Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, vì vậy đề nghị các địa phương tiếp tục kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ trượt lở đất để chủ động sơ tán, di dời dân cư, đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa; cử người canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực có nguy cơ bị sạt lở, ngập sâu, nước chảy xiết, các ngầm, tràn", ông Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh.
Cùng với đó, tiếp tục theo dõi diễn biến mưa, lũ trên lưu vực hệ thống sông Bùi, sông Hoàng Long để thông tin, cảnh báo kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân nhằm chủ động các biện pháp phòng tránh; chỉ đạo kiểm tra và sẵn sàng triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình đê điều, hồ đập, đặc biệt đối với các công trình đê điều trọng điểm xung yếu, hồ chứa có nguy cơ mất an toàn, các công trình đang thi công hoặc công trình đang xử lý, khắc phục sự cố. Tiếp tục vận hành các cống, trạm bơm tiêu để đảm bảo kịp thời tiêu nước, nhất là khu vực thấp, trũng, khu dân cư tập trung thường xuyên bị ngập úng; thực hiện việc chuẩn bị theo phương châm "4 tại chỗ"; chú trọng việc dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm..., sẵn sàng ứng phó với các tình huống khi có mưa, lũ, ngập úng; phòng chống lũ theo cấp báo động. Song song đó, duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tiến hành vệ sinh môi trường phòng tránh dịch bệnh lây lan tại những khu vực nước rút; theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở bờ sông Đà thuộc tỉnh Hòa Bình để kịp thời di dân, sơ tán đảm bảo an toàn về người và tài sản; tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương, tính đến 6 giờ ngày 4/8, đã có 13 người chết, mất tích và bị thương do sạt lở đất và sập nhà tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Cụ thể, 6 người chết gồm: Bà Lý Thị Trà (64 tuổi), chị Phàn Lở Mầy (30 tuổi), anh Lý Lao Tả (17 tuổi), anh Lý Lao Tả (17 tuổi), cháu Lý Lao Sản (15 tuổi), cháu Lý Láo Lở (15 tuổi); 5 người mất tích (chưa xác định danh tính); 2 người bị thương.
Ngoài ra, tỉnh Lai Châu có 7 nhà bị sập hoàn toàn, 2 nhà bị thiệt hại khoảng 50% và tỉnh Cao Bằng có 36 nhà bị ngập nước; 275,5 ha lúa bị ngập úng, trong đó Lai Châu có 20,5 ha, Cao Bằng 255 ha. Tại Cao Bằng cũng có 25 ha đất nông nghiệp bị xói trôi, bồi lấp không khôi phục được; 91 con gia súc và 18.775 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 8,35 ha nuôi thủy sản bị cuốn trôi.
Một số tuyến đường liên xã bị sạt lở với khối lượng sạt lở hơn 50 m3 đất đá, gây ách tắc giao thông tại huyện Phong Thổ (Lai Châu). Riêng tỉnh Cao Bằng bị thiệt hại về một số công trình thủy lợi nhỏ, 2 công trình văn hóa và 2 điểm trường học do ngập lũ và bồi lấp.
Theo Thắng Trung (TTXVN )
Rừng xanh "rên xiết" vì tập quán canh tác Vì thương dân, xã đa chuyển diện tích rừng bị phá thành đất nông nghiệp nhưng chỉ canh tác được vài năm, người dân lại đi tìm vạt rừng mới để phá tiếp. Những cánh rừng xanh cứ thế lần lượt bị "xuống tóc". Doc 2 bên đương đoan qua lang Kon Jốt va lang Kon Maha, xa Ha Đông (huyên Đăk Đoa,...