Nuôi động vật hoang dã: Người “hái” ra tiền, kẻ nợ đầm đìa
Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang, chăn nuôi động vật hoang đã trở thành nghề “hái” ra tiền cho một số hộ dân. Song cũng từ chính nghề này nhiều hộ gặp không ít khó khăn vì mắc nợ.
Mô hình nuôi hươu của anh Quan Văn Tiệp, tổ 3, phường Tân Hà ( TP Tuyên Quang) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Tiệp cho biết, năm 2009, anh đầu tư chuồng trại nuôi 40 con hươu nái, nhờ chăm sóc tốt, mỗi năm 1 hươu mẹ sinh sản 1 hươu con, chăm nuôi khoảng 6 tháng hươu con có giá 10 triệu đồng/con.
Tháng 9 vừa qua, anh Tiệp đã xuất bán 50 con thu về 500 triệu đồng. Ngoài bán hươu giống, đàn hươu còn cho khai thác nhung. Mỗi năm, gia đình anh Tiệp thu hoạch khoảng 6 kg nhung hươu, giá bán nhung bình quân 20 triệu đồng/kg. Lợi nhuận đem lại giúp anh Tiệp mở rộng quy mô từ cơ sở chăn nuôi lên trang trại.
Mô hình chăn nuôi hươu sinh sản và hươu lấy nhung của gia đình anh Quan Văn Tiệp, tổ 3, phường Tân Hà, TP Tuyên Quang ( tỉnh Tuyên Quang) cho doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm.
Trái ngược với chăn nuôi hươu, những mô hình nuôi nhím đang rơi vào cảnh khốn đốn khi giá của những con đặc sản này ngày một giảm. Từng một thời chạy đua theo phong trào nuôi nhím, ông Nguyễn Văn Tới, tổ 10, phường Tân Quang (TP Tuyên Quang) hiểu hơn ai hết về những gian truân, vất vả của nghề nuôi nhốt động vật hoang dã.
Video đang HOT
Ông Tới chia sẻ, đầu năm 2012 ông đầu tư 120 triệu đồng làm chuồng trại và mua 7 con nhím giống về nuôi. Sau 3 năm chăn nuôi vất vả đàn nhím của gia đình đã tăng lên đến 15 con. Tưởng rằng khi bán sẽ lãi lớn, ai ngờ giá nhím sụt giảm chưa từng có, nhím giống giá chỉ còn 2 triệu đồng/1 con, nhím thương phẩm phải bán theo kg. Bán cả đàn nhím ông Tới thu về đúng 12 triệu đồng.
Cùng cảnh với ông Tới, ông Nguyễn Mạnh Hùng, thôn Tân Quang, xã Thái Bình (Yên Sơn) cũng khốn đốn về nhím. Theo ông Hùng, lúc đỉnh điểm, một đôi nhím giống chưa đầy 3 tháng tuổi có giá lên đến 20 triệu đồng. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, giá nhím bất ngờ lao dốc chỉ còn 1,5 triệu đến 1,7 triệu đồng/đôi khiến nhiều gia đình chăn nuôi như ông bị thua lỗ nặng nề.
Hiện toàn tỉnh Tuyên Quang chỉ còn 66 cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã với trên 10 nghìn cá thể, so với năm 2014 con số này đã giảm gần một nửa số cơ sở và số cá thể. Ông Lương Xuân Trọng, kiểm lâm viên, Chi cục Kiểm lâm cho rằng, sở dĩ các cơ sở giảm là do thời gian đầu người dân đầu tư nuôi theo phong trào mà không nghiên cứu thị trường. Bởi thế khi ồ ạt nuôi con đặc sản bỗng nhiên mất giá, trở thành “của nợ” của nhiều hộ gia đình.
Ông Dương Văn Xy, Phó chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chính sách hỗ trợ việc bảo tồn các loại vật nuôi quý hiếm. Thực hiện chính sách, ngành đã rà soát, tạo điều kiện tốt nhất để các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện.
Theo Đoàn Thư (Báo Tuyên Quang)
Nuôi con ăn lá mít, uống nước lã, đến hẹn cắt sừng thu tiền
Ông Nguyễn Văn Đức ở thôn Nghĩa Tết, xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là người đầu tiên của xã đưa hươu về nuôi lấy nhung. Ông nuôi được 6 con hươu, mỗi năm thu được cả trăm triệu đồng. Theo ông Đức, nuôi hươu nhàn nhã, thức ăn là lá cây, uống nước lã, vậy mà người nuôi lãi quan viên.
Cách đây 3 năm, ông Nguyễn Văn Đức, xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã tình cờ nghe được câu chuyện của người bạn nói về nghề nuôi hươu lấy nhung đang rất thịnh hành. Ông Đức mạnh dạn mua 6 con hươu đực về nuôi.
Ông Nguyễn Văn Đức đang cho đàn hươu ăn lá mít lấy ở vườn nhà.
Hươu vốn là giống hoang dã, nên chúng chỉ thích ăn các loại lá cây và đặc biệt là lá mít. Đón đám hươu này về nuôi, ông Đức đã gặt hái được thành quả chỉ sau gần 1 năm nuôi. 1 năm, con hươu cho cắt 2 lần nhung. Một đôi nhung bán được 10 triệu đồng. "Nhung hươu rất dễ bán. Đến dịp cắt nhung đã có nhiều người đến đặt trước. Họ đến tận vườn để đợi lấy nhung", ông Đức cho biết.
Cũng theo ông Đức, nuôi hươu rất nhàn. Một ngày cho chúng ăn 2 lần. Thức ăn cho chúng là các loại lá cây và đặc biệt là chúng rất thích ăn lá mít. Vườn mít nghệ "điếc" không ra trái, hoặc ra ít trái của ông Đức trở thành nơi cung cấp lá cho đàn hươu. Hươu nuôi đến thời kì nó mọc sừng nhung, mỗi ngày ông cho mỗi con ăn thêm 1 nắm ngô. Ông Đức cũng khuyến cáo, thức ăn cho hươu phải sạch và khô ráo...
Những con hươu nuôi lấy nhung ăn lá mít của gia đình ông Đức.
Từ khi nuôi hươu cho ăn lá mít, đến hẹn cắt sừng nhung bán thu tiền, gia đình ông Đức có của ăn của để chứ không như ngày trước. Còn nhớ cách đây 10 năm, vợ chồng ông Nguyễn Văn Đức ( quê ở Thạch Thất - Hà Nội) đã mạnh dạn lên xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình làm trang trại. Những năm đầu, ông Đức nuôi gà và trồng cây ngắn ngày. ..
Ngoài ra, ông Đức còn trồng mít nghệ. Ông hy vọng, cây mít sẽ làm thay đổi cuộc sống của gia đình. Tuy nhiên, giống mít này ra quả muộn, mấy trăm cây mít không chịu ra quả. Ông đã chuyển sang nuôi dê để tận dụng nguồn lá mít. Con dê nghĩ thì dễ làm, nhưng khi nuôi nó mới biết, chúng bị bệnh rất khó phòng. Đàn dê mấy chục con, tôi phải bán gấp.
"Giờ tôi nuôi đàn hươu lấy nhung thì vườn mít trở thành cái "kho cỏ". Cây mít quanh năm có lá nên không sợ đàn hươu thiếu thức ăn xanh...", ông Đức chia sẻ.
Theo Danviet
Kinh ngạc: Nuôi loài vật hiền lành, chỉ bán sừng thôi đã có 120 tỷ Cho giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng mở nên thời gian qua, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển nuôi hươu lấy nhung và xác định đây là vật nuôi chủ lực. Cũng nhờ nuôi hươu lấy nhung mà nhiều hộ nông dân trên địa bàn đã có thu nhập rất cao. Nhờ nuôi hươu lấy...