Nuôi đàn trâu béo đẹp, thu nhập tăng, dân khấm khá
Từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập chủ yếu chỉ dựa vào mấy sào ruộng, chị Đặng Thị Nhâm, 48 tuổi ở bản Tiên Bình (thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi trâu và trồng trọt. Nhờ vậy mà kinh tế gia đình chị ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng khá giả hơn.
Xuât thân trong môt gia đinh thuần nông, khi lập gia đình thì ra ở riêng, hai vợ chồng chị Nhâm đươc bố mẹ đẻ cho ít ruông đê mưu sinh va lâp nghiêp. Nhưng năm đâu bắt tay vào làm ăn để phát triển kinh tế, do thiếu kinh nghiệm trong sản xuất nên đàn gia súc, gia cầm luôn bị dịch bệnh, năng xuất các loại cây trồng thấp nên cái nghèo luôn đeo bám gia đình chị mãi.
Không cam chịu khó khăn, quyết tâm vươn lên thoát nghèo, năm 2001, chị đã vay vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện với số tiền 15 triệu đồng để đầu tư vào chăn nuôi lợn, mua thêm đất để cấy lúa và trồng ngô. Để có kinh nghiệm trong sản xuất, chị Nhâm tích cực tham gia lớp tập huấn do Hội nông dân các cấp tổ chức và tham quan mô hình sản xuất, chăn nuôi của các hộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Nhờ áp dụng nhiều mô hình vào phát triển kinh tế, gia đìng chị Nhâm đã từng bước thoát nghèo.
Sau những chuyến đi đó, chị áp dụng những kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được vào chăn nuôi, trồng trọt, vừa làm chị vừa học hỏi thêm kinh nghiệm qua sách, báo, ti vi. Nhờ đó mà năng xuất lúa, ngô của gia đình chị Nhâm đã dần tăng lên cả số lượng và chất lượng, việc làm kinh tế suôn sẻ hơn đã giúp gia đình chị vượt qua khó khăn ban đầu và trả hết nợ nần, dần thay đổi cuộc sống.
Để mở rộng sản xuất nâng cao nguồn thu nhập, năm 2015 chị đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tam Đường (Lai Châu) cùng với nguồn vốn tích lũy của gia đình để đầu tư thêm chuồng trại chăn nuôi, trồng chè, mua máy say xát, mua máy xao chè.
Chị Nhâm cho biết: Hiện mỗi năm gia đình tôi bán ra thị trường từ 5 – 6 tấn lợn thịt và hàng chục con lợn giống. Ngoài ra, tôi còn nuôi thêm 9 con trâu và nuôi hơn 200 trăm con gà ta. Để tạo nguồn thu nhập hơn nữa, tôi trồng thêm chè trên nương rẫy, mỗi năm gia đình thu hái hơn 18 tấn chè búp tươi và gieo trồng gần 1 ha lúa, ngô. Với mô hình kinh tế tổng hợp, sau khi trừ chi phí mỗi năm gia đình tôi thu được trên 130 triệu đồng.
Video đang HOT
Chị Nhâm thường thả đàn trâu lên các ngọn đồi sau nhà, để cải thiện chất lượng thức ăn cho gia súc.
Không chỉ giỏi trong phát triển kinh tế gia đình, bản thân chị Nhâm cùng gia đình luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các phong trào thi đua do các cấp phát động, chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, động viên giáo dục con cháu chăm học, chăm làm, không tham gia vào các tệ nạn xã hội. Chính vì vậy, nhiều năm liền gia đình chị Nhâm đều đạt danh hiệu Gia đình Văn hóa.
Ông Nguyễn Đình Hải, Bí thư chi bộ bản Tiên Bình, thị trấn Tam Đường, cho hay: Chị Nhâm là một nông dân luôn nỗ lực vượt khó khăn trong phát triển kinh tế bằng chính sự siêng năng, cần cù trong lao động. Gia đình chị luôn được rất nhiều người trong bản quý mến. Chúng tôi thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con học hỏi theo mô kinh tế tổng hợp của chị Nhâm, để phát triển kinh tế xóa nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng tại địa phương.
Theo Danviet
Vì sao tai nạn giao thông thảm khốc thường xảy ra khi xe xuống dốc?
Xe bồn tông xe khách khiến 13 người tử vong, xe 45 chỗ đổ đèo đâm vách đá làm 3 người thiệt mạng... là điển hình của những vụ tai nạn giao thông (TNGT) thảm khốc xảy ra khi xe đang xuống dốc. Tuy nhiên trong đào tạo và sát hạch lái xe hiện nay chỉ chú trọng tới điều khiển xe lên dốc.
Những vụ tai nạn thảm khốc khi xe xuống dốc
Ngày 15/9/2018, tại Km57 400 trên tuyến quốc lộ 4D qua thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu xảy ra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, giữa xe bồn mang biển kiểm soát 24C-063.76 với xe ô tô khách 16 chỗ mang biển kiểm soát 25B-000.88. Vụ tai nạn đã làm 13 người chết và 3 người bị thương.
Theo cơ quan Công an tỉnh Lai Châu, nguyên nhân TNGT được xác định là do xe bồn mất phanh, xe lao đi rất nhanh rồi đâm mạnh vào xe khách ở phía trước khiến cả 2 xe lao xuống suối sâu có nhiều đá tảng. Thiết bị giám sát hành trình ghi lại vận tốc thời điểm xe bồn lao xuống dốc và tông vào xe khách lên tới 109km/h.
TNGT thảm khốc xảy ra trên quốc lộ 4D khi xe bồn đâm vào xe khách khi xuống dốc, 13 người đã thiệt mạng
Hồi giữa tháng 6/2018, chiếc xe khách mang biển kiểm soát 34B-002.69, chở theo 37 người đang đi trên đèo Lò Xo, đường Hồ Chí Minh thuộc xã Đăk Man (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) thì bất ngờ lao xuống vực sâu hơn 20 mét khiến 3 người chết và 34 người bị thương.
Kết quả điều tra của Cơ quan chức năng địa phương cho thấy, khi lưu thông đến qua đèo Lò Xo trên đường thì xe mất hơi dẫn đến hệ thống phanh và chuyển hướng không có tác dụng đã dẫn tới TNGT.
Tháng 8/2014, chiếc xe khách 45 chỗ ngồi mang BKS 53N-7893 khi lưu thông trên tỉnh lộ 723 (đoạn qua địa phận xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) bất ngờ bị mất phanh và có nguy cơ lao xuống suối. Trước tình thế cấp bách, tài xế đã quyết định đánh lái cho xe lao vào vách núi, tông vào tảng đá. Vụ TNGT đã khiến 3 người thiệt mạng, trong đó có tài xế.
Vụ TNGT xảy ra do xe mất phanh, tài xế đánh lái đâm vào vách đá
"Bất cập" trong đào tạo lái xe
Trao đổi PV Dân trí, Đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an - cho biết: Việc đào tạo và sát hạch lái xe ô tô hiện nay đang chú trọng và trừ điểm nhiều nhất là bài dừng và khởi hành xe ngang dốc (depart), trong khi kỹ năng lái xe xuống dốc quan tâm rất ít.
Phó Cục trưởng Đỗ Thanh Bình nói, với lỗi đề pa, học viên bị trừ điểm nhiều nhất nếu để xe chết máy và hoặc xe đang lên dốc mà bị tụt trôi dốc. Tuy nhiên, thực tế địa hình giao thông Việt Nam có 2/3 là đồi núi, thống kê tai nạn xảy ra ở khu vực dốc cho thấy xe bị tai nạn khi xuống dốc nhiều hơn lên dốc.
"Qua khảo sát câu hỏi lý thuyết và sát hạch lái xe mà ngành giao thông đang thực hiện, trong giáo trình đào tạo chỉ có 3 câu hỏi liên quan đến kỹ năng điều khiển xe xuống dốc. Luật Giao thông đường bộ cũng quy định duy nhất một điểm đối với xe xuống dốc, cụ thể: Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 17 quy định về tránh xe đi ngược chiều nêu rõ: "Xe xuống dốc phải ưu tiên cho xe lên dốc."" - Đại tá Đỗ Thanh Bình cho hay.
Bài thi "đề-pa lên dốc" được chú trọng đào tào và sát hạch lái xe, trong khi tình huống xuống dốc lại ít được quan tâm. Trên thực tế TNGT xảy ra ở khi xuống dốc nhiều hơn là lên dốc (ảnh: TTXVN)
Phó Cục trưởng Cục CSGT phân tích, khi xe chạy xuống dốc quán tính rất lớn, vì vậy nguyên tắc là phải hạn chế tối đa việc sử dụng phanh để tránh gây nóng và cháy má phanh. Theo hướng dẫn kỹ năng lái xe an toàn, phải sử dụng số để kìm hãm gia tốc của phương tiện xuống dốc.
"Tài xế phải làm chủ được tốc độ, khi xuống dốc người lái phải xác định số hãm của động cơ là quan trọng chứ không phải phanh là quan trọng, nếu sử dụng phanh nhiều sẽ gây cháy má phanh." - Đại tá Đỗ Thanh Bình cho hay.
Lãnh đạo Cục CSGT cũng thông tin, hiện nay xe số tự động được người dân sử dụng nhiều, tính năng tự động đã hỗ trợ ngăn chặn được việc xe bị tụt ngang dốc. Trong khi đó, lái xe xuống dốc cần phải có kiến thức và kỹ năng điều khiển, nhưng quan trọng nhất là kỹ năng thực tiễn thì đang bị thiếu hụt.
Tháng 9/2016, tại quốc lộ 20 đoạn qua địa phận thị trấn Đam Ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, tài xế Phan Văn Bắc (sinh năm 1986) ngụ tại địa phương đang điều khiển xe tải biển số 49C-09851 lưu thông theo hướng TP.Bảo Lộc đi TPHCM đã phát hiện xe ô tô khách biển số 53N-2824 loại 42 chỗ, do tài xế tên Toàn (ngụ Cần Đước, tỉnh Long An) điều khiển đi cùng chiều, phía sau, xe có biểu hiện mất phanh.
Trước tình huống này, tài xế Bắc đã điều khiển xe chạy chậm về phía trước xe ô tô khách và "dìu" xe ô tô khách xuống hết đèo Bảo Lộc một đoạn khoảng cách 465m nhằm không để xảy ra tai nạn giao thông". Tất cả 30 người đã được cứu sống khi chiếc xe khách may mắn thoát vụ tai nạn thảm khốc trong gang tấc. Vụ việc này từng gây chấn động trong dư luận xã hội, tài xế Bắc đã nhận được rất nhiều khen ngợi về kỹ năng lái xe giỏi, chuyên nghiệp.
C.N.Q
Theo Dantri
Sau vụ tai nạn 13 người chết: Xem xét làm đường lánh nạn trên quốc lộ 4D Liên quan tới vụ xe bồn đâm xe khách khiến 13 người tử vong trên quốc lộ 4D đoạn qua tỉnh Lai Châu, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) và yêu cầu xem xét về việc xây dựng đường lánh nạn tại khu vực này. Như Dân trí đã đưa tin, ngày...