Nuôi đàn bò chăn thả trên đồi, mỗi năm có hơn trăm triệu
Ông Hà Văn Tuân, xóm Nọt (xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) nuôi hơn 20 con bò giống địa phương và được người dân trong xóm đặt cho cái tên thân mật là “vua bò” miền sơn cước. Từ khi gia đình ông chuyển sang nuôi bò, cuộc sống của gia đình ông đã thoát nghèo và trở nên khấm khá.
Nhiều năm trở lại đây, tận dụng những đồng cỏ mọc xanh mướt trên các triền núi đồi, nhiều hộ dân đã mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi bò thả đồi, nhờ đó mà diện mạo của xóm và thu nhập kinh tế của người dân được cải thiện rõ rệt. Gia đình ông Hà Văn Tuân là một trong những hộ tiên phong trong phát triển kinh tế theo mô hình nuôi bò thả đồi tại địa phương. Nhờ vậy mà ông đã có cuộc sống dư giả, không còn phải trật vật thiếu thốn như trước kia nữa.
Từ khi chuyển sang nuôi bò, thu nhập của gia đình ông Tuân đã tăng cao so với nhiều năm trước.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hà Văn Tuân cho biết: Trước kia gia đình tôi nuôi 8 con trâu nhưng do địa hình đồi núi dốc, không có nước để trâu đầm mỗi khi chăn thả trên đồi, nên chăm sóc rất vất vả. Sau đó tôi bàn với vợ bán toàn bộ đàn trâu, mua 5 con bò giống địa phương về nuôi phát triển kinh tế, số tiền còn lại tôi trả nợ và mua thêm đất ruộng trồng lúa. Khoảng 1 năm sau, 5 con bò giống của gia đình tôi đẻ được 5 con bê khỏe mạnh.
Hàng ngày ông Tuân lùa đàn bò lên các triền đồi để chăn thả.
Theo ông Tuân: Do trước kia tôi đã từng nuôi trâu, nên khi chuyển sang nuôi bò tôi cũng có nhiều kinh nghiệm chăm sóc. Hàng ngày tôi đều dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ cho đàn bò. Mỗi năm định kỳ tiêm phòng cho đàn bò. Nhờ vậy mà đàn bò gia đình tôi phát triển rất tốt và ít dịch bệnh.
Để có đầy đủ lượng thức ăn cho đàn bò, ông Hà Văn Tuân đã tận dụng 1ha đất nương rẫy trồng thêm cỏ voi, để cung cấp thức ăn cho đàn bò vào những ngày mưa gió và mùa đông không đi chăn thả được. Bên cạnh đó, ông còn tận dụng rơm rạ của gia đình và nhiều hộ khác trong bản sau mỗi vụ thu hoạch lúa, tích vào kho dự trữ nhằm bổ sung đa dạng nguồn thức ăn cho đàn bò.
Video đang HOT
Mỗi con bò trưởng thành được ông Tuân bán với giá 14 triệu đồng.
“Tôi nuôi bò theo kiểu thả đồi, bởi diện tích nương rẫy của gia đình tôi khá rộng, cộng thêm dưới tán cây luồng có rất nhiều loại cỏ mọc nên lượng thức ăn tương đối dồi dào, đủ cho đàn bò của gia đình ăn đến mùa đông. Khi bò trưởng thành, nhiều thương lái hoặc những người dân trong xã có sự kiện, đám cưới, tổng kết… họ đều đến tận trang trại chọn những con bò ưng ý để thu mua. Chính vì vậy, mà đầu ra cho đàn bò luôn ổn định và được giá cao”- ông Tuân cho biết thêm.
Gia đình ông Hà Văn Tuân là hộ tiên phong trong xóm phát triển mô hình nuôi bò thả đồi.
Hiện tại, ông Tuân nuôi hơn 20 con bò giống địa phương, ông nuôi theo kiểu thả đồi nên đàn bò của gia đình luôn phát triển khỏe mạnh, con nào con nấy đều béo ú. Bình quân 1 con bò trưởng thành, ông Tuân bán ra thị trường với giá hơn 14 triệu đồng/con. Ngoài ra ông Tuân còn trồng thêm 2 vụ lúa trên diện tích 1.300m2, mỗi vụ cho thu hoạch gần 1 tấn thóc. Vì thế mà hàng năm gia đình ông không phải bỏ tiền ra mua gạo, ngược lại ông còn có gạo bán ra thị trường kiếm thêm thu nhập.
Bò giống của gia đình ông Tuân luôn được các thương lái trả giá cao.
Ông Hà Văn Tuân chia sẻ: Từ thời điểm bán trâu chuyển sang nuôi bò, tôi thấy nhàn hơn và không sợ thua lỗ, vì giá thịt bò trên thị trường hiện nay rất cao và ổn định, không hay mất giá. Tôi tận dụng và gom phân bò bán cho các nhà vườn trồng cây ăn quả ở huyện Cao Phong, Tân Lạc. Mỗi năm, tôi thu nhập từ việc bán phân gần 20 triệu đồng. Tính tổng thu nhập 1 năm, tôi thu lãi gần 120 triệu đồng từ việc nuôi bò và bán phân chuồng. Thời gian tới, tôi dự định rào xung quanh nương trồng cây luồng để nuôi thêm dê, nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình.
Theo Danviet
Dân Vạn Mai góp hơn 700 triệu đồng xây dựng nông thôn mới
Để Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) cán đích vào cuối năm 2020, xã Vạn Mai (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) đã huy động sức dân đóng góp tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất, tài sản khác hơn 700 triệu đồng. Đây là việc làm rất ý nghĩa, thể hiện sự đoàn kết trong việc chung tay với chính quyền địa phương về XDNTM.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và UBND huyện về tổ chức phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới; Cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Hàng năm xã Vạn Mai đã phát động phong trào thi đua "nhân dân xã Vạn Mai chung sức xây dựng nông thôn mới"; tổ chức phong trào thi đua giữa các xóm và các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn với nhau, tạo nên động lực mới lan tỏa đến toàn dân trong xây dựng NTM.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Khà Văn Sảnh, Chủ tịch UBND xã Vạn Mai (huyện Mai Châu, Hòa Bình), cho hay: Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể phân công cán bộ, Đảng viên phụ trách các xóm tiểu khu triển khai thực hiện các nội dụng, phương hướng nhiệm vụ đã đề ra. Ngoài ra, xã thường xuyên giao ban để nắm rõ tình hình, tâm tư nguyện vọng của bà con và những khó khăn, khúc mắc cần tháo gỡ, để đề án đi vào cuộc sống và sự ủng hộ của người dân đạt hiệu quả cao nhất.
Bà con nhân dân xã Vạn Mai hiến đất, góp ngày công xây dựng NTM.
Xã Vạn Mai xây dựng NTM có nhiều thuận lợi, như: Cơ sở giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục được đầu tư trong nhiều năm và đã phát huy hiệu quả, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, UBND và các phòng ban của huyện, Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về NTM của huyện. Từ đó các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được triển khai kịp thời đến bà con nhân dân, tạo ý thức và sự đồng thuận cao về huy động sức dân xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, xã còn vận động nhân dân các dân tộc trên địa bàn giúp nhau phát triển kinh tế thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu hợp pháp; thực hiện quy hoạch và chỉnh trang khu dân cư, hiến đất, góp ngày công xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn.
Đường giao thông nông thôn liên xã, liên bản được mở rộng bê tông hóa, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế.
"Để chương trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao, chúng tôi đã huy động tối đa các nguồn lực từ nhân dân trên tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm. Chúng tôi chủ động tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như: Treo băng zôn, khẩu hiệu, pano, loa truyền thanh ở các xóm; tổ chức lồng ghép các cuộc họp dân, tiếp xúc cử tri, các hội nghị, các đợt giao lưu văn nghệ, các phong trào thi đua khác đều gắn với xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, chúng tôi còn phát sổ tay và tờ rơi tuyên truyền về nông thôn mới cho cán bộ, các tổ chức chính trị xã hội, bà con ở các xóm vận động góp ngày công lao động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM" - ông Khá Văn Sảnh thông tin thêm.
Xã Vạn Mai vận động bà con chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, giúp người dân vươn lên làm giàu ở địa phương.
Hưởng ứng phong trào xây dựng NTM của chính quyền địa phương, bà con nhân dân trên địa bàn xã Vạn Mai đã chung tay đóng góp tiền mặt, hiến đất, ngày công lao động và tài sản khác hơn 700 triệu đồng xây dựng NTM. Hiện nay, các tuyến đường giao thông nông thôn được mở rộng và bê tống hóa đạt 100%, tạo điều kiện cho người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa nông sản tiện lợi. Tổng thu nhập của người dân đạt 29 triệu đồng/người/năm, đời sống tinh thần, vật chất của bà con ngày càng được nâng cao.
Chị Vì Thị Thặm, xóm Nghẹ, xã Vạn Mai, cho biết: Khi nghe tin Nhà nước hỗ trợ nguyên vật liệu làm đường giao thông nông thôn vào xóm, tôi liền bàn bạc với gia đình hiến hơn 360 m2 đất vườn để đường vào xóm được thẳng và đẹp hơn. Tôi cảm thấy rất vui và phấn khởi, khi được đóng góp 1 chút công sức nhỏ bé vào xây dựng NTM, mong rằng trong thời gian tới diện mạo nông thôn ngày càng khang trang sạch đẹp.
Từ khi xây dựng NTM, đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn xã Vạn Mai ngày càng được cải thiện.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Khà Văn Sảnh, Chủ tịch UBND xã Vạn Mai, thông tin thêm: Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục gìn giữ và nâng cao chất lượng nhưng tiêu chí đã đạt được. Đồng thời, chúng tôi tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng trên địa bàn xã; tổ chức thống kê, rà soát những khó khăn bất cập trong xây dựng NTM để đề ra phương hướng giải quyết kịp thời. Chúng tôi phấn đấu hoàn thành 3 tiêu chí còn lại là (08, 13, 17) vào trước tháng 12/2019, để đưa xã Vạn Mai hoàn thành 19/19 tiêu chí như lộ trình đã đặt ra.
Theo Danviet
Thông tin 'sốc' sau vụ tai nạn xe khách thảm khốc ở Hòa Bình Cơ quan chức năng đã đưa ra thông tin mới nhất liên quan đến vụ tai nạn giao thông thảm khốc ở Hòa Bình giữa xe tải chở sắt vụn và xe khách giường nằm khiến 41 người thương vong vào rạng sáng 17/6 trên QL6 thuộc địa phận xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Liên quan vụ TNGT TNGT...