Nuôi con “ngọ nguậy” bán giá 600.000 đ/kg, dân Tứ Kỳ kiếm bộn tiền
Khoảng 5 năm nay, cứ vào khoảng tháng 9 và tháng 10 âm lịch là người dân thôn An Định, xã An Thành, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương lại nô nức đi thu hoạch rươi. Do khan hiếm nên giá bán rươi trên thị trường rất cao, từ 550.000 – 600.000 đồng/kg nên bà con nuôi rươi kiếm được bộn tiền.
Tính riêng tại thôn An Định có khoảng vài chục hộ nuôi rươi, và con rươi đã trở thành món ăn đặc sản, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Ngà, có diện tích nuôi rươi khoảng 7 sào, đạt vụ thì sản lượng rươi nhà bà Ngà khoảng 10-15kg/sào trên một lần thu hoạch. Ruộng nuôi rươi phải được cải tạo mặt đất thật sạch, xốp và có thể trồng lúa trong ruộng 1 vụ/năm, nhưng không được phun thuốc sâu và hạn chế bón phân. Con rươi sống sâu khoảng 30-40cm so với mặt đất.
Đến thời điểm thu hoạch rươi, các hộ dân sẽ rút nước ra khỏi ruộng. Rươi bắt đầu ngoi lên khỏi mặt nước và bơi theo đường cống thoát nước là lúc chủ ruộng giăng lưới để bắt rươi.
Rươi vớt lên sẽ được đổ vào túi lưới và treo lên cao cho ráo nước.
Rươi là món ăn bổ dưỡng nên dù giá cao nhưng lại được nhiều khách hàng ưa chuộng, nhất là đối với dân sành ăn.
Video đang HOT
Con rươi có giá trị kinh tế khá cao. Vào đợt cao điểm, con rươi được bán với giá 550.000 đến 600.000/kg. Và thương lái sẽ vào tận ruộng để mua rươi.
Để bảo đảm rươi còn sống về đến tận tay người mua, thì thương lái phải đổ nước đá vào hộp xốp chứa rươi để đủ độ lạnh.
Những năm mất mùa, rươi khan hiếm, giá lên đến 800 nghìn đồng/kg. Nhà nuôi ít thì lãi trên 100 triệu đồng, nhà nuôi nhiều lên đến 500 triệu đồng mỗi năm.
Rươi bắt được bao nhiêu đều được thương lái thu mua đi Quảng Ninh, Hải Phòng bán hết.
Theo Đăng Khoa (Lao động)
Săn rươi kiếm nửa tỷ đồng mỗi vụ
Những ngày này, con đê xã Tứ Kỳ (Hải Dương) nhộn nhịp người săn rươi - thứ "lộc trời" có thể mang lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng mỗi ngày.
Mỗi dịp tháng 10 âm lịch, người nông dân sinh sống ven đê sông Thái Bình (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) lại mất ăn mất ngủ để thu lượm lộc trời. Đặc sản nức tiếng của vùng đất này là con rươi - sinh vật thân mềm được nhiều thực khách săn đón như một thứ đặc sản từ thiên nhiên.
"Gia đình có 3,2 mẫu đất ruộng gần sông, một năm cấy một vụ lúa chiêm để tận dụng quỹ đất, tháng 7-8 âm lịch ủ đất và tạo dưỡng chất cho rươi sinh sống. Mùa rươi bắt đầu thu hoạch vào tháng 9 đến 11 (âm lịch). Rươi sống tự nhiên nên việc bắt phải dựa vào con nước", ông Bùi Văn Tưởng (thôn Quảng Xuyên, xã Tứ Xuyên, huyện Tứ Kỳ) vừa nói vừa kéo tời xích mở cửa van đập cho nước từ sông Thái Bình theo thủy triều chảy vào ruộng để kích thích rươi ngoi lên mặt nước.
Rươi là loài nhuyễn thể, thân dài khoảng 7cm, nhiều đốt, hai bên có nhiều lông tơ để bơi, màu sắc đỏ, xanh, xám... Chúng sống ở đất pha cát vùng nước lợ, giáp cửa biển các tỉnh: Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng...
Người dân vùng đồng bằng sông Hồng thường truyền miệng kinh nghiệm "Đôi mươi tháng chín, mùng năm tháng mười" để nhắc thời điểm chính vụ thu hoạch rươi. Rươi thu hoạch vào ngày này sẽ béo ngậy, nhiều chất và năng suất nhất.
Người dân ở vùng có rươi xây dựng hệ thống dẫn nước và cửa xả rất chuyên nghiệp để thu hoạch tối đa sản lượng. Tiết trời chuyển từ thu sang đông, hơi lạnh là thời điểm thuận lợi cho rươi sinh sản. Lúc này, các gia đình dẫn nước vào, rươi từ bùn cát ngoi lên mặt, nước sau đó được xả đi để thu hoạch.
Với kinh nghiệm thu hoạch rươi lâu năm, anh Sự (xã Tứ Xuyên) cho biết: "Gia đình có 3,2 mẫu hàng năm thu hoạch nhiều nhất từ tháng 10. Nhưng năm nay sản lượng rất thấp, ước chừng mất mùa khoảng 30%. Con rươi ít nên rươi to hơn. Bốn người thu hoạch từ 2h sáng đến 16h chiều được gần 200kg, thu nhập hơn 100 triệu/ngày. Một mùa rươi có thể thu cả tấn".
Sau khi thu hoạch, tất cả được đổ lên chiếc sàng, tưới nước lọc bỏ rong rêu...
Rươi ở vùng Tứ Kỳ (Hải Dương) được đánh giá có chất lượng dinh dưỡng cao, thân mập mạp, nhiều sữa và được lái buôn săn đón nhất.
Năm nay, rươi có hiện tượng mất mùa nên giá cao. Giá bán buôn tại đầm từ 420.000 đến 550.000 một kg. Rươi ngay sau khi bắt lên bờ đã có rất đông lái buôn từ khắp nơi xếp hàng chờ tới lượt thu gom chở đi các tỉnh thành để tiêu thụ.
"Dọc con đê xã Tứ Kỳ có nhiều hộ gia đình làm nghề bắt rươi nhưng việc thu gom không phải dễ. Tôi đứng xếp hàng từ 10h đến 14h mới thu mua được 30kg" chị Thanh lái buôn ở Hà Nội cho biết.
Loài này chỉ sống trong môi trường sạch, không hóa chất nên người dân rất yên tâm khi chế biến thức ăn. Từ những con rươi, đầu bếp có thể chế biến nhiều món ăn như: chả trứng, kho, om măng, xào củ niễng ...
Ngọc Thành
Theo VNE
Không gì bằng nuôi rươi, lãi nửa tỷ đồng mỗi năm Ở bãi thoi thị trấn Minh Tân, Hải Dương, người dân phất lên nhờ nuôi rươi, lãi ít trên 150 triệu đồng, nhiều lên đến 500 triệu đồng một năm. Các hộ nuôi rươi ở đây khẳng định, không nuôi con gì nhàn bằng nuôi rươi Anh Vũ Văn Thu ở khu dân cư Tử Lạc có tiếng nuôi rươi ngon nhất vùng...