Nuôi con gì ở nước mặn mà dân xã này của tỉnh Thái Bình mỗi năm đãi cát ra hơn 20 tỷ?
Những năm qua, xã Nam Cường ( huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) tích cực phát triển nuôi ngao giống, mở ra hướng đi mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản, từng bước mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
Với khao khát làm giàu trên quê hương mình, ông Trần Văn Thiều, thôn Đức Cường, xã Nam Cường, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) là một trong những người phát triển thành công mô hình nuôi ngao giống.
Hộ dân xã Nam Cường, huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) thu hoạch ngao giống.
Ông Thiều chia sẻ: Trước kia, tôi nuôi tôm, cá nhưng dịch bệnh và giá thức ăn bấp bênh nên hiệu quả không cao. Tôi suy nghĩ phải làm thế nào để chuyển đổi con vật nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao. Từ suy nghĩ đó, tôi quyết tâm chuyển đổi diện tích nuôi tôm sang nuôi ngao giống.
Lần đầu nuôi ngao giống, do kinh nghiệm chưa có nhiều và kỹ thuật chưa cao nên sản lượng ngao giống không cao. Sau lần nuôi ngao chưa thành công, tôi đã tham khảo qua sách báo, tham gia các lớp tập huấn về nuôi ngao, từng bước rút ra được nhiều kinh nghiệm và nuôi thành công ngao giống.
Hiện nay gia đình ông Thiều ươm nuôi 2,5ha ngao giống, sau một năm thu hoạch trừ chi phí gia đình ông thu lãi trên 500 triệu đồng.
Không chỉ có ông Thiều tìm hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản về nuôi ngao giống mà rất nhiều hộ dân xã Nam Cường đã làm giàu từ nghề nuôi ngao giống.
Ông Đào Văn Tính, thôn Chí Cường cho biết: Ngao là vật nuôi bản địa, từ lâu người dân đã khai thác trong tự nhiên để bán và làm giống nên tính thích nghi với môi trường khá cao, kháng bệnh tốt và phát triển nhanh.
Video đang HOT
Trước đây, để nuôi ngao, hộ dân xã Nam Cường cũng như các địa phương ven biển của huyện Tiền Hải đều phải đi nhập giống từ Nam Định, Thanh Hóa, thường bị tư thương ép giá. Do đó, gia đình tôi đã đầu tư trên 300 triệu đồng để nuôi ngao giống trên diện tích 3ha.
Để nuôi ngao giống thành công phải bảo đảm quy trình chăm sóc quản lý tốt như: giữ nhiệt độ tốt cho ngao sinh trưởng, vùng nước sạch, nuôi với mật độ vừa phải. Mật độ thả giống thường là 100kg/1.000m 2 với cỡ giống 5 vạn con/1kg.
Nuôi ngao giống chi phí lớn nhất là tiền đầu tư cải tạo ao, không mất chi phí thức ăn trong khi các điều kiện môi trường nước nuôi hoàn toàn chủ động điều tiết được.
Ông Mai Văn Hoài, Chủ tịch UBND xã Nam Cường cho biết: Nam Cường là xã ven biển, vì vậy những năm gần đây, nghề nuôi ngao phát triển mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đưa con ngao giống vào ương, nuôi trên vùng chuyển đổi.
Con ngao giống rất phù hợp với môi trường nuôi thủy sản tại địa phương. Hiệu quả kinh tế rất rõ vì ngao giống không xảy ra dịch bệnh như tôm, không yêu cầu thuốc thú y, thức ăn và giá giống bán ra thị trường rất ổn định.
Từ đó, UBND xã đã triển khai đề án quy hoạch diện tích nuôi ngao giống theo hướng bền vững. Trong quá trình triển khai nuôi ngao giống, Nam Cường cũng đã phối hợp với ngành chuyên môn mở nhiều lớp tập huấn về hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân.
Đến nay, diện tích ngao giống của xã đạt 34ha, tăng 10,4ha so với năm 2020. Giá trị kinh tế hàng năm từ ngao giống khoảng trên 20 tỷ đồng.
Để bảo đảm phát triển nuôi ngao giống bền vững, thời gian tới xã Nam Cường tiếp tục nghiên cứu nhân rộng mô hình nuôi ngao giống an toàn sinh học gắn với bảo vệ môi trường. Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nuôi ngao tuân thủ quy trình kỹ thuật.
Chú trọng triển khai đầu tư xây dựng công trình hạ tầng vùng sản xuất và ươm ngao giống tập trung. Khuyến khích nhân dân tận dụng diện tích mặt nước không nuôi trồng thủy sản hoặc nuôi trồng không có hiệu quả chuyển đổi sang nuôi ngao giống.
Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tiền vốn, lao động, khoa học công nghệ để sản xuất ngao giống tại địa phương.
Cậu học trò mồ côi vừa đỗ ĐH Bách khoa Hà Nội: 'Em xin nhường sự giúp đỡ cho người khác'
Vượt qua những mất mát, đau thương của hoàn cảnh gia đình, Đinh Minh Triều (SN 2003) ở xóm 8 thôn Trình Nhất Đông, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vẫn cố gắng học tốt để trở thành tân sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội.
Với nhiều người, Đinh Minh Triều là một nam sinh có hoàn cảnh rất đặc biệt. Không có bố từ nhỏ, mình mẹ nuôi Triều ăn học đến năm cậu học lớp 8 thì mẹ mất đột ngột. Thương cháu nên cô Đinh Thị Nụ (dì của Triều) đưa em về nhà nuôi dưỡng.
"Lúc mẹ mất cũng là lúc em lên đường đi thi học sinh giỏi toán cấp huyện. 10 giờ sáng cùng ngày em về chịu tang mẹ. Từ đó em được dì - người mẹ thứ hai nuôi dưỡng", Triều kể.
Không phụ lòng mong mỏi của mẹ và mọi người, sau kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Thái Bình, Triều xuất sắc đỗ vào trường THPT Chuyên Thái Bình.
Suốt những năm tháng học cấp 3, Triều cũng may mắn được nhà trường tạo điều kiện để ở ký túc xá, cứ chiều thứ 7 thì em lại về nhà thắp hương cho mẹ và chiều chủ nhật thì quay lại trường bắt đầu công việc học tập.
Đinh Minh Triều - cậu học trò Thái Bình mồ côi cả cha lẫn mẹ (Ảnh: Chu Bá Định)
Ý thức được hoàn cảnh của bản thân, Triều rất nỗ lực để đạt thành tích cao trong học tập. Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 Triều đạt số điểm 27,15 khối A và trúng tuyến vào ngành Toán - Tin của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Với nhiều học sinh khác, đỗ đại học là niềm vui chẳng thể nào tả hết nhưng với Triều thì cầm tờ giấy báo trúng tuyển đại học trên tay mà trong lòng ngổn ngang bao mối lo vì em không biết chú dì của em còn vất vả thế nào nữa mới đủ sức lo cho em ăn học hết những năm tháng tiếp theo.
Đạt thành tích học tập như thế với một cậu bé mồ côi nghèo khó chẳng dễ chút nào, nhưng để vượt qua được cả chặng đường dài phía trước khi trở thành sinh viên ĐH Bách khoa quả không dễ dàng khi mà "cơm, áo, gạo, tiền" luôn là gánh nặng rất lớn với cậu học trò nghèo.
Giấy xác nhận trúng tuyển ĐH Bách Khoa Hà Nội của Triều
Biết đến hoàn cảnh đặc biệt của Triều nên những ngày qua cũng có nhiều người giúp đỡ cho em. Cảm kích về điều này Triều nói: "Nhận được sự giúp đỡ của mọi người em rất xúc động, nhưng em nghĩ mọi người giúp đỡ em đến đây là quá tốt với em rồi còn con đường phía trước em sẽ phải tự đi bằng đôi chân của mình. Vậy nên nếu ai muốn giúp đỡ nữa thì em xin nhường cho những bạn kém may mắn khác như em".
Nói về đứa trẻ mà mình thay chị gái nuôi dưỡng mấy năm nay, cô Đinh Thị Nụ cho hay: "Triều là một cậu bé ngoan, chưa khi nào để tôi phải phiền lòng về chuyện học hành của cháu. Ngay cả khi cuối tuần về nhà cháu cũng tranh thủ giúp tôi chăm em, làm việc nhà.
Cháu chưa từng đòi hỏi tôi phải mua cái nọ, cái kia cho cháu như bạn bè khác. Lúc nào cũng giản dị với mấy bộ quần áo cũ. Triều thiệt thòi nhiều nên cháu cũng ít nói, khá khép kín nhất là với người lạ.
Điều tôi mong mỏi nhất lúc này là vợ chồng tôi đủ sức lo cho cháu hết những năm tháng đại học để cháu không phải bỏ ngang vì hoàn cảnh".
Nói về dự định của mình, Triều cho biết: "Gia đình em còn nhiều khó khăn nên sau khi nhập học, em sẽ kiếm việc làm để kiếm thêm thu nhập trang trải việc học hành, không để gánh nặng tiền bạc càng đè nặng lên chú dì".
Vóc dáng nhỏ nhắn, hiền lành, chăm học cùng với nghị lực phi thường chắc chắn Triều sẽ học tập tốt và đạt được ước mơ của mình.
Bay từ TP.HCM ra, một người Thái Bình dương tính SARS-CoV-2 Ngành y tế tỉnh Thái Bình vừa ghi nhận trường hợp dương tính SARS-CoV-2 liên quan chuyến bay VN216 TP.HCM-Hà Nội. Ngày 9/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Bình nhận thông tin từ hệ thống truy vết quốc gia về chuyến bay VN216 từ TP.HCM ra Hà Nội trong ngày 5/7 có bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2. Tại tỉnh...