Nuôi con “đẻ khỏe” thả ao trên núi, anh trai dân tộc giàu trông thấy
Chàng trai trẻ Trương Duy Luých người dân tộc Thổ ở xóm Ráng, xã Nghĩa Đức (Nghĩa Đàn) đã nuôi thành công ốc bươu, cho thu nhập cao.
Anh Trương Duy Luých đã nuôi thành công ốc bươu bằng kinh nghiệm của mình. Ảnh: Minh Thái
Nhận thấy thị trường tiêu thụ con ốc bươu lớn, anh Trương Duy Luých tìm tòi, học hỏi đầu tư vào loại ốc đặc sản này. Anh Luých còn nghiên cứu nhân giống thành công với tỉ lệ nở của trứng ốc bươu đạt tới 90%.
Theo kinh nghiệm của anh Luých, ốc bươu chỉ sống được trong môi trường nước sạch, không ô nhiễm, không được nuôi cùng ao với các loại cá ăn thịt như cá trắm đen, cá chuối hay nuôi vịt, ngan. Đặc điểm của ốc bươu là trú ngụ dưới bóng mát như cây lục bình, cây súng, tạo cho ốc một thảm thực vật cư trú… Nuôi ốc bươu chi phí đầu tư thấp bởi thức ăn của chúng là những thứ có sẵn trong vườn như lá sắn, xơ mít, bèo tấm, bèo cái, rau muống, thân cây chuối…
Video đang HOT
Đặc điểm của ốc bươu là trú ngụ dưới cây lục bình, cây hoa súng… Ảnh: Minh Thái
Nên để mực nước trong ao từ 0,5 – 1,5 m để ốc sinh trưởng tốt. Bờ ao không được kè kiên cố mà phải để tự nhiên bởi khi sinh sản ốc sẽ bám vào cây hoặc cỏ quanh bờ để đẻ trứng. Mật độ nuôi từ 10 – 12 con/m2 theo tỷ lệ cân đối 1 đực – 1 cái. Hằng năm, cứ tháng 3 âm lịch thì ốc vào mùa sinh sản.
Hiện nay gia đình anh Luých có 3 ao nuôi ốc, với diện tích hơn 7 sào, mỗi năm thu hoạch hàng triệu con ốc giống và 4 – 5 tấn ốc thịt, với giá bán 40 – 45 nghìn đồng/kg ốc thịt, thu về gần 200 triệu đồng/năm.
Đoàn viên thanh niên trong xã đến tham quan học hỏi mô hình nuôi ốc bươu của anh Trương Duy Luých. Ảnh: Minh Thái
Chị Nguyễn Thị Hiệp – Bí thư đoàn xã Nghĩa Đức cho biết: “Anh Trương Duy Luých là đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bằng nghị lực, chịu khó học hỏi, đã tìm ra được hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Từ mô hình nuôi ốc bươu này, Đoàn xã đã tổ chức cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn tham quan, học tập mô hình”.
Theo Minh Thái (Báo Nghệ An)
Ăn nhớ ăn thương
Tôi đi công tác miền Tây, dọc đường về hay bắt gặp người ta bày bán mớ ốc đồng. Thứ ốc bươu, ốc đắng lớn bé, mập ốm lẫn lộn, thoáng qua cũng biết ngay đích thị là ốc ruộng mới bắt được.
Sực nhớ ra hình ảnh hồi xưa ở nhà, mẹ vẫn hay luộc ốc với lá sả, lá ổi. Tự nhiên thấy thèm. Dừng xe hỏi mua, hơi bất ngờ với cái giá khá rẻ so với ở thành phố. Người phương Nam chơn chất, không nói thách không trả giá, thơm thảo cân dư bốc thêm vài con ốc cho khách mở hàng.
Khuya hôm đó, tôi mang ốc ngâm với vài quả ớt cắt nhỏ, định bụng ngày mai sẽ xử đẹp. Thế nhưng, tận tới cuối chiều hôm sau mới có thời gian nhìn tới mớ ốc đang đeo bám lổm ngổm trên thành và miệng thau. Rửa ốc xong mới giật mình: Ở đất này, tìm đâu ra cây ổi mà xin lá?
May thay, nhà tôi ở một quận vùng ven, trong con hẻm rộng, nhà nào cũng có vài chậu kiểng hay cây cối phía trước. Cuốc bộ lòng vòng một hồi, tôi cũng tìm xin được nắm lá ổi đèo đọt. Hôm đó trời mưa, tôi làm siêng chạy xe đi mua thêm ít sả cây, một củ gừng để làm nước mắm. Lại nhắn chồng tranh thủ tan làm về sớm, nhà có món ngon đặc biệt đang đợi. Rồi thì nồi nước chỉ cần sôi già vài phút là đã thấy ốc mở miệng. Cả nhà xúm xít bên nồi ốc luộc bốc hơi nghi ngút. Bọn con nít có phần lạ lẫm và vụng về khi được tự tay khêu ốc, chấm sơ qua rồi bỏ vào miệng. Hít hà mùi thơm cây cỏ lẫn vị nhân nhẫn đắng ngọt của ốc, của mắm gừng...
Tôi hôm đó bỗng dưng muốn kể với con về thời ấu thơ. Hồi đó nhà ngoại ở dưới quê, có mấy cái ao, cái đìa nuôi cá. Ốc bám bờ rất nhiều. Muốn ăn, chỉ cần đi dạo quanh bờ một vòng là bắt được cả xô đầy. Đem về ngâm nước gạo ít lâu là có thể đánh chén. Món ngon dân dã nhớ mãi là ốc luộc lá ổi vườn nhà. Thật nhiều lá ổi xanh um xen lẫn với ốc, tỏa ra một thứ mùi hương cây cỏ dìu dịu thơm tho, ấm cả những chiều mưa mù mịt. Bây giờ ở thành phố, còn mấy ai tự nấu một nồi ốc với lá ổi như xưa nữa đâu. Có chế biến món ốc thì cũng cầu kỳ gia vị. Những thức quê dần nhạt nhòa trong ký ức. Đôi khi bắt gặp ở đâu đó, chỉ có thể ồ à ngạc nhiên và tiếc nhớ. Cả một trời tuổi thơ vội vã ùa về.
Lại lẩn thẩn tự hỏi, tại sao bây giờ người ta ăn gì cũng ít thấy ngon. Dù đó có khi là món "thần sầu" trong ký ức năm nào. Trái bình bát; ba khía muối; đọt choại xào tỏi; mấy cái bánh lá gai; mâm bánh cam đường; ly "đá đậu" ao ước bán ở cổng chợ năm xưa,... sao mà nó đơn điệu nhạt nhẽo so với chè Thái thơm nức mùi sầu riêng, với vô số những gà rán khoai tây chiên, trà sữa ngoại nhập, với các loại bánh trái hảo hạng đẹp đẽ sang trọng nhập khẩu nhan nhản bây giờ.
Nhớ con cá nâu kho trái giác, vậy mà khi gọi món ấy ở một nhà hàng sang trọng, thất vọng ngỡ ngàng vì đấy chẳng giống như món cá "thần thánh" ngày xưa. Cái thuở chiều chiều vét cơm nguội trong bếp, lẹ làng xúc tô to ăn kèm cá kho đen nhẻm nhọ nồi...
Do nay người ta quanh năm quen với những bàn tiệc cầu kỳ, làm sao có thể thỏa mãn khẩu vị với một vài món ăn đơn điệu quê mùa đến từ ký ức. Ăn là ăn kỷ niệm, là ăn nhớ ăn thương, là tự dưng nhìn thấy mà thèm. Kiểu như lên mạng thấy ai đó khoe hình cây me keo hay trứng cá, là bao nhiêu ký ức ngọt ngào lại hiện rõ mồn một. Cuộc sống đủ đầy nhưng vẫn còn đâu đây vô vàn những vấn vương cũ kỹ hồi ấy.
Theo Sggp.org
Nuôi ốc bươu đen thu nhập tiền triệu Giá bán của ốc bươu đen thời gian qua luôn ở mức cao, nhiều nông hộ ở Hậu Giang đã tận dụng ao mương, đồng ruộng thả nuôi loài ốc này, hiệu quả kinh tế rất cao. Theo Báo Tuổi Trẻ