Nuôi con đặc sản, lãi gần 1 tỷ đồng/năm
Thông qua giới thiệu của Hội Nông dân huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang), chúng tôi được biết đến mô hình nuôi con đặc sản có thu nhập gần 1 tỷ đồng/năm của hội viên nông dân Lê Văn Luyến ở chi hội thôn Trại Mít, xã Đông Hưng.
Mô hình của ông Luyến là 1 trong 5 mô hình của xã Đông Hưng được công nhận đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh và được nhiều hội viên đến tham quan học tập và làm theo.
Một góc mô hình sản xuất của ông Lê Văn Luyến (xã Đông Hưng, Lục Nam). Ảnh: Tống Thắng
Năm 1977 ông Luyến lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Hoàn thành nghĩa vụ về quê, ông xây dựng gia đình và tham gia công tác tại xã Đông Hưng. Sau một thời gian ngắn, ông Luyến chuyển sang kinh doanh, rồi đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm. Năm 2012 ông Luyến được tặng 5 cặp vịt trời giống về nuôi.
Từ kinh nghiệm thực tế đã nuôi vịt thả đồng, cộng với việc học hỏi bạn bè đã nuôi vịt trời, sau 1 năm ông Luyến đã phát triển được đàn vịt đẻ với số lượng lên đến 400 con. Vịt trời đẻ trứng, ông đưa vào ấp nở bán giống cho người dân trong khu vực, số lượng vịt giống không bán hết mỗi lứa ông để lại nuôi. Với việc bán giống và vịt trời thương phẩm, từ năm 2013 đến 2015, mỗi năm gia đình ông Luyến có nguồn thu hàng trăm triệu đồng.
Video đang HOT
Sau một thời gian, mô hình nuôi vịt trời phát triển mạnh ở huyện Lục Nam, lượng tiêu thụ giảm, năm 2014 ông Luyến chuyển hướng sang nuôi gà lôi. Nhờ tích cực đẩy mạnh kiến thiết xây dựng mở rộng, quy mô chăn nuôi gà lôi của gia đình hội viên Lê Văn Luyến không ngừng tăng nhanh, đến nay mô hình có hơn 5.000 con gà đẻ và gà thương phẩm.
Do gà và vịt trời của gia đình ông Luyến được chăn nuôi chủ yếu bằng ngô, thóc và một số nông sản sạch, an toàn nên phần lớn gà lôi và vịt trời thương phẩm đều được thương lái ở các thành phố đến tận nhà để thu mua. Không chỉ nuôi vịt trời, gà lôi, nông dân Lê Văn Luyến còn nuôi gần 500 con ngỗng Ấn Độ; duy trì lò ấp trứng cung cấp vịt trời, gà lôi giống ra thị trường. Trừ chi phí, trong 2 năm gần đây, mỗi năm gia đình ông lãi gần 1 tỷ đồng.
Hiện mô hình nuôi vịt trời, gà lôi và ngỗng Ấn Độ của ông được nhiều hội viên nông dân trong huyện đến học tập, làm theo. Không những đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, ông Luyến còn tích cực giúp đỡ về giống, vốn cho nhiều hộ nghèo, anh em đồng đội khó khăn cùng phát triển kinh tế. Với những kết quả cao trong sản xuất kinh doanh, năm 2015 ông Lê Văn Luyến được Hội Nông dân tỉnh, UBND huyện tặng giấy khen hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Theo Danviet
Nuôi con đặc sản cho thu nhập cao
Đó là mô hình đang được người dân xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam triển khai, đầu tư xây dựng chuồng trại, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi với mong muốn có thu nhập cao.
Dúi dễ nuôi và cho lãi cao
Từ năm 2006-2007, Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện Phú Ninh triển khai mô hình chăn nuôi lợn rừng tại xã Tam Lãnh với quy mô 15 con/2 hộ. Hình thức đầu tư ban đầu là nhà nước hỗ trợ 30% con giống và vật tư, còn lại 70% do người dân đối ứng.
Anh Phan Như Phi ở thôn Đàn Thượng cho hay: Từ 8 con lợn giống của mô hình, đến năm 2008 đàn lợn rừng được nhân lên 120 con, mang lại cho gia đình thu nhập 100 triệu đồng/năm. Tuy thị trường có nhiều biến động, nhưng gia đình anh vẫn tiếp tục duy trì đàn lợn. Và đến năm 2015, thị trường đã quen và chấp nhận sản phẩm thịt thương phẩm lợn rừng.
Ngoài việc duy trì đàn lợn rừng, gia đình anh tiếp tục đầu tư nuôi giống lợn đen bản địa. Theo anh Phi, nuôi lợn rừng và lợn đen rất đơn giản, có thể tận dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chúng. Do có nguồn gốc hoang dã nên lợn có sức đề kháng tốt, ít bị nhiễm dịch bệnh. Ngoài ra, chi phí thức ăn rẻ, không mất nhiều công chăm sóc.
Còn anh Lê Văn Minh ở cùng thôn cho biết, gia đình anh duy trì đàn lợn rừng với quy mô thường xuyên 8 nái/1 đực. Anh tận dụng tán rừng trồng để chăn thả lợn, tận dụng nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn, mức đầu tư rất ít... Hiện tại giá lợn hơi là 130.000 đồng/kg, giá lợn giống 200.000 đồng/kg. Với quy mô chăn nuôi hiện tại, mỗi năm anh lãi khoảng 80 triệu đồng.
Tốt nghiệp ĐH Kinh tế Đà Nẵng năm 2010 song chị Nguyễn Thị Phượng (28 tuổi) ở thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh trở về quê để đầu tư chuồng trại nuôi dúi. Thông qua mạng internet, chị tìm hiểu các kỹ thuật nuôi và quyết định mua 1 cặp dúi về thử nghiệm. Chỉ trong vòng 8 tháng, 2 con dúi cái đã sinh được 6 con.
Những chuồng nuôi lợn
Thấy việc nuôi dúi cũng dễ dàng, chị đầu tư xây chuồng trại quy mô lớn, mua thêm giống về để đẩy mạnh phát triển số lượng đàn. Đến nay, số lượng dúi tại chuồng của chị luôn duy trì ở mức hơn 100 con. "Điều kiện thuận lợi nhất để mình nuôi động vật hoang dã thành công chính là môi trường rừng núi ở xã Tam Lãnh. Khí hậu phù hợp và thức ăn chỉ là cây, lá rừng nên quá trình nuôi dúi không gặp bất kỳ khó khăn nào, kể cả dịch bệnh cũng chưa từng xảy ra", chị Phượng nói.
Tuy vậy, chị lại gặp khó khăn về đầu ra cho dúi thương phẩm. Đây là đặc sản đắt tiền, nhu cầu tiêu thụ rất hạn hẹp. Năm 2011, chị vào tận TP Hồ Chí Minh tìm đến những nhà hàng để quảng bá và đặt vấn đề cung cấp dúi. Ban đầu, chị chỉ nhận được những cái "lắc đầu", nhưng sau nhiều lần kiên trì thuyết phục, một số nhà hàng đã đồng ý nhập với số lượng ít. Nhiều thực khách từ giai đoạn làm quen đã chuyển dần sang thích loại thức ăn "lạ miệng" này. Đến nay, đầu ra đã thực sự ổn định, cơ sở chăn nuôi của chị Phượng là địa chỉ uy tín cho nhiều nhà hàng.
Chị Phượng còn tạo được một hệ thống liên kết gồm 30 hộ chăn nuôi dúi cho mình ở khắp các địa phương từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. 1kg thịt dúi thương phẩm có giá 450.000 đồng, xoay vòng số lượng dúi tại chuồng, trung bình mỗi tháng chị thu nhập được khoảng 15 triệu đồng, các vệ tinh chăn nuôi cho chị cũng thu lãi ở mức tương tự...
Theo Đắc Thành (Nông Nghiệp Việt Nam)
Vào tổ hợp tác làm chơi cũng thu tiền tỷ N hiều nông dân ở xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) ví Tổ hợp tác (THT) sản xuất và tiêu thụ cây, con đặc sản như ngôi nhà thứ 2 của mình. THT không chỉ tập hợp được những người cùng sở thích vào sinh hoạt mà còn giúp các thành viên trong tổ nâng cao thu nhập, cải thiện...