Nuôi con biểu tượng của hòa bình, anh nông dân vùng đất ngập mặn Long An thu nửa tỷ/năm
Lên bờ xuống ruộng với nuôi gà, anh Phạm Văn Nhặn (xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) chuyển sang nuôi bồ câu Thái siêu thịt, siêu trứng và đã có doanh thu 500 triệu đồng/năm.
Anh Nhặn cho biết, từ 900 cặp bồ câu giống ban đầu, giờ trại anh đã có hơn 3.500 cặp bồ câu bố mẹ.
Nuôi bồ câu Thái thu nửa tỷ đồng/năm
Những năm qua, nghề nuôi bồ câu đã được nhiều nông dân chọn và hy vọng thoát nghèo, làm giàu.
Tại Long An, cũng có nhiều nông dân quyết khởi nghiệp bằng nghề nuôi bồ câu.
Thực tế cho thấy, không phải ai cũng thành công với nghề này. Anh Nhặn thừa nhận, quyết định thắng thua với nghề nuôi bồ câu là đầu ra ổn định.
Thấu hiểu điều này, ngay từ khi quyết định nuôi bồ câu, anh Nhặn đã miệt mài lăn lê bò toài tìm đầu ra tại quán ăn, nhà hàng. Hiện, thị trường chính của anh là TP.HCM và Long An.
Theo anh Nhặn, mỗi tháng anh xuất bán hơn 1.000 con bồ câu thương phẩm. Giá bồ câu thương phẩm 100.000-130.000 đồng/cặp. Mỗi tháng, anh Nhặn có doanh thu hơn 30 triệu đồng.
Theo anh Nhặn, nếu tìm được đầu ra ổn định, nuôi bồ câu Thái cầm chắc thành công. Ảnh: Trần Đáng
Không dừng lại với quy mô đàn nuôi này, anh Nhặn cho biết, anh đang có kế hoạch liên kết nông dân và thành lập tổ hợp tác nuôi bồ câu Thái.
Anh Nhặn đã chuẩn bị giống để liên kết nuôi bồ câu Thái với nông dân. Ảnh: Trần Đáng
Video đang HOT
Hiện, anh đã chuẩn bị đàn giống bồ câu để hỗ trợ bà con nông dân tham gia liên kết.
“Kế hoạch của tôi là đưa giống bồ câu giá rẻ và bao tiêu đầu ra cho bà con. Mục tiêu, mỗi tháng đưa ra thị trường 10.000 con bồ câu thương phẩm”, anh Nhặn thổ lộ.
Không chỉ ăn ít, nuôi bồ câu còn đỡ cực hơn 10 lần nuôi gà.
“Ngày còn nuôi gà, vợ chồng tôi đầu tắt mặt tối ngoài chuồng. giờ nuôi bồ câu khá nhàn”, anh Nhặn nhận xét.
Nói vậy, nông dân nuôi bồ câu Thái vẫn đòi hỏi sự tỉ mỉ, chăm chỉ.
Bồ câu là loài ưa sạch nên phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại.
Cùng với đó, thức ăn, nước uống cũng phải sạch sẽ. Phải đảm bảo chế độ 2 bữa ăn/ngày đầy đủ dinh dưỡng để bồ câu sinh sản đều đặn và lớn nhanh.
Thức ăn cho bồ câu là bắp, đậu xanh hột, lúa trộn với một ít thức ăn công nghiệp.
Ngoài ra, phải tiêm thêm thuốc phòng bệnh, thuốc bổ đúng định kỳ cho bồ câu…
Theo anh Nhặn, mỗi cặp bồ câu giống cho ra 13-17 cặp bồ câu thương phẩm/năm. Ảnh: Trần Đáng
Theo anh Nhặn, bồ câu Thái sinh sản quanh năm. Giống chim bồ câu Thái cho sinh sản nhiều hơn so với một số loài bồ câu khác từ 1 – 2 lứa.
Nuôi khoảng 4-5 tháng, chim mái bắt đầu đẻ. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. Chim non đạt 24 ngày tuổi có thể xuất bán.
Mỗi cặp bồ câu giống cho ra 13-17 cặp bồ câu thương phẩm/năm.
Cầm cự với nghề nuôi gà công nghiệp suốt 30 năm, anh Nhặn cũng bị đánh gục bởi dịch bệnh và thức ăn chăn nuôi tăng không điểm dừng.
“Tôi bỏ cuộc vì không gánh nổi nghề nuôi gà. Gà ăn toàn bằng khoán với đất”, anh Nhặn ngao ngán.
Là nông dân rặt, nếu bỏ nuôi gà buộc anh Nhặn phải tìm kiếm đối tượng chăn nuôi mới.
Sau nhiều lần “nâng lên, đặt xuống” với nhiều vật nuôi, anh Nhặn quyết định chọn nuôi bồ câu Thái. Đây là giống bồ câu siêu thịt, siêu trứng.
Nuôi bồ câu Thái ít rủi ro, nuôi đơn giản, vốn không nhiều.
Ngoài ra, thịt bồ câu Thái thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, thị trường ưa chuộng, giá trị kinh tế cao.
Nuôi bồ câu Thái ít cực, ít thức ăn nhưng nhiều tiềm năng. Ảnh: Trần Đáng
“Tôi ưa nhất là nuôi bồ câu Thái tốn ít thức ăn. Trong tình hình giá thức ăn tăng cao như hiện nay, nuôi bồ câu rất có lợi”, anh Nhặn khấp khởi.
Hiện, anh Phạm Văn Nhặn (xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) đã nuôi bồ câu Thái công nghiệp hơn 2 năm nay.
Bỏ nuôi gà, anh Phạm Văn Nhặn (Phước Lâm, Cần Giuộc, Long An) chuyển sang nuôi bồ câu Thái siêu thịt, siêu trứng. Ảnh: Trần Đáng
Nuôi gà cực 10, n uôi bồ câu Thái cực 1
Xã Phước Lâm là địa phương thuộc vùng hạ của tỉnh Long An. Đây cũng là một trong những vùng nuôi gà công nghiệp trọng điểm của tỉnh Long An
Tỉnh Long An làm điều gì để bảo tồn 2.000 ha khu rừng ngập nước Láng Sen trong mùa khô?
Công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy cho 2.000ha rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Láng Sen trong mùa khô là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơ quan quản lý cùng chính quyền tỉnh Long An.
Liên quan đến 2.000ha rừng Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, chính quyền tỉnh Long An bàn phương án đảm bảo an toàn phòng chống cháy trong mùa khô. Ảnh: Thiên Long
Khu bảo tồn đất ngập nước (BTĐNN) Láng Sen thuộc vùng Đồng Tháp Mười (huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) có tổng diện tích đất lâm nghiệp trên 2.000 ha. Trong đó, diện tích rừng chiếm hơn 1.150ha chủ yếu là rừng tràm nguyên sinh.
Hàng năm, các lớp lá cây khô rụng xuống tạo thành lớp thực bì dày, rất dễ gây cháy. Ở đây mỗi phân khu có diện tích từ 150 - 200ha, khi xảy ra cháy sẽ gặp khó khăn trong việc ngăn chặn lửa.
Diễn tập phòng cháy chữa cháy trong Khu BTĐNN Láng Sen. Ảnh: Thiên Long
Ngoài ra, diện tích đất lâm nghiệp còn xen kẽ những vùng đất trống, tạo thành thảm thực vật rừng da beo.
Vào mùa khô, người dân thường vào rừng săn bắt chim, thú, bắt ong và có sử dụng lửa nên rất dễ gây ra cháy rừng nếu lực lượng làm nhiệm vụ lơ là mất cảnh giác.
Trao đổi với Dân Việt, Giám đốc Khu BTĐNN Láng Sen, ông Trương Thanh Sơn cho rằng, muốn an toàn cần phải dọn thực bì dễ cháy tại những bờ kênh, bờ bao xung quanh khu vực rừng tràm, chủ động điều tiết nước hợp lý để giữ ẩm, tu sửa các chốt, chòi canh lửa, chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện, dụng cụ phòng cháy tại chỗ.
Phân công viên chức và người lao động trong đơn vị thường xuyên tuần tra, kiểm tra địa bàn 24/24 giờ nhằm kịp thời ngăn chặn, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi gây nguy cơ cháy.
"Cơ quan hiện tại có 5 máy bơm công suất lớn các loại, 4.300m dây chữa cháy, 10 tắc ráng, 1 ca nô, 7 chốt canh, 4 tháp canh lửa. Các trang thiết bị, phương tiện thường xuyên được kiểm tra, tu sửa được xem tương đối ổn định cho lực lượng làm nhiệm vụ", ông Sơn cho biết.
Theo đại diện Chi cục Kiểm lâm Long An, hiện nay, tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rất cao nên yêu cầu thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ": Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Duy trì và làm tốt điều này góp phần bảo vệ an toàn tài sản sinh thái lớn nhất của tỉnh.
Đào ao nuôi ốc đặc sản, trên bờ trồng mít Thái, ông nông dân Long An khá giả lên trông thấy Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Xây, xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An đã cải tạo 0,5 ha đất để nuôi ốc bươu đen và ốc lác. Ông Nguyễn Văn Xây tìm hiểu thông tin và kỹ thuật nuôi trên mạng xã hội và chương trình khuyến nông của Đài truyền hình, đợt đầu tiên ông mua 10.000 con...