Nuôi con ăn lá mít, uống nước lã, đến hẹn cắt sừng thu tiền
Ông Nguyễn Văn Đức ở thôn Nghĩa Tết, xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình là người đầu tiên của xã đưa hươu về nuôi lấy nhung. Ông nuôi được 6 con hươu, mỗi năm thu được cả trăm triệu đồng. Theo ông Đức, nuôi hươu nhàn nhã, thức ăn là lá cây, uống nước lã, vậy mà người nuôi lãi quan viên.
Cách đây 3 năm, ông Nguyễn Văn Đức, xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã tình cờ nghe được câu chuyện của người bạn nói về nghề nuôi hươu lấy nhung đang rất thịnh hành. Ông Đức mạnh dạn mua 6 con hươu đực về nuôi.
Ông Nguyễn Văn Đức đang cho đàn hươu ăn lá mít lấy ở vườn nhà.
Hươu vốn là giống hoang dã, nên chúng chỉ thích ăn các loại lá cây và đặc biệt là lá mít. Đón đám hươu này về nuôi, ông Đức đã gặt hái được thành quả chỉ sau gần 1 năm nuôi. 1 năm, con hươu cho cắt 2 lần nhung. Một đôi nhung bán được 10 triệu đồng. “Nhung hươu rất dễ bán. Đến dịp cắt nhung đã có nhiều người đến đặt trước. Họ đến tận vườn để đợi lấy nhung”, ông Đức cho biết.
Cũng theo ông Đức, nuôi hươu rất nhàn. Một ngày cho chúng ăn 2 lần. Thức ăn cho chúng là các loại lá cây và đặc biệt là chúng rất thích ăn lá mít. Vườn mít nghệ “điếc” không ra trái, hoặc ra ít trái của ông Đức trở thành nơi cung cấp lá cho đàn hươu. Hươu nuôi đến thời kì nó mọc sừng nhung, mỗi ngày ông cho mỗi con ăn thêm 1 nắm ngô. Ông Đức cũng khuyến cáo, thức ăn cho hươu phải sạch và khô ráo…
Video đang HOT
Những con hươu nuôi lấy nhung ăn lá mít của gia đình ông Đức.
Từ khi nuôi hươu cho ăn lá mít, đến hẹn cắt sừng nhung bán thu tiền, gia đình ông Đức có của ăn của để chứ không như ngày trước. Còn nhớ cách đây 10 năm, vợ chồng ông Nguyễn Văn Đức ( quê ở Thạch Thất – Hà Nội) đã mạnh dạn lên xã Hợp Châu, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình làm trang trại. Những năm đầu, ông Đức nuôi gà và trồng cây ngắn ngày. ..
Ngoài ra, ông Đức còn trồng mít nghệ. Ông hy vọng, cây mít sẽ làm thay đổi cuộc sống của gia đình. Tuy nhiên, giống mít này ra quả muộn, mấy trăm cây mít không chịu ra quả. Ông đã chuyển sang nuôi dê để tận dụng nguồn lá mít. Con dê nghĩ thì dễ làm, nhưng khi nuôi nó mới biết, chúng bị bệnh rất khó phòng. Đàn dê mấy chục con, tôi phải bán gấp.
“Giờ tôi nuôi đàn hươu lấy nhung thì vườn mít trở thành cái “kho cỏ”. Cây mít quanh năm có lá nên không sợ đàn hươu thiếu thức ăn xanh…”, ông Đức chia sẻ.
Theo Danviet
Thôi nghề thủy thủ, 8X về nuôi hươu sao, thu 300 triệu/năm
Dám nghĩ, dám làm, đó là yếu tố quan trọng nhất để chàng "cựu thủy thủ" tàu biển Nguyễn Văn Tân, 31 tuổi, thôn Đồi Thông, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) thành công với mô hình nuôi hươu sao bán con giống và và cưa sừng bán nhung hươu, cho thu nhập mỗi năm gần 300 triệu đồng.
Được biết, trước khi thành công với nghề nuôi hươu sao, anh Nguyễn Văn Tân là thủy thủ. Do đặc trưng công việc luôn phải lênh đênh trên biển, xa nhà, xa quê hương,nên năm 2015, anh quyết định trở về quê hương phát triển kinh tế.
Ban đầu, anh nuôi gà, vịt, lợn và trồng các loại cây ăn quả nhưng thu nhập bấp bênh, nên anh luôn ấp ủ ý định tìm một mô hình chăn nuôi mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và đem lại hiệu quả kinh tế cao...
Mô hình nuôi hươu sao của anh Nguyễn Văn Tân, xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo (Vính Phúc) cho hiệu quả kinh tế cao.
Sau một thời gian đi tham quan, học hỏi và tìm hiểu các mô hình chăn nuôi mới, nhận thấy mô hình nuôi hươu sao lấy nhung và cung cấp con giống tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) phù hợp với điều kiện của địa phương, năm 2016, anh Tân đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi hươu sao.
Bước đầu, ngoài 200 triệu đồng xây dựng chuồng trại, anh Tân đầu tư 250 triệu đồng mua 9 con hươu sao từ Hà Tĩnh, trong đó, có 5 con hươu nuôi sinh sản và 4 con hươu đực nuôi lấy nhung.
Thông qua các phương tiện truyền thông và qua thực tế học hỏi từ các mô hình nuôi hươu đã thành công, anh Tân dần nắm được các kỹ thuật chăm sóc và phòng, chống dịch bệnh cho hươu sao. Anh không quản ngại vất vả, lặn lội vào tỉnh Ninh Thuận để mua giống cỏ sả (cỏ Ghine) về trồng để đảm bảo thức ăn cho hươu...
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi hươu sao, kinh nghiệm nuôi hươu sao, anh Tân cho biết: "Nuôi hươu sao không khó nhưng phải nắm được đặc tính của chúng để có phương pháp chăm sóc tốt. Đặc biệt,cần chú ý tới chế độ ăn, uống, thời gian nghỉ dưỡng và sự thay đổi thời tiết để có hướng điều chỉnh cho phù hợp với phát triển của đàn hươu. Mỗi ngày, một con hươu ăn 7kg cỏ sả. Đối với những con chuẩn bị lên lộc nhung, cần cho ăn thêm tinh bột và các loại củ, quả như: Bắp, gạo nếp, mít, chuối, đu đủ...".
Do được chăm sóc tốt và đúng phương pháp nên đàn hươu của anh Tân phát triển tốt, chuồng trại ngày càng được đầu tư, mở rộng. Hiện nay, anh đang nuôi hơn 30 con hươu cung cấp hươu giống và nhung hươu, đàn hươu của anh có giá trị khoảng hơn 800 triệu đồng.
Về lợi ích kinh tế, khi đủ 2 tuổi, hươu cái bắt đầu sinh sản, mỗi năm, hươu cái đẻ một lần, mỗi 1 cặp hươu giống có giá khoảng 15 triệu đồng. Đối với hươu đực, 2 tuổi bắt đầu cho nhung hươu và thời gian cho nhung khoảng 15 - 20 năm, giá bán nhung hươu từ 20 - 25 triệu đồng/kg.
Theo Minh Hường (Báo Vĩnh Phúc)
Tạo gia sản trăm triệu từ...2 con vật nuôi cốt để bán sừng Theo giới thiệu của Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình), chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Minh Thắng ở chi hội Nam Sơn, người đã có gần 20 năm nuôi hươu lấy nhung. Nhờ tích cực học hỏi và tìm tòi sáng tạo, đến nay mô hình nuôi hươu của gia đình ông Nguyễn...