Nuôi cá ngon ở lòng hồ giúp nông dân Na Hang khá giả
Là huyện có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, Hội ND huyện Na Hang (Tuyên Quang) luôn xác định thực hiện hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững” là động lực để nâng cao thu nhập cho hội viên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
Giải pháp cụ thể, thiết thực
Để phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững” có sức lan tỏa trong cán bộ, hội viên, ND, ngay từ đầu năm, Hội ND huyện Na Hang đã chỉ đạo các cơ sở Hội tổ chức cho hội viên ND đăng ký phấn đấu đạt hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi các cấp. Qua đó, trong năm 2019 vừa qua, toàn huyện đã có 4.435 hộ đăng ký, chiếm 65% tổng số hội viên toàn hội. Ông Nguyễn Văn Khang-Chủ tịch Hội ND huyện Na Hang cho biết: “Để phong trào đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng, tạo điều kiện cho các hội viên đạt được danh hiệu đã đăng ký, các cấp Hội đã thực hiện phương châm “Đồng hành cùng ND trong sản xuất, kinh doanh”.
Những năm gần đây, nhiều hộ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Na Hang có thu nhập cao. Ảnh: T.L
Năm 2019, Hội ND huyện Na Hang đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện hướng dẫn ND sản xuất theo chuỗi liên kết, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tuyên truyền, vận động hội viên tham gia các lớp tập huấn, dạy nghề, hội thảo xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ mới.
Theo đó, toàn huyện đã tổ chức 230 buổi tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho gần 10.300 lượt cán bộ, hội viên tham gia. Hội cũng đã phối hợp với Chương trình phát triển vùng Na Hang tổ chức cho 48 cán bộ cơ sở Hội, tổ hợp tác, hội viên tiêu biểu đi tham quan học tập kinh nghiệm tại 5 cơ sở, HTX sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp tại các huyện Nà Rì, Chợ Mới, Ba Bể (Bắc Kạn).
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Hội ND huyện còn phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND tỉnh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện mở 10 lớp đào tạo nghề cho 350 hội viên ND…
Cùng với đó, Hội đã phát huy hiệu quả của các nguồn vốn hỗ trợ ND. Trong năm 2019, Hội quản lý hiệu quả nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND. Đến nay, dư nợ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND đạt 1,69 tỷ đồng, với 52 hộ được vay phát triển 6 dự án chăn nuôi trâu sinh sản kết hợp cày kéo tại thị trấn Na Hang, các xã Thanh Tương, Sơn Phú, Yên Hoa, Năng Khả, Khâu Tinh. Các cấp Hội cũng làm tốt việc ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện quản lý số vốn ưu đãi; liên kết với Ngân hàng NNPTNT huyện tín chấp gần 127,3 tỷ đồng với 2.565 hội viên vay vốn phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất.
Nhiều điển hình tiên tiến
Những hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dịch vụ và dạy nghề của Hội ND huyện Na Hang trong năm 2019 đã góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương; giúp nhiều nông dân đã nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu, trở thành hộ SXKD giỏi.
Điển hình là hộ hội viên ND Ma Văn Ân, thôn Nà Làng, xã Thanh Tương. Năm 2018, ông được vay 40 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ ND mua 2 con trâu về nuôi theo hình thức vỗ béo. Ông trồng trên 1.000m2 cỏ voi và 80 gốc chuối để phục vụ chăn nuôi trâu. Hiện nay, gia đình ông duy trì nuôi 1 con trâu, 1 con bò vỗ béo; duy trì đàn lợn 7-10 con theo hình thức gối đàn; trên 150 con gà; trồng rau vụ đông. Hàng năm, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu được gần 100 triệu đồng.
Với nhiều giải pháp thiết thực, Hội ND huyện Na Hang đã thu hút và khích lệ hàng nghìn hộ nông dân hưởng ứng, tham gia.Tính đến hết năm 2019, toàn Hội ND huyện Na Hang ước có khoảng 2.261 hộ đạt hộ SXKD giỏi các cấp. Trong đó, có 5 hộ đạt SXKD giỏi cấp T.Ư; 31 hộ đạt cấp tỉnh, 224 hộ đạt cấp huyện, 2.001 hộ đạt cấp cơ sở.
Theo Danviet
Tín dụng Ngân hàng CSXH hỗ trợ tạo việc làm cho 266.000 lao động
Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) vừa tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2020. Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng chủ trì hội nghị.
Đóng góp quan trọng vào giảm nghèo
Phát biểu tại hội nghị, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng nhấn mạnh, năm 2019, được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của HĐQT, Ban điều hành, Ban đại diện HĐQT các cấp cùng sự nỗ lực của toàn thể cán bộ viên chức trong toàn hệ thống, hoạt động của Ngân hàng CSXH trong năm 2019 tiếp tục đạt hiệu quả cao và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Vay vốn Ngân hàng CSXH đầu tư nuôi bò sinh sản giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo ở tỉnh Gia Lai. Ảnh: T.G
Báo cáo tổng kết do Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Nguyễn Đức Hải trình bày tại hội nghị cho biết, đến 31/12/2019, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 216.361 tỷ đồng, tăng 17.585 tỷ đồng so với năm 2018. Đặc biệt, vốn nhận ủy thác từ ngân sách các địa phương đạt 15.443 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,1% tổng nguồn vốn, tăng 3.634 tỷ đồng so với năm 2018, hoàn thành 162% kế hoạch giao tăng năm 2019.
Báo cáo do ông Nguyễn Đức Hải trình bày cũng nêu bật, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 206.805 tỷ đồng, tăng 19.012 tỷ đồng so với cuối năm 2018 với trên 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Trong tổng dư nợ, dư nợ các chương trình tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh (SXKD), tạo sinh kế và việc làm chiếm 73,8%.
Trong năm 2019 hệ thống Ngân hàng CSXH tiếp tục đặt nhiệm vụ duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng quan trọng hàng đầu.
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trong năm 2019 đã hỗ trợ vốn đầu tư SXKD, tạo việc làm cho hơn 266.000 lao động, trong đó giúp gần 7.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp hơn 36.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng trên 1,2 triệu công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng hơn 15.000 căn nhà ở cho hộ nghèo; hơn 4.000 căn nhà ở xã hội...
"Hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tập trung phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh - xã hội, ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội..." - ông Dương Quyết Thắng khẳng định.
Nâng cao chất lượng tín dụng
Về nhiệm vụ trong năm 2020, Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng cho biết, năm 2020 là năm cuối thực hiện chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH theo Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, các đơn vị cần rà soát các nội dung công việc theo chiến lược, kế hoạch thực hiện chiến lược của Ngân hàng CSXH để chuẩn bị cho công tác đánh giá, tổng kết và xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng CSXH giai đoạn 2021 - 2030; xây dựng chiến lược giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, ông Dương Quyết Thắng yêu cầu các đơn vị bám sát chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, kế hoạch tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng CSXH năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao; chủ động khai thác, huy động các nguồn lực và tổ chức giải ngân vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của các đối tượng thụ hưởng. Qua đây cũng góp phần hạn chế tín dụng đen; đảm bảo khả năng thanh toán, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng CSXH.
Năm 2020, các đơn vị trong toàn hệ thống Ngân hàng CSXH tiếp tục tập trung tham mưu các ban, bộ, ngành tại Trung ương và chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 401/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Ngân hàng CSXH chủ động triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách mới phù hợp và đảm bảo đúng quy định; tiếp tục rà soát, tham mưu sửa đổi, ban hành các quy chế, quy trình, hướng dẫn trên các mặt hoạt động theo hướng tinh giản, hiệu quả...
Hệ thống Ngân hàng CSXH tiếp tục thực hiện củng cố nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng chính sách; chú trọng tới công tác kiểm tra, giám sát và kiểm tra nội bộ; thực hiện chương trình kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề và phúc tra chi nhánh Ngân hàng CSXH các tỉnh, thành phố; tăng cường công tác giám sát từ xa tại các đơn vị nhằm kịp thời khắc phục sai sót.
Theo Danviet
Ở đây dân nuôi toàn cá đặc sản, "găm hàng" giáp Tết bán cho đắt Dù đã đến thời kỳ thu hoạch, nhưng người nuôi cá lồng bè tại huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế vẫn găm hàng, chờ giá. Cá chờ... lễ, tết Mặt nước vùng đầm phá cạnh cửa biển Tư Hiền (Thừa Thiên Huế) từ lâu được xem là "thủ phủ" của các loại cá mà người dân thường gọi là "đặc sản". Đó là...