Nuôi cá leo dưới ao, nuôi bò to bự trên cạn, nông dân 8X tỉnh Quảng Trị bán con nào cũng đắt hàng
Anh Lê Mạnh Dung, sinh năm 1986 hội viên nông dân thôn Tân Văn, xã Gio An (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) là một trong những hộ nông dân điển hình vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương mình.
Thu nhập của gia đình anh Dung tăng lên nhiều kể từ khi anh nuôi cá leo dưới ao, nuôi bò to bự trên cạn.
Những năm gần đây, Hội Nông dân xã Gio An (huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) đã tập trung hỗ trợ hội viên xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế thành công.
Hoạt động của Hội Nông dân xã Gio An đã góp phần giúp hội viên nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội.
Video đang HOT
Mô hình nuôi bò nhốt của hộ nông dân Lê Mạnh Dung thôn Tân Văn, xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Bên cạnh nuôi bò nhốt chuồng, anh Dung còn nuôi cá leo đặc sản ở dưới ao.
Năm 2018, gia đình anh Dung vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội 50 triệu đồng và vay 50 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân để xây dựng mô hình nuôi bò nhốt, ban đầu nuôi từ 3 – 4 con bò, qua từng năm vừa bán vừa tích lũy vốn, hiện nay số bò của gia đình anh chị tăng lên 15 con, hình thức nuôi nhốt vỗ béo.
Trong quá trình chăn nuôi, anh luôn tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi bò nhốt của Hội và địa phương tổ chức, vì vậy, ngày càng tích lũy kinh nghiệm trong chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh để đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt.
Mỗi lần anh Dung xuất bán từ 4 – 5 con, cho thu khoảng 200 – 250 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí giống, thức ăn cho lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/lứa.
Về trồng trọt, gia đình anh Dung trồng 2ha cao su tiểu điền đến nay cho khai thác đạt khoảng 2 tấn mủ/năm. Bên cạnh đó, tận dụng diện tích mặt nước, gia đình anh Dung nuôi 10 lồng cá leo và các loại cá khác như cá trắm, diếc, rô phi…, góp phần tăng nguồn của gia đình từ 100 – 150 triệu đồng sau khi trừ các chi phí đầu tư.
Quảng Trị: Huy động gần 1.500 tỷ đồng viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam, nguồn vốn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài đã giúp tỉnh Quảng Trị phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế; hỗ trợ người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam, ứng phó với biến đổi khí hậu và nhất là có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh.
Thành viên đội MAT 19 rà tìm các vật liệu nổ bằng máy chuyên dụng tại vùng cát huyện Hải Lăng. Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN
Trong 3 năm từ 2019 - 2021, tỉnh Quảng Trị đã huy động được gần 1.500 tỷ đồng viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để khắc phục hậu quả chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.
Cụ thể, tỉnh đã ký kết với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 151 chương trình, dự án có tổng vốn cam kết không hoàn lại trên 65 triệu USD, tương đương gần 1.500 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã và đang được tỉnh sử dụng hiệu quả để rà phá bom mìn, ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế, giáo dục.
Từ năm 2021 - 2022, Tổ chức Plan International Việt Nam thực hiện Dự án Phục hồi sau lũ lụt tại Quảng Trị. Dự án do Cơ quan viện trợ Ai len (Irish Aid) tài trợ thông qua Tổ chức Plan International Việt Nam với kinh phí khoảng 10,7 tỷ đồng, thực hiện trên địa bàn 15 xã thuộc 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ trẻ em và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các trận lũ lịch sử hồi tháng 10/2020. Dự kiến có trên 16.000 người, trong đó hơn một nửa là trẻ em được dự án hỗ trợ thông các mô hình cải thiện môi trường học tập, khôi phục sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu.
Lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh cũng nhận được sự viện trợ của nhiều tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Trong đó, Dự án RENEW-NPA là chương trình hợp tác giữa tỉnh Quảng Trị với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (RENEW) và Tổ chức Viện trợ Nhân dân Na Uy (NPA) do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ Phát triển Vương quốc Anh tài trợ, đã tiến hành làm sạch bom mìn cho hàng triệu mét vuông đất, qua đó giúp người dân khôi phục sản xuất và đảm bảo an toàn.
Quảng Trị có tỷ lệ ô nhiễm bom mìn cao nhất cả nước, với 82% tổng diện tích đất. Bom mìn còn sót lại sau chiến tranh ở Quảng Trị đã khiến trên 3.430 người chết, 5.100 người bị thương. Trong những năm qua, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài của các nước như: Anh, Hoa Kỳ, Na Uy... đã tài trợ hàng chục triệu đô la Mỹ để rà phá bom mìn, hỗ trợ và tạo sinh kế cho nạn nhân bom mìn.
Đất "sốt" trên cả sàn đấu giá TP Đông Hà, vượt sàn "kỷ lục" Kết quả đấu giá đất ở TP.Đông Hà mới đây có lô đất giá khởi điểm 1,8 tỉ đồng nhưng được bán với giá 4,5 tỉ đồng. Hầu hết các lô cũng được "đấu giá" lên nhiều con số so với giá sàn. Ngày 9.12, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.Đông Hà cho biết, vào ngày 4.12 đã công bố kết quả...