Nuôi cá chình dài trơn nhớt ở vùng cát, thu 4 tỷ, phấn đấu 6 tỷ/năm
Trên vùng đồi cát trắng chỉ có nắng và gió Lào thổi rát mặt ở Thanh Thủy ( huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), nổi lên một trang trại nuôi cá chình công nghệ cao (CNC).
Anh Lê Hà Giang, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ Kim Long Việt Nam đón chúng tôi với cái bắt tay thật chặt: “Đến bây giờ thì doanh thu của chúng tôi đạt khoảng 4 tỷ và đang phấn đấu lên con số 6 tỷ”.
Cơ duyên với… cá chình
Mười lăm năm trước, anh Giang là nhân viên bán xăng của Công ty Xăng dầu Quảng Bình. Nghề không hề liên quan chút nào đến việc nuôi trồng thủy sản.
Thời điểm đó, anh thường gặp những người chạy xe máy chở theo mấy thùng nước. Có bữa, anh Giang hỏi chở gì thấy lạ, họ nói đi câu cá chình về. Mấy người khách xởi lởi kể chuyện câu cá chình trên suối trong rừng cho anh Giang nghe.
Cá chình được kỳ vọng sẽ tạo nên thương hiệu riêng cho vùng cát Lệ Thủy.
Bắt chuyện, anh Giang đến xem thấy có mấy con cá chình nhỏ bằng ngón chân, có con lớn bằng cổ chân người lớn. Nghe họ nói cá này bán rất đắt, không nuôi được, chỉ có trong tự nhiên. Đêm về, anh Giang suy tính, cá ăn mồi câu thì chắc là mình nuôi được. Một ý tưởng lóe sáng trong đầu anh chàng bán xăng: “ Sao không nuôi cá chình mà bán?”.
Một ngày đầu năm 2007, anh Giang bàn với vợ (chị Trương Thị Thủy Thanh) ý tưởng nuôi cá chình và hai vợ chồng tìm kiếm tài liệu nuôi loại cá này để học. Khởi đầu, anh chị cải tạo hai ao nhà rộng khoảng 1.600m2 tại Bắc Lý, TP. Đồng Hới để nuôi.
Những bước khởi đầu cam go nhưng thỏa được ao ước nuôi cá chình của anh. Nguồn cá giống thì đặt mua của những người đi câu, đặt lưới bắt cá chình tự nhiên.
“Thời điểm đó thì cũng có lãi, nhưng chưa được nhiều vì nguồn giống cũng hạn chế. Mình chỉ nuôi ở công đoạn vỗ béo là bán thôi”, anh Giang cười nói.
Trang trại của anh Giang có gần chục hồ liên hoàn. Khi cho cá ăn, anh Giang nhìn độ lớn và dự đoán tuần xuất bán và doanh số thu về không dưới 3 tỷ đồng.
Cơn mưa tầm tã suốt hôm qua đến tối như nặng hạt thêm. Trong đêm, hồ chứa xả lũ, đang ngủ, anh Giang chợt giật bắn người thức giấc vì nghe tiếng động lạ.
Video đang HOT
Vùng chạy ra đến sân thì thấy nước lũ xăm xắp. Bấm đèn pin rọi ra hồ thì đã thấy nước lũ đục một màu bàng bạc, không còn thấy be bờ đâu cả.
Anh bất thần người, đánh rơi cả cái đèn pin cầm trên tay. Sáng hôm sau lũ rút, gần chục hồ nuôi cá chình yên lặng. Bơm cạn nước kiểm tra không còn một con nào trong hồ. Trận lũ quét qua cuốn sạch hơn chục tấn cá đến kỳ thu hoạch.
Hơn 3 tỷ đồng trôi theo lũ chỉ trong một đêm. Hai vợ chồng trắng tay, quay về lại điểm xuất phát ban đầu…
Hướng tới thương hiệu cá chình vùng cát
“Khi đã đam mê thì vận may sẽ đến với mình”, anh Giang kể tiếp câu chuyện bằng một câu nói đầy tính động viên. Đó là vào đầu năm 2017, khi hai vợ chồng lại vượt dặm xa vào đến Nha Trang học hỏi kinh nghiệp nuôi cá chình để tiếp tục “giữ” nghề sau thất bại.
Cơ may đến khi hai vợ chồng được người anh, người thầy đang thực hiện dự án nuôi cá chình CNC Hoàng Văn Duật tiếp thêm ý chí vượt lên khó khăn và hỗ trợ về công nghệ nuôi mới.
Hỏi vì sao lại chọn vùng cát trắng Thanh Thủy làm nơi xây dựng trang trại, anh Giang cười giải thích : “Thứ nhất, tôi đã lấy mẫu nước mang đi kiểm nghiệm và cho kết quả sạch, phù hợp yêu cầu khắt khe của quy trình. Thứ hai là giải quyết được lo lắng về rủi ro do thiên tai, mưa lũ”.
Thay vì đào hồ, công nghệ nuôi mới được áp dụng với loại hình bể xi măng nổi trên mặt đất. Khu nuôi được che kính bằng nhà lợp mái chống nóng và hạn chế ánh sáng tối đa. Nhiệt độ nước vào trong khu nuôi bảo đảm không nóng hoặc lạnh quá.
Theo anh Giang, điều khác biệt ở đây là các hồ nuôi được che chắn để yên trong khoảng tối, hạn chế tiếng động và ánh sáng đến mức tối đa. “Có như vậy cá sẽ không bị đánh động nhiều và không bỏ ăn”, anh Giang bảo.
Qua hai năm triển khai nuôi cá chình theo mô hình CNC, thức ăn chủ yếu được sử dụng từ nguồn chế biến công nghiệp sạch. Nếu sử dụng nguồn thức ăn tạp sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nước và khó kiểm soát được những vi khuẩn có hại cho cá.
Không chỉ cung cấp cá thịt thương phẩm ra thị trường, Công ty cũng chú trọng một mảng dịch vụ khác là cung ứng cá chình giống cho thị trường. 6 hồ trong trang trại (mỗi hồ có dung tích 30m3 nước) được dùng để ươm, nuôi cá giống.
Theo anh Giang, trong năm nay, Công ty đã sản xuất được gần 4 vạn cá giống và đã xuất bán hơn 1 vạn con. Được biết, giống cá chình của Công ty không chỉ cung ứng cho các hộ nuôi trong tỉnh mà còn bán ra thị trường Quảng Trị, Hà Tĩnh, Hải Phòng…
Nói về định hướng thời gian tới, Công ty sẽ mở rộng sản xuất với số hồ nuôi tăng gấp đôi. “Tôi thấy mô hình này khá phù hợp với vùng đất Quảng Bình và kỳ vọng sẽ có nhiều người đầu tư để cá chình sẽ trở thành thương hiệu của vùng cát”, anh Giang cho biết thêm.
Theo Hạnh Châu (Báo Quảng Bình)
Quảng Bình: 9X phát tài nhờ nuôi loài cá "ngủ ngày cày đêm"
Bỏ công việc lương 6 triệu/tháng, chàng trai Võ Văn Sang (SN 1991) đã bỏ về nhà tiên phong nuôi cá chình trên quê hương xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình). Nhờ nuôi loài cá "ngủ ngày cày đêm" này mà mỗi năm Sang thu về hàng trăm triệu đồng.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, Võ Văn Sang, SN 1991, trú tại thôn Bắc Thái, xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình), năm 2014 Sang tốt nghiệp Đại học Nông Lâm - Huế. Ra trường, Sang khăn gói vào tỉnh Kon Tum làm công việc kỹ thuật nông nghiệp với mức lương 6 triệu đồng/tháng.
Trong một lần tình cờ xuống thăm nhà người anh họ ở Đà Nẵng, Sang thấy gia đình anh nuôi cá chình mang lại hiệu quả kinh tế cao và nhận thấy ở huyện Lệ Thủy chưa ai nuôi loài cá này, trong khi nguồn thức ăn cho cá chình còn dồi dào có thể kiếm dễ dàng.
Chàng trai 9X Võ Văn Sang bên ao nuôi cá chình. Ảnh: Trần Anh
Ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, năm 2016, Võ Văn Sang quyết định bỏ việc trở về quê khởi nghiệp bằng mô hình nuôi cá chình thịt.
Ngày đầu bắt tay vào thực hiện, Sang vay ngân hàng 150 triệu đồng để đào ao với diện tích 500m2, mua máy xay thức ăn, máy sục khí, thiết bị đo độ PH (độ chua trong đất, nước), hệ thống cấp và thoát nước.
Sang còn lặn lội bắt xe khách vào Trung tâm Giống cá chình ở tỉnh Khánh Hòa để học hỏi kinh nghiệm và mua cá chình giống về nuôi.
Trên diện tích 1.000m2, Sang thả 1.000 cá chình giống. Ảnh: AT
Lứa cá đầu tiên xuất bán, Sang thu lãi trên 100 triệu đồng . Đến nay, mô hình nuôi cá chình được Sang mở rộng lên 1.000m2, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.
Nguyễn Văn Sang chia sẻ vơi phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: "Loài cá chình phân đàn lớn nên trên diện tích 1.000m2 tôi thả 1.000 con cá chình và khoanh lưới thành 5 ô, quá trình nuôi từ 2 đến 3 tháng phải tách đàn theo kích thước từng con. Trải qua một năm nuôi, cá chình sẽ thu hoạch được".
"Đặc tính của cá chình là ngủ ngày, ăn vào buổi đêm. Mỗi ngày tôi cho cá chình ăn vào lúc 6h tối. Nguồn thức ăn của cá chình cũng dễ kiếm, giá phải chăng. Mùa hè xay cá biển, mùa đông xay cá rô phi làm thức ăn cho cá chình" - Sang bật mí kinh nghiệm nuôi cá chình.
Võ Văn Sang thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh trưởng của đàn cá chình. Ảnh: TA
"Nuôi cá chình nước ngọt vừa dễ cũng vừa khó. Loài cá này lớn nhanh, ít dịch bệnh, thức ăn cho cá có thể dễ kiếm được từ địa phương. Điều khó nhất nằm ở nguồn nước, phải kiểm tra nước thường xuyên, nếu nước cạn quá cá sẽ bị nóng hoặc bị lạnh. Nếu bùn, nước trong ao nuôi cá chình nhiễm phèn phải bón vôi rồi thay nước mới" - Sang chia sẻ kỹ thuật nuôi cá chình.
Theo Võ Văn Sang, thị trường tiêu thụ cá chình do anh nuôi hiện chủ yếu ở tỉnh Quảng Bình, TP. Đà Nẵng với giá 520.000 đồng/kg và anh đang mở rộng thị trường miền Bắc và miền Nam. Sang nuôi được bao nhiêu, các thương lái đến tận nhà để thu mua nhưng hiện tại sản lượng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu.
Võ Văn Sang đang mở rộng quy mô nuôi cá chình và hiện đang mở rộng thị trường cho loại cá "ngủ ngày cày đêm" này. Nhờ nuôi cá chính, chàng trai 9X đầu đời Võ Văn Sang lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: TA
Ngoài nuôi cá chình, Sang còn đầu tư nuôi cá trắm, cá leo cùng với việc trồng, chăm sóc 6ha rừng tràm. Từ năm 2017 đến nay, Sang thu lãi trên 300 triệu đồng từ mô hình tổng hợp này.
Đầu năm 2018, Võ Văn Sang cùng với 2 người anh trong huyện thành lập CLB Khởi Nghiệp huyện Lệ Thủy. Quá trình hoạt động, CLB đã hỗ trợ, đồng hành giúp được nhiều người phát triển nhiều mô hình kinh tế.
Cũng trong năm 2018, Võ Văn Sang được Tỉnh đoàn Quảng Bình tuyên dương và tặng Bằng khen về thành tích "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác".
Cá chình là món đặc sản trứ danh được nhiều người săn lùng.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Nguyễn Thành Chuân - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thái Thủy chia sẻ:. "Mô hình nuôi cá chình của Võ Văn Sang mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều địa phương cũng đã đến tận mô hình của Sang để học hỏi cách nuôi cá chình. Võ Văn Sang là một hội viên nông dân rất tích cực của xã, thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, nhất là kinh nghiệm nuôi cá cho bà con cùng làm ăn. Địa phương cũng hỗ trợ chính sách vay vốn để Sang tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình".
Theo Danviet
Quốc lộ 9C sạt lở nghiêm trọng, giao thông bị ách tắc Do ảnh hưởng của bão số 5, tỉnh Quảng Bình có mưa rất to đã gây ngập lụt, sạt lở, hư hỏng hệ thống giao thông. Trên Quốc lộ 9C qua huyện Lệ Thủy nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và nhánh Tây lên cửa khẩu Chút Mút sang Lào, sạt lở nghiêm trọng làm ách tắc giao thông. Khối đất đá...