Nuôi bò “khổng lồ” nông dân U60 Sơn La bán con nào lãi con đấy
Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, mạnh dạn chuyển hướng sang nuôi bò 3B, bà Lò Thị Hạnh, bản Bó Phương (xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, Sơn La) lãi đậm
Được Hội Nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) giới thiệu, sau hơn 1 giờ đi xe máy vượt qua những cung đường đèo dốc của xã Yên Sơn, chúng tôi đến bản Bó Phương, lúc này cũng tầm khoảng 10 giờ trưa.
Trồng thứ cây thẳng đứng, cao vun vút, trước không ai để ý, nay ngờ đâu cả làng ở Lào Cai lại giàu
Bản Bó Phương những ngày này, chỉ còn người già và trẻ nhỏ ở nhà, người lớn đều đã ở trên nương dọn cỏ, làm đất chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.
Nơi đây người dân chủ yếu trồng ngô, trồng sắn và những cây trên nương khác, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Vất vả là vậy nhưng thu nhập không được bao nhiêu. Không kể người nông dân thường xuyên gặp phải cảnh “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.
Mặc dù năm nay bà Hạnh đã ngoài 60 tuổi, nhưng với ý chí làm giàu bà Hạnh đã lựa chọn cho mình một hướng đi riêng đó là phát triển nuôi bò 3B vỗ béo, theo hướng nhốt chuồng
Chúng tôi gặp bà Hạnh lúc bà đang băm ngọn mía để ủ thức ăn cho đàn bò của gia đình vào những ngày mưa rét không cắt cỏ được. Chúng tôi được tận mắt nhìn đàn bò trong giai đoạn vỗ béo, con nào con nấy đều béo chắc.
Bà Lò Thị Hạnh, bản Bó Phương (xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, Sơn La) bổ xung thức ăn tươi cho đàn bò của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc
Bà Hạnh vừa chia sẻ: Trước kia, gia đình tôi sinh sống chủ yếu bằng việc trồng ngô, trồng sắn. Nhưng do cây trồng trên nương không hiệu quả, trong khi chăn nuôi lợn lại lúc được lúc mất do dịch bệnh và giá lợn hơi thất thường. Do vậy, thu nhập kinh tế của gia đình tôi hạn hẹp, điều kiện gia đình gặp nhiều khó khăn.
Nhận thấy đất đai rộng lớn, thuận lợi cho việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi cùng với lá mía của người dân thu hoạch sau mỗi vụ vứt thừa thãi, hoang phí. Bằng nguồn vốn của gia đình, cộng với số tiền vay từ họ hàng, bà Hạnh đã đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi bò vỗ béo bằng cách nuôi nhốt chuồng.
Bò giống 3B nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật có thể đạt trọng lượng đến trên 1 tấn/con. Ảnh: Văn Ngọc
“Gia đình tôi nuôi bò 3B vỗ béo theo hình thức nhốt chuồng này đã được 3 năm. Hiện tại, trang trại này có 12 con bò, mỗi con ăn khoảng 50-60 kg cỏ/ngày. Để chủ động nguồn thức ăn hàng ngày cho đàn bò, tôi trồng thêm 0.7 ha cỏ voi và tích thêm rơm rạ, ủ cây ngô, ngọn mía trong kho làm thức ăn dự trữ. Vì vậy nguồn thức ăn cho đàn bò luôn được bảo đảm, không lo thiếu, kể cả trong suốt mùa đông lạnh giá”, bà Hạnh nói.
Nuôi bò 3B cho lãi cao
Video đang HOT
Cách nuôi bò vỗ béo của gia bà Hạnh cũng khác với nhiều hộ dân. Bà không chọn các giống bò ta, bò bản địa, bà Hạnh chọn giống bò 3B để vỗ béo.
Bà Hạnh, chia sẻ: Bò 3B là giống bò lai máu ngoại. Bò 3B có trọng lượng lớn, cao to lực lưỡng. Có những con bò 3B khi trưởng thành có thể đạt trọng lượng lên đến 900 kg; thậm chí nếu là bò đực thì có thể đạt hơn 1 tấn. Giống bò 3B là rất dễ nuôi, ít mắc bệnh, ít tốn công chăm sóc.
Ngoài ra, giá bò 3B ổn định, trung bình từ lúc vỗ béo đến lúc bán, người nuôi có thể lãi từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/con/tháng. Tôi thường mua bò 3B được khoảng 6 tháng tuổi về vỗ béo, đến khi bò được khoảng 12 – 15 tháng là xuất bán.
Cũng theo bà Hạnh khó khăn lớn nhất khi nuôi bò 3B là nguồn vốn ban đầu bỏ ra tương đối lớn. Một con bò 3B giống có giá trị từ 24 – 26 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu chăm sóc đúng cách lại có thể thu hồi vốn rất nhanh.
Bà Hạnh chia sẻ thêm, thức ăn của bò 3B chủ yếu là cỏ và cám, lượng thức ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bò. Thông thường, chế độ ăn uống của bò mấy tháng đầu nên cho ăn bình thường, đến khoảng 3 tháng trước khi xuất bán mới bắt đầu vỗ béo. Khi đó sẽ cho bò ăn nhiều hơn với trọng lượng 3kg cám/ngày.
Để chủ động nguồn thức ăn cho bò, nhất là vào mùa đông, bà Hạnh ủ cỏ, cây ngô non, ngọn mía bằng muối, giúp cỏ có thể tích trữ từ 8 – 12 tháng. Ngoài thức ăn thô là cỏ, bà Hạnh còn tận dụng bã bia, bỗng rượu cho bò ăn. Như vậy, bò 3B sẽ phát triển rất nhanh, mỗi con bò có thể tăng từ 25 – 30kg/tháng nếu được chăm sóc tốt.
Bà Lò Thị Hạnh, bản Bó Phương (xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, Sơn La) chủ động ủ cây ngô non để làm thức ăn dự trữ cho đàn bò những ngày mưa rét. Ảnh: Văn Ngọc
Đặc biệt, theo bà Hạnh là nuôi giống bò khổng lồ phải tuân thủ nghiêm việc tiêm ngừa vaccine phòng bệnh định kỳ theo khuyến cáo ngành chuyên môn địa phương.
Bà Hạnh mua bò 3B khoảng 6 tháng tuổi về vỗ béo, đến khi bò được khoảng 12 – 15 tháng là xuất bán. Ảnh: Văn Ngọc
Với kỹ thuật nuôi bò vỗ béo bài bản, khoa học nên đàn bò của bà Hạnh lớn nhanh, cho năng suất thịt cao và bán được giá. Đã có những con bán với giá trên 70 triệu đồng.
“Năm vừa rồi gia đình tôi bán được 8 con, bình quân mỗi con bán được từ 55- 70 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi gần 200 triệu đồng”, bà Hạnh nói
Hiện nay, mong muốn nhất của Hạnh là có đủ đất, đủ vốn để xây dựng một trang trại chăn nuôi đủ lớn; có thể xử lý được lượng chất thải từ chăn nuôi mỗi ngày và tận dụng nguồn phụ phẩm làm phân bón. Hiện, toàn bộ chất thải chăn nuôi, gia đình bà tận dụng làm phân bón cho cây trồng.
Mô hình nuôi bò 3B vỗ béo của gia đình bà Lò Thị Hạnh đang được nhiều hộ chăn nuôi ở xã Yên Sơn áp dụng và học tập. ây cũng là hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi trâu, bò của huyện Yên Châu (Sơn La), đem lại hiệu quả cao cho nông dân.
Trong thời gian tới, để phát triển đàn trâu, bò bền vững và ổn định hơn, ngành nông nghiệp huyện Yên Châu (Sơn La) kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng liên kết với người nuôi để cấp con giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Từ đó thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu, bò ở huyện một cách bền vững, góp phần xóa đói, giảm nghèo hướng đến xây dựng huyện nông thôn mới
Thứ cây chát xít mọc trên các triền đồi miền cổ tích Tà Xùa ở Sơn La ngờ đâu thành đặc sản thơm khắp bản
Nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm sao chè từ bà con trong bản chị Giàng Thị Khua, dân tộc Mông, bản Chung Trinh, xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đã và đang thành công với bí quyết sao chè Shan Tuyết, đây loại chè mang đặc trưng, hương vị riêng của vùng cao Tây Bắc.
Chúng tôi đến thăm gia đình chị Giàng Thị Khua, bản Chung Trinh, xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) khi nhiệt độ đã nhỉnh lên sau những ngày thời tiết rét đậm, rét hại, những ngày này những búp chè non của gia đình chị đang đâm chồi, chị cùng gia đình đã bắt đầu thu hái. Ảnh: Mùa Xuân.
Những cây chè Shan Tuyết mặc dù mới có tuổi đời hơn chục năm nhưng thân đã đầy rêu mốc, có lẽ do địa hình, địa chất, khí hậu đặc biệt ở vùng cao nơi đây đã tạo nên những cây chè Tà Xùa đầy rêu mốc như mặc cho mình lớp áo mới che thân, tỏa ra hương vị thơm ngon không thể lẫn với bất cứ loại chè nào khác. Ảnh: Mùa Xuân.
Theo chị Giàng Thị Khua, gia đình chị có 1,5 ha chè Shan Tuyết, trong đó, 0,5 ha đã được gia đình chị trồng cách đây 13 năm, diện tích còn lại trồng được gần 5 năm. Mỗi lần hái chè, chị phải đi hái từ sáng sớm đến 11 giờ trưa thì dừng, buổi chiều từ 3 giờ trở đi mới hái tiếp. Hái như vậy để tránh hái thời điểm nắng to chè sẽ không ngon, không hái chè khi trời mưa vì chè sẽ bị đen mà các vết đứt ở thân chè dễ bị thối, chậm hồi phục, hương vị không được ngon. Ảnh: Mùa Xuân.
Tùy thuộc vào cách hái của từng gia đình, nhưng chỉ được hái 1 tôm từ 1-3 lá thì chè mới thơm ngon, đắt khách, bán được giá cao hơn. Ảnh: Mùa Xuân.
Những lá búp chè non nhô lên khỏi cây chè Shan Tuyết được gia đình chị Khua hái về, mỗi ngày nếu hai vợ chồng cùng hái nhanh, đều tay thì nhiều lắm cũng chỉ hái được 25 kg chè búp tươi. Nhờ trồng loại chè đặc sản này giờ đây chị Khua đã có cuộc sống khấm khá hơn so với trước đây. Ảnh: Mùa Xuân.
Chè hái những ngày trời mát, nhiều sương mù là tốt nhất. Sau khi chè được hái về phải tranh thủ sao càng sớm càng tốt, mới giữ được hương vị. Đặc biệt là chè khi hái về sẽ không để qua đêm, bởi qua một đêm chè sẽ bị héo và mất hết hương vị. Ảnh: Mùa Xuân.
Chị Khua nhóm lửa để đun nóng đều chiếc máy trước khi cho chè vào máy để đảm bảo chất lượng sản phẩm chè. Ảnh: Mùa Xuân.
Mỗi lần cho vào máy sao chị Khua sẽ cho 1 kg chè tươi, cho nhiều quá chè sẽ không khô đều và tốn nhiều thời gian hơn. Ảnh: Mùa Xuân.
Chiếc máy sao chè được đặt ở giữa kệ xây bằng gạch chắc chắn, đây là chiếc máy được gia đình chị Khua mua năm 2018 từ tỉnh Yên Bái về, với giá 2,7 triệu đồng. Ảnh: Mùa Xuân.
Bằng sự kiên nhẫn, dùng tay quay chiếc máy liên tục trong thời gian 10 phút để chè nóng khô mới vớt ra để cho vào mẹt tre. Ảnh: Mùa Xuân.
Sao chè công đoạn đầu tiên là làm héo, sau đó cho chè ra cái mẹt vò lên nhiều lần. Ảnh: Mùa Xuân.
Sau khi vò xong, sẽ dùng cái mẹt sảy bỏ hết chè cám ra riêng, chị Khua bảo rằng làm như vậy để cho vào máy sao lần 2 mới không bị cháy và cho hương vị ngon hơn. Ảnh: Mùa Xuân.
Chè cám vẫn được gia đình Khua bán với giá 50 nghìn đồng/kg. Ảnh: Mùa Xuân.
Chị Khua, chia sẻ: Từ khi mới bắt đầu tập sao chè tôi còn thiếu kinh nghiệm, không biết điều chỉnh lửa bếp củi nên nhiều lúc chè cháy đen hoặc sao chè không thành công, bán không ai mua. Vừa học hỏi kinh nghiệm từ các thế hệ đi trước, vừa tham khảo kinh nghiệm của chính những người khách hàng hay lên vùng cao Tà Xùa mua chè, phải mất thời gian 3 năm tôi mới sao chè ngon như bây giờ. Ảnh: Mùa Xuân.
Túi nilon bóng được chị Khua dùng để đóng gói sản phẩm chè khi đã sao hoàn chỉnh. Ảnh: Mùa Xuân.
Nếu chè càng nhiều màu trắng tuyết, phần lá màu hanh vàng sáng thì đó là chè ngon, mẻ chè sao thành công. Nếu có dịp bạn ghé thăm huyện vùng cao Bắc Yên (Sơn La) thấy những người phụ nữ Mông ngồi hai bên đường bán những túi chè đặc sản, với giá hàng trăm nghìn hoặc tiền triệu bạn cũng đừng phải ngạc nhiên. Bởi, các công đoạn để tạo thành sản phẩm chè bán ra thị trường là cả một quá trình gian nan và bằng bàn đôi bàn tay khéo léo, sự nhẫn nại, chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Mông mới tạo ra loại chè mang hương vị riêng ở vùng cao Tây Bắc này. Ảnh: Mùa Xuân.
Sau 3 lần cho vào chiếc máy sao mất thời gian gần 1 tiếng đồng hồ, chị Khua đã sao được 0,5 kg chè khô và cho vào túi nilon đóng thành gói tặng cho chúng tôi mang về làm quà. Ảnh: Mùa Xuân.
Đối với chè Shan Tuyết sau khi sao thành chè khô sẽ được bán với giá 450 nghìn đồng/kg, cũng có loại giá lên đến tiền triệu. Ảnh: Mùa Xuân.
Phát hiện thai nhi của nữ sinh lớp 11 bị bỏ trong trường học Một thai nhi của một nữ sinh lớp 11 được phát hiện bị bỏ trên nắp bể phốt sau khu nhà bán trú của Trường THPT Chu Văn Thịnh. Trao đổi với VietNamNet chiều 25/2, ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La cho biết đã nắm được thông tin sự việc qua báo cáo của Trường THPT Chu Văn Thịnh....