Nuôi 3ha ao cá, cấp mối cho các hồ câu, thu nửa tỷ đồng mỗi năm
Việc nuôi các loại cá thịt cung cấp cho các hồ câu giải trí đã mang lại thu nhập cho gia đình ông Phạm Xuân Kiên, tổ dân phố Đoàn Kết, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) nửa tỷ đồng mỗi năm.
Đi sâu trong con đường của tổ dân phố Đoàn Kết, nằm dựa vào những quả đồi xung quanh, 3ha ao cá của gia đình ông Kiên đang nuôi dày cá các loại được các hồ câu ưa chuộng.
Dẫn PV đi dọc các bờ ao thoáng mát được trồng toàn những ổi, sung, si ông Kiên chia sẻ, để mua được 3ha ao này ông phải mất nhiều thời gian. Những cây ông trồng xung quanh ao vừa tạo mát vừa giữ được đất, tránh bị sạt lở bờ ao.
Ông Kiên bổ sung cám tổng hợp cho cá nhằm đảm bảo dinh dưỡng phát triển.
“Khi chưa lấy vợ tôi ở với bố mẹ, khi ấy ông bà đã nuôi cá để sử dụng và bán cho mọi người xung quanh. Vì vậy, khi lập gia đình, ra ở riêng tôi cũng có chút kinh nghiệm và nối tiếp công việc ấy”, ông Kiên chia sẻ.
Năm 2002 ông Kiên được bố mẹ cho ra ở riêng với 5.000m2 mặt nước và một phần đất cà phê. Nhận thấy việc nuôi cá mang lại thu nhập cao mà công việc lại nhàn nên ông và vợ đã mua cá trắm bột về nuôi. Mỗi năm ông Kiên sẽ nuôi 3 lứa, tổng cộng khoảng 150 vạn con sau đó cung cấp cho các hộ gia đình cần con giống.
“Đúng như câu nói “muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo”, tôi làm ăn được nhờ trời thương, những năm đó giá cá trắm khá tốt nên những nhà cung cấp giống như tôi cũng lời lớn. Vì vậy mà đến bây giờ tôi mới có điều kiện mua được thêm 2,5ha ao cá và khoảng 3ha đất trồng cà phê”, ông Kiên phấn khởi nói.
Video đang HOT
3ha ao của ông Kiên được nuôi đầy đủ các loại cá nhằm cung cấp cho các hồ câu giải trí.
Trước kia là như vậy, nhưng đến nay theo nhu cầu của thị trường thì ông Kiên đã chuyển dần qua nuôi cá rô phi với số lượng lớn. Ông Kiên lý giải do các hồ câu giải trí mở ra nhiều nên nhu cầu thả cá rô phi cho khách câu khá cao.
Ông Kiên tiết lộ: “Trước kia toàn bộ hồ của tôi đều được thiết kế để nuôi cá trắm. Một nửa ao sẽ múc sâu xuống khoảng 3 mét, phần còn lại sẽ múc nông để xạ lúa. Khi lúa đủ lớn tôi sẽ cấp nước cho đến ngang thân cây cho cá trắm lên ăn. Cá ăn hết lúa sẽ lại rút nước rồi tôi tiếp tục xạ lúa. Cứ như cậy cho đến khi tôi thấy cá đủ lớn rồi bán ra cho những ai có nhu cầu”.
Nói về kỹ thuật xử lý ao trước khi thả cá, ông Kiên chia sẻ, ban đầu người nuôi sẽ phải tháo cạn nước sau đó rắc vôi đều ao nhằm khử trùng, đồng thời tạo điều kiện duy trì độ pH ở mức ổn định cũng như giúp các chất hữu cơ được phân hủy trong điều kiện tốt nhất. Sau đó cứ 1.000m2 ông Kiên sẽ đổ 300 – 500kg phân chuồng để tạo màu cho nước. Điều này cũng giúp tạo ra nhiều sinh vật phù du giúp cá phát triển nhanh.
Xong các bước xử lý ao, ông Kiên sẽ bơm nước rồi thả cá. Hiện nay khoảng 80% các hồ câu giải trí ở Lâm Đồng đều do ông Kiên cung cấp cá.
Ông Kiên giao cá cho các hồ câu giả trí trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Ông Kiên cho biết thêm, việc ông tận dụng được các nguồn thức ăn miễn phí từ bên ngoài nên chi phí để nuôi cá cũng giảm. Ông Kiên sử dụng bẹ rau của các nhà vườn thải loại để cho cá ăn, chủ yếu là bẹ rau cải bắp, cải thảo và khoai lang loại nhỏ do các công ty không sử dụng. Ông Kiên chỉ mất công và tiền xăng để chở về nhà cho cá ăn.
Hiện nay, ông nuôi các loại như cá trắm, chép, rô phi, cá mè, cá chim, cá trôi… Ngoài các loại rau ông đổ xuống ao cho cá ăn thì mỗi sáng hàng ngày ông đều bổ sung cho cá cám tổng hợp.
Theo Danviet
Trồng đan sâm quý bán củ đỏ làm thuốc, 1 sào thu 50 triệu đồng
Anh Nguyễn Văn Hải, thôn Trung Hà, xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) cho hay trồng đan sâm lấy củ bán làm thuốc có thể cho thu nhập tới 50 triệu đồng 1 sào nếu chăm tốt...
Xã ông Thanh, Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng), bên cạnh trồng chủ lực cây cà phê nay có thêm một hướng đi mới, trồng cây dược liệu quý có tên đan sâm. Anh Nguyễn Văn Hải, thôn Trung Hà, xã Đông Thanh, người đã trồng đan sâm từ 3 năm nay chia sẻ, cây đan sâm quý rất hợp với vùng đất cao nguyên màu mỡ như Đông Thanh. Với một sào đất, tùy mức độ chăm sóc có thể cho thu hoạch từ 1,3 tới 2 tấn củ/vụ. Vụ đan sâm kéo dài 10 tháng, trồng vào tháng 11 năm trước, thu hoạch vào tháng 10 năm sau.
Vườn đan sâm quý của anh chị Đào Minh Hương, thôn Đông Hà, xã Đông Thanh đang phát triển rất tốt. Ảnh: D.Q
Anh Nguyễn Văn Hải cho biết thêm, với giá bán 35 ngàn/kg rễ, củ tươi, lợi nhuận thu được xấp xỉ 35-40 triệu đồng, nhà chăm tốt có thể đạt 50 triệu đồng/năm. Anh Hải cho biết, cây đan sâm ưa ẩm nhưng không úng, khi trồng cần lên luống để thoát nước tốt và có không gian cho cây tạo củ. Khi thu hoạch cần dùng nĩa xới, đào củ lên một cách cẩn thận, tránh làm đứt rễ. Có thể rửa củ đan sâm bằng vòi xịt gia đình, rửa hết đất bùn bám trên thân củ.
Nếu so với cà phê, trồng đan sâm cho thu hoạch tốt hơn, lợi nhuận cao hơn. Thêm vào đó, do là cây dược liệu quý, trồng cây đan sâm cũng cần chú trọng tới việc sử dụng phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật đúng kỹ thuật nên đan sâm trồng an toàn, đảm bảo chất lượng củ phù hợp với tiêu chuẩn dược liệu.
Anh Nguyễn Văn Diện, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng, người trực tiếp thực hiện một số mô hình thử nghiệm trồng cây đan sâm tại Đông Thanh cho biết, cây đan sâm là dược liệu quý, thường được sử dụng để chữa các bệnh tim mạch.
Tại Việt Nam, đan sâm không mọc trong tự nhiên nhưng đã được nhân giống thành công và trồng thử nghiệm tại một số vùng ở trong nước. Vì vậy, với mục tiêu mở rộng diện tích một loài cây dược liệu quý cho thu nhập tốt về với nông dân, Trung tâm đã thực hiện một số mô hình trồng đan sâm tại Đông Thanh là vùng có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng được đánh giá là hợp với cây dược liệu và đã có nhiều hộ đang trồng thành công cây đan sâm.
Sau 10 tháng trồng và ghi chép, đánh giá chất lượng củ, Trung tâm xác định cây đan sâm phù hợp với vùng đất Đông Thanh. Đặc biệt, Trung tâm đã lấy mẫu củ đan sâm Đông Thanh đi phân tích hoạt chất Tanshinon IIA, hoạt chất chính trong củ đan sâm được kết quả đạt từ 0,48% tới 0,72%, cao hơn quy định trong Dược điển Việt Nam là từ 0,2% trở lên. Thời gian thu hoạch củ tốt nhất là được trên 10 tháng. Kết quả thử nghiệm cho thấy hoạt chất quý trong củ đan sâm trồng tại Đông Thanh khá cao, đáp ứng được nhu cầu chế biến và sử dụng của ngành dược.
Điều quan trọng để phát triển cây đan sâm là chuyện tiêu thụ. Hiện tại một số công ty đang thu mua rễ đan sâm ở dạng tươi như Công ty Hải Tám, HTX dược liệu Biết Lộc Thành. Tuy nhiên, lượng thu mua không nhiều mà hầu hết các công ty chỉ mua theo định lượng hàng ngày khiến nông dân khó khăn trong thu hoạch.
Ông Trần Văn Kỷ, Chủ tịch UBND xã Đông Thanh cho biết, người dân trong xã trồng đan sâm khá nhiều nhưng chưa dám mở rộng diện tích lớn do vấn đề đầu ra. Để giải quyết đầu ra cho cây đan sâm, ông Nguyễn Văn Diện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cho biết, hầu hết nông dân bán đều là dạng củ tươi, đào lên bán liền.
Tuy nhiên, các công ty dược đều yêu cầu nông dân cần có biện pháp chế biến, làm khô trước khi bán để đảm bảo chất lượng dược liệu và thuận lợi trong khâu bảo quản. Vì vậy, Trung tâm xác định sẽ đầu tư cho bà con một máy sấy dược liệu để giúp bà con sấy củ đan sâm cũng như nhiều dược liệu cần sấy khô khác, để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị thu mua. Đây cũng là cách làm giải quyết được vấn đề thu hoạch trong mùa mưa, không thể phơi khô dược liệu bằng ánh nắng tự nhiên.
Theo Diệp Quỳnh (Báo Lâm Đồng)
Chỉ trồng su su thôi, 9X thu 200 triệu sau 7 tháng trời Mới chỉ thu hoạch su su trong khoảng 50 ngày tuy nhiên 9X Nguyễn Thành Được (Gia Lâm, Lâm Hà, Lâm Đồng) đã thu được khoảng 190 triệu đồng sau hơn 5 tháng xuống giống. Là loại cây thân leo thuộc họ bầu bí, su su - giống cây được nhiều người dân chọn để làm kinh tế. Nắm được nhu cầu của...