Nuôi 3 em ăn học giờ về già tôi có nên đòi hỏi được chu cấp
Có thời điểm cả ba em đều học ở Hà Nội, nhiều tháng thiếu tiền tôi phải đi vay mượn để gửi ra Hà Nội cho các em.
ảnh minh họa
Quê tôi ở Thái Bình, nhà có 4 anh chị em, tôi là chị cả, sau tôi là 3 em trai, làng quê tôi rất nghèo, trẻ em hầu như học đến hết cấp một là ở nhà nghỉ học. Riêng nhà tôi, bố mẹ làm buôn bán luôn cố gắng cho bốn chị em ăn học. Đùng một cái bố tôi mất vì tai nạn, mẹ một mình làm không nổi nên gạt nước mắt bàn với tôi là tôi nghỉ học phụ mẹ thay bố đi buôn để nuôi các em ăn học. Tôi nhớ rõ lúc đó mình 16 tuổi, sắp bước vào lớp 9, tôi học rất giỏi, nằm trong đội thi học sinh giỏi của tỉnh. Nghe mẹ nói đến nghỉ học tôi khóc đến cạn mắt, các thầy cô nghe tin tôi nghỉ học về tận nhà hỏi thăm nhưng khi nghe mẹ trình bày hoàn cảnh đều gạt nước mắt tiếc cho tôi. Tôi cũng nuôi hy vọng thi vào đại học Y Hà Nội. Thế là mọi ước mơ gác lại, tôi đi buôn cùng mẹ để nuôi các em ăn học.
Năm tháng trôi đi, các em tôi đều học thành tài, giờ có chức vụ và giàu có ở Hà Nội. Tôi vì chăm lo các em ăn học nên cũng quá lứa lỡ thì, đến gần 30 tuổi mới cưới chồng, chồng tôi là bộ đội phục viên thương binh nên cũng chẳng giàu có gì. Tôi có 3 đứa con, đứa út năm nay mới vào đại học, trong khi tôi đã gần 60 tuổi. Hai đứa lớn học đại học xong và làm việc ở Hà Nội do cậu lớn xin cho, cũng chẳng giàu có gì, đứa lớn phải vay tiền mua nhà đang trả góp. Nói chung các con tôi không giàu có, tụi nó cũng phải phụ mẹ nuôi em ăn học. Các em tôi sau khi đi làm giàu có đã góp tiền xây lại nhà cho mẹ tôi, còn tôi thì cũng chưa được báo đáp gì ngoài việc giúp xin việc cho hai con tôi.
Hôm rồi họp gia đình, tôi mạnh dạn đề nghị mỗi em cho tôi khoảng 200-300 triệu để tôi gửi tiết kiệm dưỡng già, vì cả tuổi thanh xuân của tôi đều đi làm nuôi các em ăn học, rồi lấy chồng nuôi các con, công việc là buôn bán cá biển nên giờ già cũng chẳng có đồng tiết kiệm nào. Tôi vừa ý kiến thì vợ các em nhao nhao lên không đồng ý, bảo rằng vài ba chục triệu còn được chứ cả trăm triệu thế kia là quá vô lý. Tôi nghỉ học năm 16 tuổi cùng mẹ đi buôn, được tầm 3-4 năm thì mẹ bị bệnh chỉ ở nhà, chủ yếu là tôi đi làm nuôi các em ăn học. Số tiền tôi gửi, chỉ tính riêng tiền gửi ra Hà Nội để các em học đại học nếu dùng để mua vàng thì giờ tôi có thể thành đại gia. Ngày ấy tôi phải đạp xe đạp hơn 30km mỗi ngày để lấy hàng chở bằng xe đạp đi bán. Sau này có xe đò thì buôn theo xe đò, các em tôi lúc ở nhà thì có phụ giúp tôi chút xíu về xếp hàng ra chợ, còn lúc đi học ở Hà Nội thì hầu như chỉ một mình tôi bươn chải. Có thời điểm cả ba em đều học ở Hà Nội, nhiều tháng thiếu tiền tôi phải đi vay mượn để gửi ra Hà Nội cho các em. Nói chung kể ra thì nhiều lắm.
Các em tôi giờ ai cũng giàu có, đứa nào cũng 2-3 cái nhà ở Hà Nội, có chức vụ lớn, việc bỏ ra 200-300 triệu không phải là quá lớn. Thử hỏi nếu tôi không hy sinh sự nghiệp, tuổi thanh xuân của mình thì liệu các em có được như ngày hôm nay không? Nếu ngày đó tôi ích kỷ không nghỉ học đi làm nuôi các em mà tự bươn chải để đi học liệu các em tôi giờ có được như thế này? Tôi mới là người trực tiếp nuôi các em ăn học, ít ra các em cũng phải báo đáp lại tôi chứ. Tôi không đòi công gì, nhưng thực sự giờ già rồi, muốn nghỉ ngơi, nhưng nếu nghỉ làm thì chẳng có gì ăn. Các em giàu có, thỉnh thoảng về cũng chỉ cho mẹ tôi tiền, cho tôi vài ba thứ lặt vặt, chứ thực tình chưa giúp gì tôi cả. Lúc tôi đề nghị, mấy em dâu phản đối kịch liệt, các em tôi thì nể vợ nên cũng chưa thấy nói năng gì.
Video đang HOT
Nếu ngày xưa bố không mất, tôi có thể thi vào đại học Y, với ý chí và nỗ lực của mình tôi tin giờ mình đã là bác sĩ giỏi, tôi cũng giàu có như các em chứ không khổ như giờ. Tôi thấy buồn và thương cho thân phận mình quá. Liệu tôi đòi hỏi thế có quá đáng lắm không?
Theo VNE
Bản quy tắc gây sốc của mẹ chồng
Tôi mới cưới chồng được 6 tháng. Nhưng 6 tháng nay là những ngày sống trong mệt mỏi vì mối quan hệ căng thẳng với mẹ chồng.
ảnh minh họa
Chồng tôi đi làm xa, tuần về một lần, tôi sống với mẹ chồng là chính. Hồi mới cưới, tôi xác định vì sống với mẹ chồng nên tôi sẽ yêu thương bà như thể mẹ mình, nhưng càng cố gắng tôi càng thấy không có kết quả gì. Mẹ chồng tôi rất ghê gớm. Ngay từ khi tôi mới về đã ra điều kiện bằng một bản quy tắc khiến tôi thực sự sốc.
Cưới xong, mọi thứ êm xuôi trong vòng một tuần. Sau đó chồng tôi bắt đầu đi làm trở lại. Tối đó, mẹ chồng tôi gọi tôi vào và nói "Bây giờ nhà chỉ còn có một mẹ một con. Con là dâu mới, dẫu nhà có neo người nhưng nhà mình rất có nề nếp. Mẹ thảo bản quy tắc này, con đọc xong rồi cho ý kiến xem có làm được không". Tôi rụng rời đọc bản quy tắc của mẹ, trong đó nêu rõ:
1. Không được kiểm tra, kiểm soát chồng quá mức. Chi tiêu là việc của chồng và gia đình chồng. Không được can thiệp.
2. Luôn để nhà cửa sạch sẽ, tránh bầy bừa bộn vì bề bộn dễ gây bẩn và phong thủy không tốt.
3. Luôn hết lòng vì gia đình chồng, luôn coi gia đình chồng như gia đình mình. Hết lòng vì gia đình chồng thì sẽ nhận được trái ngọt.
Đọc xong, tôi không biết "trái ngọt" sẽ là cái gì mà chỉ thấy sợ. Tôi thấy sợ mẹ chồng mình, bà khác hẳn lúc có chồng tôi ở nhà. Chờ tôi đọc xong, bà còn dặn "không được nói cho ai biết" và "đó chính là điểm thứ 4 trong bản quy tắc mà mẹ không ghi vào đây".Tôi thực sự cảm thấy hoang mang. Chẳng lẽ mẹ chồng tôi "hai mặt" thế ư? Bây giờ tôi phải làm sao? có nên nói với chồng về bản quy tắc đó không? Nếu nói với chồng thì tôi được giải tỏa nhưng mẹ chồng biết thì sẽ to chuyện. Mà nếu không nói với chồng thì tôi cảm thấy tôi đang bị bà thao túng riêng. Xin cho tôi lời khuyên. Chân thành cảm ơn!
thuy....@gmail.com
Chuyên gia tâm lý Hạnh Phúc trả lời:
Chào bạn! Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu là một quan hệ khó xử nhất và cần nhiều khéo léo. Mẹ chồng và con dâu bất hòa sẽ ảnh hưởng đến những mối quan hệ khác trong nhà và tất nhiên kéo theo sau sẽ là ảnh hưởng đến bầu không khí hòa thuận của cả gia đình. Mọi thứ với bạn bây giờ còn đang rất mới mẻ. Cả mẹ chồng và bạn đều đang trong quá trình "tìm hiểu nhau". Bởi thế, mọi quyết định ở thời điểm này đều phải tránh vội vàng và "manh động". Rất có thể, đây chỉ là chiêu thử lòng của mẹ chồng. Rất có thể mẹ chồng bạn thực tâm là một người tốt. Và kể cả việc có bản quy tắc khiến bạn bị sốc ấy thì cũng chưa đủ để khẳng định về con người của mẹ chồng mình. Mẹ chồng nào cũng thương con trai. Việc chia sẻ tình cảm con trai với người "con gái khác" là điều khó khăn mà bà đang phải đối diện. Bạn là một "người mới", cũng nên thông cảm với bà.
Một lời nói ra thì không thể rút lại. Bởi vậy, theo tôi bạn nên "chậm" một chút. Sự chậm chạp trong cuộc sống thường không được khuyến khích. Nhưng vội vàng có thể gây hậu quả. Việc nói ra bản quy tắc đó với chồng chưa chắc đã tốt với bạn như bạn nghĩ. Hãy cẩn trọng. Một cách khôn ngoan có lẽ nên vui vẻ tuân thủ những điều mong muốn của mẹ chồng trong bản quy tắc. Đó thực tâm là mong muốn chung của tất cả mẹ chồng nhưng chỉ mẹ chồng bạn nói ra điều đó cụ thể với bạn bằng cả một bản quy tắc mà thôi. Sự việc ở góc nào là do cách nhìn nhận của bản thân.
Trong mọi mối quan hệ sự chân thành và khéo léo sẽ giúp các mối quan hệ được hóa giải. Đối với mẹ chồng, bạn đừng đòi hỏi bà phải hoàn mỹ.
Đa số các bà mẹ chồng tuổi tác đều đã cao, thói quen trong từng tiểu tiết của cuộc sống chắc chắn là không ít. Nếu là dâu, bạn không thể dùng tiêu chuẩn của người trẻ để yêu cầu về mẹ chồng của mình, đòi hỏi bà làm gì cũng phải thập toàn thập mỹ. Trên thực tế thì ngay cả bạn cũng không thể nào làm thập toàn thập mỹ trong mỗi việc, không phải sao? Nếu bạn cứ chăm chăm để ý và bới móc từng chi tiết thì chỉ khiến cho mâu thuẫn giữa hai người càng tăng mà thôi.
Bạn cũng nên cố gắng để yêu thương mẹ chồng như mẹ đẻ. Làm được thế, trước hết bạn hãy xem mẹ chồng như mẹ ruột của mình, dùng tấm lòng thành quan tâm đối đãi với bà. Bạn đừng lo rằng nếu bạn không thể hiện bằng lời nói thì mẹ chồng không biết sự chân thành của bạn. Những hành động cử chỉ dù nhỏ nhặt của bạn, mẹ chồng đều nhanh chóng có thể cảm nhận được cả. Và nữa, hãy cố gắng để tìm ra điểm chung với mẹ chồng
Điểm này cực kỳ quan trọng để duy trì sự hài hòa trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Là người trẻ, chắc chắn bạn có sở thích của riêng mình như ca hát, khiêu vũ, thể thao.... Vậy thì, khi bạn tham gia những hoạt động yêu thích này, thỉnh thoảng hãy đưa mẹ chồng cùng đi, để bà có thể chia sẻ niềm vui khi ở bên bạn. Ngược lại, bạn cũng phải chú ý đến sở thích của mẹ chồng nhé, ví dụ như mẹ chồng thích đan móc hay trồng hoa, bạn hãy thử chủ động khen ngợi những sản phẩm bà tự làm và cùng học hỏi từ bà.
Chúc bạn hạnh phúc!
Theo Giadinh.net
Cô còng lưng 5 năm nuôi người yêu ăn học, đến lúc lương cao, anh phụ bạc cay đắng Gái có công mà sao chồng vẫn phụ, đó muôn đời vẫn là câu hỏi khiến các cô gái bị phụ bạc đi tìm lời giải. Ông bà ta thường nói "gái có công thì chồng chẳng phụ" ý để chỉ những cặp vợ chồng chung lưng đấu cật cùng nhau vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống, rằng người phụ nữ...