Hôm 1-1-2012, Nigeria – nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi – đã quyết định chấm dứt trợ giá nhiên liệu. Ngay lập tức, giá xăng tăng gấp đôi, người dân Nigeria giận dữ xuống đường biểu tình đòi “Chiếm lấy Nigeria” phản đối quyết định trên của chính phủ.
Người dân biểu tình tại quảng trường King, thành phố Benin hôm 5-1
Sau khi giá xăng tăng vọt từ 65 naira /lít lên ít nhất 141 naira/lít (tương đương 0,66 euro hoặc 0,96USD), phong trào “Chiếm lấy Nigeria” bắt đầu lan rộng khi người dân biểu tình đòi chính phủ bãi bỏ quyết định dỡ bỏ trợ giá nhiên liệu. Cảnh sát đã phải trấn áp và bắt giữ nhiều người. Ít nhất 1 người thiệt mạng trong tình trạng bất ổn này là sinh viên Muyideen Mustafa, 23 tuổi, được cho là bị cảnh sát bắn tại Ilorin, bang Kwara.
Trong vòng 5 năm qua, người dân Nigeria chỉ phải trả 65 naira (40 USD) mỗi lít xăng trong khi các nước trên thế giới đang phải chịu giá xăng tăng lên đáng kể. Chính phủ đang nỗ lực điều chỉnh lại khu vực dầu mỏ và cho rằng việc trợ cấp tiêu thụ dầu mỏ chỉ làm thất thoát ngân sách. Rất nhiều ý kiến cho rằng người được hưởng trợ cấp duy nhất ở đây là những nhà nhập khẩu nhiên liệu. Trong khi đó, chính phủ cho rằng động thái dỡ bỏ trợ cấp nhiên liệu sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hơn 1.000 tỷ naira (tức 6,13 tỷ USD) trong năm 2012.
Nigeria sản xuất khoảng 2,4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày nhưng vẫn phải nhập khẩu 70% xăng dầu từ các nước như Anh hay Venezuela bởi các nhà máy lọc dầu của Nigeria hoạt động không mấy hiệu quả. Người dân Nigeria tức giận bởi họ cho rằng chính phủ đã đưa ra kế hoạch mà không tính đến việc dỡ bỏ trợ giá nhiên liệu sẽ ảnh hưởng đến mức sống tại đất nước này như thế nào. Giá vận tải, thực phẩm, thuốc men, thuê nhà, học phí cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Ông Feyi Fawehinmi, một nhà phân tích, cho rằng động thái vội vàng này của chính phủ Nigeria giống như “nhổ răng mà không có kìm”. “Chính phủ không thể biết bao nhiêu doanh nghiệp sẽ phá sản hay thậm chí bao nhiều người sẽ chết. Sức ảnh hưởng sẽ rất sâu rộng”, ông Fawehinmi nói.
Nhiều người Nigeria cho rằng giá nhiên liệu rẻ là ích lợi duy nhất họ có được từ nguồn mỏ dầu của đất nước. Phần lớn người Nigeria sống trong nghèo khó với thu nhập chưa đầy 2 USD/ngày. Cơ sở hạ tầng yếu kém, tỷ lệ thất nghiệp cao và nguồn điện chập chờn. Người Nigeria thường dùng máy phát điện, nay nhiều người sẽ phải chịu cảnh sống trong bóng tối, đơn giản vì không có tiền mua nhiên liệu chạy máy phát điện. Trong khi đó, liệu người dân có được hưởng lợi sau đợt tăng giá nhiên liệu này?
Tình trạng bất ổn lan rộng tại đất nước này được cho là sẽ còn tiếp tục trong vài ngày tới khi người biểu tình kêu gọi giảm giá trở lại. Tuy nhiên chính phủ đã từ chối. Dự kiến sẽ có cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra vào ngày 9-1 tới.
Theo ANTD
Tin mới nhất
Lũ trên 4m nhấn chìm hàng nghìn ngôi nhà tại Philippines
22:09:57 19/11/2024
Nhà chức trách tỉnh Ian, ông Valdepenas xác nhận nước lũ cao hơn 4m tại một số điểm ở địa phương này với nhiều nhà cửa, đèn đường và cây cối chìm trong biển nước mênh mông ở thành phố Tuguegarao thuộc tỉnh Cagayan.
Google đầu tư hơn 20 triệu USD cho các nhà nghiên cứu AI
22:06:55 19/11/2024
Điều này cho thấy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty công nghệ lớn trong việc lôi kéo các nhà nghiên cứu AI và tài trợ cho các dự án khoa học tiên tiến.
Ấn Độ phạt WhatsApp 25,4 triệu USD do vi phạm luật cạnh tranh
22:04:32 19/11/2024
Ngoài khoản tiền phạt, CCI cũng yêu cầu WhatsApp ngừng chia sẻ dữ liệu người dùng với các công ty con khác của tập đoàn Meta (Facebook, Instagram...) vì mục đích quảng cáo trong vòng 5 năm tới.
Các đồng minh của ông Trump phản đối quyết định cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa
21:58:46 19/11/2024
Trong buổi trả lời phỏng vấn với hãng Fox News, ông Mike Waltz - người được đề cử làm Cố vấn An ninh Quốc gia, nhận định: Đây là một bước leo thang khác và không ai biết điều này sẽ đi đến đâu .
Nga bắt đầu sản xuất hầm trú bom chống bức xạ
21:52:08 19/11/2024
Viện nghiên cứu thuộc Bộ tình trạng khẩn cấp cho biết Nga đã bắt đầu sản xuất hàng loạt hầm trú bom di động có thể bảo vệ chống lại nhiều mối đe dọa do con người gây ra và thảm họa thiên nhiên, bao gồm cả bức xạ và sóng xung kích.
ISW: Nga trả tiền cho 100.000 quân Triều Tiên, giúp trì hoãn đợt điều động thứ hai
20:55:22 19/11/2024
"ISW đã nhiều lần quan sát thấy những nỗ lực của chính quyền Nga nhằm trì hoãn việc triệu tập quân dự bị không tự nguyện vốn không được ủng hộ", các nhà phân tích của ISW viết.
Phá vòng vây, Ukraine 'tiếp thêm' quân dự bị, xe bọc thép đắt tiền
20:50:34 19/11/2024
Kurakhovo đang bị bao vây một nửa, giao tranh dữ dội đã bắt đầu trong thành phố. Việc Lực lượng Vũ trang Ukraine cho nổ khẩn cấp đập chứa nước Kurakhovo đã không thể giúp ích.
Đức, Phần Lan cảnh báo công dân về khả năng xảy ra 'chiến tranh hỗn hợp'
20:48:43 19/11/2024
Người phát ngôn của Cinia khẳng định những vụ đứt cáp như vậy "không thể xảy ra ở vùng biển này nếu không có tác động từ bên ngoài".
Thử thách cho bộ máy mới của ông Trump
20:44:47 19/11/2024
Tổng thống đắc cử Trump đã thông báo chọn ông Brendan Carr làm Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) cho chính quyền sắp tới, gọi nhân vật này là chiến binh cho tự do ngôn luận , theo Reuters.
7 người thiệt mạng do lở đất khi siêu bão Man-yi tấn công Philippines
18:50:05 19/11/2024
Lễ ký kết diễn ra tại trụ sở quân đội Philippines ở Manila, nơi các bộ trưởng quốc phòng Mỹ và Philippines còn động thổ dự án xây trung tâm giúp thúc đẩy sự phối hợp giữa lực lượng vũ trang 2 nước.
Rác nhựa làm tắc nghẽn đập thủy điện, gây mất điện nhiều thành phố lớn CHDC Congo
18:44:37 19/11/2024
Luồng rác nhựa chảy vào đập thủy điện chính ở miền đông CHDC Congo đang gây mất điện ở nhiều thành phố lớn, tạo nên thách thức mà giới hữu trách địa phương vẫn đang tìm cách tháo gỡ.
Rộ tin ông Trump sẽ đưa nhiều sĩ quan ra tòa án binh
18:41:43 19/11/2024
Các nguồn tin tiết lộ rằng đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lên danh sách những sĩ quan quân đội liên quan việc rút quân hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan và xem xét đưa họ ra tòa án binh.