Nước từ thượng nguồn về lớn, thủy điện Sông Ba Hạ tăng lưu lượng điều tiết qua tràn
Ngày 25/10, ông Trần Lý, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ ( Phú Yên) cho biết, mưa lớn trong những ngày qua khiến nước từ thượng nguồn đổ về hồ chứa của nhà máy thủy điện nhiều, để đảm bảo an toàn cho hồ chứa Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đã tăng lưu lượng điều tiết nước qua tràn, tổng lưu lượng nước đổ về hạ du là 1.000 m3/s.
Thủy điện Sông Ba Hạ (Phú Yên) trong một lần xả nước về hạ du. Ảnh tư liệu: Phạm Cường/TTXVN
Cụ thể, theo ông Trần Lý, hiện các hồ An Khê, Ayun, Krông H’năng trên thượng nguồn thuộc các tỉnh Tây Nguyên đang tăng lưu lượng xã tràn, do đó nước về hồ Sông Ba Hạ có xu hướng tăng cao.
Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa trên Sông Ba, từ 9 giờ ngày 25/10 Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đã thực hiện vận hành điều tiết lưu lượng nước qua tràn từ 300 m3/s lên 600 m3/s. Sau khi điều tiết lưu lượng nước qua tràn, tổng lưu lượng nước về hạ du là 1.000 m3/s. Trong thời gian tới, theo diễn biến của thời tiết, công ty sẽ điều chỉnh lưu lượng qua tràn theo lưu lượng nước thực tế về hồ với tổng lưu lượng về hạ du không vượt quá 1.600 m3/s.
Để đảm bảo an toàn về người và tài sản vùng hạ du, Công ty cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ đã thông báo đến toàn thể người dân sinh sống vùng hạ du hồ chứa có kế hoạch di dời gia súc, gia cầm, hoa màu tài sản ra khỏi khu vực điều tiết nước, đồng thời tránh qua lại các vùng trũng có nước sâu nguy hiểm, nhằm tránh những thiệt hại có thể xảy ra.
Người dân Tây Nguyên bắt đầu quay lại miền Nam làm việc
Nhiều người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đang bắt đầu quay lại các tỉnh thành Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai để làm việc lại, kiếm tiền chi tiêu và tiền ăn tết.
Video đang HOT
Một đoàn xe đang trên đường vào Bình Dương làm việc trở lại - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Ngày 15-10, ghi nhận trên quốc lộ 14 đoạn qua tỉnh Đắk Nông, hàng chục đợt xe của người dân từ các tỉnh Tây Nguyên đang trên đường vào các tỉnh thành phía Nam làm việc trở lại.
Những người này phần lớn đều là công nhân ở các công ty gia công giày da, dệt may ở các tỉnh thành Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM. Đây là những người về Tây Nguyên từ những đợt đầu tiên (từ cuối tháng 4 đến tháng 7-2021).
Anh Nguyễn Quang Đại (28 tuổi, trú huyện Cư Jút, Đắk Nông) cho biết do dịch bệnh căng thẳng, hồi tháng 6 anh từ TP.HCM về quê ở Đắk Nông. Thời gian ở nhà, ai thuê gì anh Đại làm nấy, thu nhập không ổn định. Nay khi nghe tin công ty ở TP.HCM kêu gọi công nhân trở lại xưởng, anh Đại và bạn cùng đi.
Còn chị Phạm Thị Sa (28 tuổi, trú huyện Cư M'Gar, Đắk Lắk) cho biết khi còn ở TP.HCM, chị đã thất nghiệp 2 tháng. Sau đó chị về quê từ đó đến nay, đã 5 tháng chị không có việc làm, tiền sinh hoạt phụ thuộc vào gia đình.
"Tôi nghỉ dịch tháng này là tháng thứ 5 rồi, giờ TP.HCM bình thường trở lại dần rồi, công ty của tôi cũng gọi trở lại làm việc nên chúng tôi quay trở lại làm việc kiếm tiền tiêu tết. Giờ chúng tôi cũng muốn được tiêm vắc xin để được đi làm", chị Sa chia sẻ.
Cùng ngày, ông Đào Kim Nghiệp - phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắk R'Lấp, Đắk Nông - cho biết hiện ở chốt kiểm dịch Cai Chanh (xã Đắk Ru, huyện Đắk R'Lấp) mỗi ngày vẫn đón gần 2.000 người từ các tỉnh thành phía Nam về Tây Nguyên. Từ đầu tháng 10-2021 đến nay có khoảng 40.000 - 50.000 lượt người về qua chốt này.
Cũng theo ông Nghiệp, trong khoảng 2-3 ngày qua bắt đầu xuất hiện nhiều đợt người dân chạy xe máy từ các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông ngược vào Bình Phước, TP.HCM. Lượng người này khá đông và đang tiếp tục có xu hướng gia tăng hằng ngày.
Một CSGT hướng dẫn người dân đi đúng đường khi qua TP Gia Nghĩa, Đắk Nông - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Ở phía chốt kiểm dịch thuộc huyện Bù Đăng (Bình Phước), lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện này cho biết các đoàn người từ Tây Nguyên quay trở lại miền Nam làm việc đang được lực lượng CSGT tập hợp lại đưa đi qua tỉnh Bình Phước. Việc này nhằm đảm bảo những người này không dừng đỗ sai quy định dọc đường.
"Toàn bộ người chỉ đi quá giang qua tỉnh, chúng tôi đều tổ chức đoàn đón qua. Chỉ người đang ở vùng đỏ nhưng đến Bình Phước khi không đảm bảo các yêu cầu y tế, chúng tôi sẽ yêu cầu quay lại", vị này cho hay.
Lực lượng CSGT Bình Phước tổ chức, dẫn đoàn người dân qua địa bàn, đảm bảo an toàn phòng chống dịch - Ảnh: B.A
Nhiều nơi vận động dân quay trở lại làm việc
Nhiều nơi ở tỉnh Đắk Nông, hiện chính quyền địa phương cũng đang vận động người dân quay trở lại làm việc.
Ông Đoàn Văn Phương, phó chủ tịch UBND huyện Đắk Glong, cho biết trong thời gian qua địa phương tiếp nhận lượng lớn người lao động trở về. Trước mắt, địa phương sẽ hướng dẫn người dân làm hồ sơ để nhận hỗ trợ do ảnh hưởng từ đại dịch.
"Hiện tại, một số lao động được hỗ trợ việc làm tại quê nhà. Tuy nhiên, huyện có chủ trương là chính quyền các cấp cần tăng cường vận động, tuyên truyền người dân trở lại nơi làm việc sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đây là cách để người lao động bảo đảm đời sống, vừa thực hiện nhiệm vụ khôi phục sản xuất sau thời gian bị ảnh hưởng từ dịch bệnh", ông Phương nêu quan điểm.
Giải pháp cấp bách trước nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng mùa khô Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đến thời điểm hiện tại đã qua thời điểm lũ chính vụ đối với các hồ thủy điện phía Bắc nhưng vẫn không xuất hiện lũ lớn trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình. Công trình hồ chứa nước Nậm Ngám, tỉnh Điện Biên. Ảnh tư liệu: Phan Tuấn Anh/TTXVN Mặc dù các...