Nước từ thượng nguồn đổ về, lũ sông Hồng đang lên nhanh
Sáng 21/7, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết, đây là trận lũ cao nhất xuất hiện trên sông Hồng, tính từ đầu mùa mưa 2021 đến nay.
Hình ảnh lũ trên sông Hồng đoạn qua TP Lào Cai sáng nay, 21/7.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai dự báo đỉnh lũ sông Hồng lên cao nhất có thể xuất hiện vào khoảng thời gian từ 10h đến 11h ngày 21/7, lên tới 79,60 m, sau đó lũ giảm dần.
Do ảnh hưởng mưa tại địa phương kéo dài, kết hợp với mưa lớn phía thượng nguồn Trung Quốc đổ về khiến lũ trên sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Lào Cai dâng cao.
Dự báo đỉnh lũ sông Hồng cao nhất khả năng lên tới 79,60 m, sau đó giảm dần.
Lúc 7h ngày 21/7, Trạm Thủy văn Lào Cai quan trắc được mực nước lên tới 79,15 m (dưới báo động 1 là 0,85 m), biên độ lũ đạt mức 2,23 m.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, lũ lên cao đã gây ngập úng, mang đất cát vùi lấp nhiều diện tích rau xanh, hoa màu các loại của người dân trồng dọc hai bên vùng thấp ven sông. Đồng thời ảnh hưởng không nhỏ công trình thi công kè bê tông ven sông Hồng phía nam thành phố Lào Cai.
Video đang HOT
Đây là trận lũ cao nhất xuất hiện trên sông Hồng tính từ đầu mùa mưa 2021 đến nay.
Các cấp chính quyền của tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ (nơi có dòng sông Hồng chảy qua) đang tích cực chỉ đạo người dân chủ động phòng, tránh lũ lớn để giảm thiểu mọi thiệt hại.
Lực lượng chức năng của các tỉnh trên đang theo dõi sát diễn biến của lũ sông Hồng có biện pháp chủ động phòng chống thiệt hại do lũ gây ra, nghiêm cấm người dân không có việc cần thiết không đi qua sông hoặc đánh cá, vớt gỗ củi trên sông khi lũ lớn đang về.
Quy hoạch sông Hồng: Bộ Nông nghiệp không đồng ý giữ lại 2 khu dân cư
Liên quan đến quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) không nhất trí với đề xuất giữ lại khu dân cư Bắc Cầu và Bồ Đề, và cho rằng cao trình xây dựng 2 tuyến ven sông là không phù hợp.
Sông Hồng đoạn từ cầu Nhật Tân hướng về cầu Thăng Long - Ảnh: NAM TRẦN
Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi TP Hà Nội cho ý kiến về quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỉ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).
Quy hoạch là rất cần thiết
Theo đó, Bộ NN&PTNT cho rằng việc lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng để có giải pháp cải tạo, chỉnh trang, tái thiết các khu dân cư hiện có ở bãi sông, kết hợp khai thác quỹ đất bãi sông hợp lý, tuân thủ quy định của pháp luật để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân là rất cần thiết.
Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT cho rằng TP Hà Nội cần lưu ý một số nội dung trong quá trình lập quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.
Đối với giải pháp quy hoạch về đê và đường ven sông, Bộ NN&PTNT thống nhất với đề nghị của TP Hà Nội về việc nâng cấp đê hiện có đảm bảo an toàn chống lũ, kết hợp đáp ứng yêu cầu về giao thông và thống nhất giải pháp quy hoạch xây dựng về đường trên nguyên tắc không thu hẹp không gian thoát lũ, không nâng cao các tuyến đê bối hiện có, không xây dựng đê bối mới.
Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT cho rằng theo bản đồ quy hoạch, phương án đề xuất xây dựng 2 tuyến đường ven sông được kết hợp chức năng là đê ngăn lũ với cao trình mặt đường 12 (trên mức lũ báo động 3), tương tự việc hình thành đê bối mới là không phù hợp.
Vì vậy, đề nghị lựa chọn cao trình mặt đường tương đương cao trình mặt bãi sông tự nhiên hoặc cao trình đê bối hiện có hoặc cao trình khu dân cư hiện có để chỉ phục vụ phát triển giao thông, đảm bảo không gian thoát lũ và phù hợp với quy hoạch.
Một góc sông Hồng chảy qua khu vực Q.Hoàn Kiếm và Long Biên, Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Khu dân cư Bắc Cầu, Bồ Đề dễ sạt lở khi có lũ
Đối với việc đề nghị không di dời các khu dân cư Bắc Cầu, Bồ Đề, theo Bộ NN&PTNT, Quy hoạch 257 của Thủ tướng đã xác định một số khu dân cư nằm sát bờ sông thuộc khu vực lòng sông co hẹp, tốc độ dòng chảy cao, dễ bị sạt lở gây mất an toàn khi có lũ cần phải di dời, trong đó có khu dân cư Bắc Cầu, Bồ Đề, do đó cần thực hiện đúng theo Quy hoạch 257.
Đối với khu dân cư Kim Lan - Văn Đức hiện có ở bãi sông, Bộ NN&PTNT thống nhất với đề nghị của TP Hà Nội về việc giữ lại khu dân cư này do nằm trong Quy hoạch 257.
Đối với đề nghị bổ sung danh mục giữ lại, cải tạo chỉnh trang, tái thiết các khu vực dân cư hiện có ở bãi sông thuộc các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng chưa có trong phụ lục của Quy hoạch 257, Bộ NN&PTNT cho rằng điều này là cần thiết và phù hợp.
Đối với 3 khu vực bãi sông Tàm Xá - Xuân Canh, Thượng Cát - Liên Mạc, Chu Phan - Tráng Việt, Bộ NN&PTNT cho biết đây là khu vực được phép xây dựng và có thể nghiên cứu nhưng hồ sơ bộ nhận được không có thông số cụ thể về diện tích quy hoạch xây dựng tại các khu vực bãi sông nêu trên.
Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT cho rằng với bãi Tàm Xá - Xuân Canh, tổng diện tích đất xây dựng đã vượt quá 15% đất được xây dựng và chưa quy hoạch xây dựng về phía tuyến đê hiện tại theo Quy hoạch 257.
Bãi Thượng Cát - Liên Mạc, Chu Phan - Tráng Việt, tổng diện tích đất quy hoạch xây dựng vượt quá 5% phần diện tích bãi sông có thể nghiên cứu xây dựng.
Đối với 3 khu vực bãi sông Hoàng Mai - Thanh Trì, Đông Dư - Bát Tràng, Kim Lan - Văn Đức, qua đánh giá sơ bộ cho thấy diện tích quy hoạch xây dựng vượt quá 5% phần diện tích bãi sông có thể nghiên cứu xây dựng. Bộ NN&PTNT đề nghị rà soát thực hiện việc xây dựng 3 bãi sông trên không quá 5% diện tích theo Quy hoạch 257.
Kiểm soát chặt chẽ đất bãi sông
Bộ NN&PTNT kiến nghị TP Hà Nội không quy hoạch đất xây dựng tại các khu vực bãi sông không thuộc hoặc có vị trí không phù hợp danh mục bãi sông được phép xây dựng theo đúng Quy hoạch 257.
TP cần quản lý chặt chẽ đất bãi sông, đê điều, bãi nổi, nhất là sau khi hình thành các tuyến đường ở bãi sông theo quy hoạch.
Có giải pháp quản lý khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại theo quy hoạch, không để phát triển thêm số khu, diện tích, số hộ dân ngoài bãi sông.
Đồng thời rà soát, xây dựng phương án lộ trình di dời các khu vực dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn và các hộ dân vi phạm pháp luật về đê điều...
Bên trong khu nhà gỗ 70 tuổi thường trực nỗi lo tai nạn, chập cháy ở Hà Nội Trải qua gần 70 năm tồn tại, khu tập thể gỗ trên phố Vọng Hà (Hà Nội) đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng và đã trở thành nỗi lo thường trực suốt bao năm qua của người dân sống tại nơi đây. Nằm trong con ngõ nhỏ phố Vọng Hà (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), khu tập thể gỗ...