Nước thành viên mới của NATO ủng hộ quan điểm của Pháp về Ukraine
Ngoại trưởng Phần Lan Elina Valtonen nói, Helsinki đồng ý với Paris rằng tất cả các lựa chọn phải được đặt trên bàn để hỗ trợ nỗ lực chống lại Nga của Ukraine.
Ngoại trưởng Phần Lan. Ảnh: RT
Tuy nhiên, vào thời điểm này, Phần Lan không sẵn sàng điều quân tới Ukraine hay thảo luận về một khả năng như vậy, hãng tin RT dẫn lời bà Elina Valtonen nói.
Hồi tháng 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã gây tranh cãi sau khi cho rằng khối quân sự do Mỹ đứng đầu không thể loại trừ khả năng cử binh sĩ NATO tới giúp Ukraine. Một số quốc gia thành viên NATO, đã mau chóng bác bỏ ý tưởng của ông Macron và khẳng định sẽ không đưa quân tới Ukraine.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Phần Lan ngày 15/3 lập luận rằng theo giả thuyết, mọi điều đều có thể xảy ra nếu tình hình thực tế xấu đi. “Điều quan trọng là chúng tôi không loại trừ mọi khả năng về lâu dài vì chúng tôi không bao giờ biết được tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng đến mức nào”, bà Valtonen nói.
Theo nhà ngoại giao này, trong lúc đó, các nhà tài trợ của Kiev có thể làm được nhiều hơn thế, cụ thể là trang bị vũ khí cho lực lượng của mình. Bà Valtonen chỉ trích Mỹ vì trì hoãn viện trợ mới cho Ukraine. Kể từ khi gia nhập NATO, Phần Lan đã vượt mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng của khối, trong đó hơn 0,6% cho riêng Ukraine.
Video đang HOT
Phần Lan có chung đường biên giới dài 1.300km với Nga và Moscow lập luận rằng việc Phần Lan gia nhập NATO đã đe dọa chứ không đảm bảo an ninh cho Phần Lan.
Sau khi Phần Lan trở thành thành viên NATO vào năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố thành lập một quân khu mới giáp với quốc gia Bắc Âu này. Người đứng đầu nước Nga tuyên bố trước khi Phần Lan gia nhập NATO rằng “không có rắc rối nào” song khi Phần Lan thành một phần của NATO, ông Putin cho hay “bây giờ sẽ có”.
Căng thẳng Đông - Tây chạm đỉnh
Khi tranh cãi xung quanh tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về khả năng đưa lính phương Tây đến Ukraine tham chiến chưa lắng xuống, vụ rò rỉ đoạn ghi âm của các quan chức quân sự Đức bàn chuyện gửi tên lửa tầm xa "có thể tấn công Moscow" cho Kiev đẩy căng thẳng Đông - Tây lên đỉnh điểm.
"Quả bom" của Tổng thống Pháp
Trong bối cảnh Ukraine liên tiếp hứng chịu thất bại trên chiến trường trong cuộc xung đột với Nga, các lãnh đạo NATO và Liên minh châu Âu (EU) cố gắng tìm ra những phương án mới để hỗ trợ Kiev. Tại cuộc họp của 20 nhà lãnh đạo các nước châu Âu ở Paris cuối tháng 2/2024, tròn 2 năm ngày Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gây "sốc" khi tuyên bố phương Tây sẽ làm mọi thứ cần thiết để ngăn Nga chiến thắng, trong đó "không loại trừ" khả năng triển khai binh sĩ NATO đến Ukraine. Từ chối nêu cụ thể quốc gia nào đang cân nhắc phương án đó, ông Macron cho biết muốn giữ cái mà ông mô tả là "tính mập mờ chiến lược" liên quan tới chủ đề nhạy cảm.
Nga cảnh báo sự xuất hiện của lính NATO ở Ukraine có thể dẫn đến nguy cơ xung đột trực diện. Ảnh: Getty Images.
Trên tờ Politico, ông Ivo Daalder, cựu Đại sứ Mỹ tại NATO, mô tả tuyên bố của Tổng thống Macron như một "quả bom" phát nổ. Bằng cách đề cập chủ đề được xem là cấm kị, Tổng thống Pháp đã thách thức quan điểm lâu nay rằng một động thái như vậy sẽ làm leo thang nghiêm trọng nguy cơ nổ ra xung đột toàn diện giữa NATO và Nga, một siêu cường hạt nhân. Theo ông Macron, khi chiến sự mới nổ ra, các nước châu Âu chỉ muốn chuyển "túi ngủ và mũ sắt" cho Ukraine, nhưng sau đó đều thay đổi quan điểm. Đức đã chuyển cho Ukraine xe tăng, thiết giáp, trong khi Anh, Pháp cung cấp tên lửa tầm xa. Tổng thống Pháp dường như tin việc nêu khả năng đưa quân tới Ukraine sẽ là cách "vượt lằn ranh đỏ" khác của châu Âu và cảnh báo Nga về sức mạnh tập thể của phương Tây.
Ý tưởng đưa binh sĩ NATO đến Ukraine đã được Pháp thúc đẩy trên thực tế. Theo Politico, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp Thierry Burkhard gần đây đã gửi thư cho một nửa số lãnh đạo quân sự các nước thành viên NATO để thảo luận về khả năng đưa binh sĩ phương Tây đến Ukraine, đảm nhận một số nhiệm vụ hỗ trợ như vận hành hệ thống phòng thủ, huấn luyện binh sĩ Ukraine trên lãnh thổ Ukraine, triển khai các hoạt động tác chiến không gian mạng và hỗ trợ công tác rà phá bom mìn.
Tuy nhiên, toan tính của Pháp có lẽ đã phản tác dụng, thậm chí khiến đồng minh bối rối. Các cường quốc hàng đầu NATO gồm Mỹ, Đức, Anh, Italy và hầu hết các nước châu Âu đều lên tiếng bác bỏ khả năng mà ông Macron đề cập, khẳng định họ đều không có bất cứ kế hoạch nào triển khai binh sĩ đến Ukraine tham chiến nhằm tránh nguy cơ xung đột trực diện với Nga. Đức, quốc gia có tiếng nói hàng đầu châu Âu, thậm chí còn gay gắt hơn, khi ngầm chỉ trích Pháp nên tăng cường viện trợ Ukraine thay vì chỉ đưa ra những tuyên bố thiếu khả thi. "Hãy làm những gì bạn có thể và cung cấp cho Ukraine đạn, xe tăng ngay bây giờ", Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nói.
Trong khi đó, đối với Nga, một trong những lí do họ mở chiến dịch ở Ukraine là nhằm ngăn nguy cơ đụng độ trực tiếp với NATO trong tương lai khi Kiev trở thành một thành viên liên minh. Dù phương Tây đã cố gắng xoa dịu tình hình, việc một lãnh đạo phương Tây đề cập khả năng đưa lực lượng đến Ukraine đã khiến Nga nổi giận. Trong Thông điệp Liên bang ngày 29/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo các nước "cần nhớ số phận của những kẻ từng đưa quân đến lãnh thổ Nga". Ông khẳng định hậu quả của việc can thiệp vào Nga hiện nay sẽ thảm khốc hơn so với quá khứ. "Phương Tây phải nhận ra rằng chúng tôi có vũ khí có thể tấn công mục tiêu trên lãnh thổ của họ. Những diễn biến hiện nay có thể dẫn tới cuộc xung đột bằng vũ khí hạt nhân và sự hủy diệt nền văn minh. Họ không hiểu hay sao?", ông Putin phát biểu.
Nhiều thành viên chủ chốt của NATO lên tiếng bác bỏ khả năng đưa binh sĩ đến Ukraine. Ảnh: Getty Images.
Đức "khó ăn nói" vì đoạn ghi âm dài 38 phút
Lùm xùm xung quanh tuyên bố của Pháp về khả năng đưa quân đến Ukraine chưa lắng xuống, NATO lại xôn xao vì sự cố rò rỉ đoạn ghi âm dài 38 phút ghi lại nội dung cuộc họp giữa các chỉ huy hàng đầu của không quân Đức với nhiều thông tin bí mật hôm 2/3. Wall Street Journal cho biết, đoạn ghi âm được công bố lần đầu tiên bởi truyền thông Nga. Đức sau đó xác nhận sự kiện bị ghi âm là có thật, dù không bình luận về những nội dung bị tiết lộ. Giới chức quân sự Đức đã mở một cuộc điều tra và xác định đoạn ghi âm bị tình báo Nga thu thập được do lỗi sơ suất cá nhân của một binh sĩ.
Theo New York Times, nội dung đoạn ghi âm cho thấy, Tư lệnh không quân Đức Ingo Gerhartz đã tập hợp các chỉ huy dưới quyền, trong đó có Cục trưởng Cục Tác chiến không quân Frank Graefe, để thảo luận về khả năng viện trợ tên lửa hành trình tầm xa phóng từ máy bay Taurus KEPD 350 tầm bắn trên 500 km cho Ukraine và cách chúng có thể được dùng để tập kích mục tiêu Nga, bao gồm cầu Kerch kết nối Crimea và lục địa Nga. Ngoài ra, các quan chức Đức cũng thảo luận, nếu tên lửa Taurus được bàn giao, Đức sẽ phải trực tiếp giúp Ukraine lựa chọn mục tiêu bằng nhiều cách, ví dụ như thông qua nhà sản xuất vũ khí hoặc chuyển dữ liệu mục tiêu cho Kiev bằng đường bộ.
Cần lưu ý rằng, đoạn ghi âm trên bị lộ chỉ 3 ngày sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz, hôm 29/2, lên truyền thông quả quyết Berlin không có kế hoạch chuyển tên lửa Taurus có tầm bắn xa cho Ukraine vì lo ngại "nếu không sử dụng đúng cách, nó có thể bắn trúng mục tiêu nào đó ở thủ đô Moscow". Ngay lập tức, Điện Kremlin ngày 4/3 đã ra tuyên bố chỉ trích Bộ Quốc phòng Đức đang thảo luận về kế hoạch tấn công lãnh thổ Nga, đồng thời yêu cầu mở điều tra để xác định liệu quân đội Đức đã tự ý hành động hay đây là một phần trong chính sách của chính phủ do Thủ tướng Olaf Scholz dẫn đầu.
Bên cạnh việc làm leo thang căng thẳng với Nga, phơi bày sự "lệch pha" trong cách tiếp cận vấn đề gửi tên lửa cho Ukraine giữa Thủ tướng Scholz và lãnh đạo quân sự Đức, đoạn ghi âm còn gây căng thẳng trong nội bộ NATO. Theo nội dung bị rò rỉ, tướng Gerhartz nói Anh và Pháp đang gây áp lực để Đức viện trợ Taurus cho Ukraine vì kho dự trữ tên lửa Storm Shadow và SCALP của hai nước đã cạn dần. Tình trạng quy mô kho vũ khí chiến lược là một trong những thông tin cần giữ bí mật, bởi nó ảnh hưởng đến khả năng răn đe của các nước trong bối cảnh bất ổn lan rộng.
Ngoài ra, nó làm lộ cách thức Anh và Pháp gửi vũ khí tầm xa cho Ukraine khi tư lệnh Gerhartz xác nhận Anh đã dùng thiết giáp Ridgeback để chuyển tên lửa Storm Shadow đến Ukraine, trong khi Pháp chọn xe SUV dân sự Audi Q7 để chở các quả đạn SCALP viện trợ Kiev. Ông Gerhartz còn khẳng định trong đoạn ghi âm rằng, Mỹ, Anh và Pháp đang triển khai quân nhân giúp Ukraine vận hành các hệ thống vũ khí phức tạp, điều mà Washington và đồng minh nhiều lần phủ nhận. Giới chuyên gia quân sự phương Tây nhận định, thông tin tuyệt mật này là minh chứng rõ ràng rằng, Nga không vô lý khi cáo buộc NATO can thiệp ngày càng sâu hơn vào xung đột, đồng thời cho thấy nguy cơ đụng độ trực diện giữa Nga và NATO ngày càng gia tăng.
Theo New York Times, Đức đến nay là nhà tài trợ lớn thứ hai cho Ukraine, chỉ sau Mỹ, với các gói viện trợ trị giá gần 18 tỷ euro đã được công bố. Xét về quy mô, Đức đã gửi số vũ khí trị giá gấp 6 lần Pháp. Dù tuyên bố đã liên lạc với đồng minh và được thông cảm về sự cố rò rỉ, nhưng Đức vẫn bị nhiều quan chức phương Tây chỉ trích. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace, ngày 5/3, khẳng định các thông tin mà Đức liên tiếp đưa ra thời gian qua đã gây bất lợi cho các đồng minh, đồng thời làm phức tạp nỗ lực viện trợ vũ khí tầm xa cho Kiev.
Chưa rõ liệu Đức sẽ quyết định ra sao về khả năng gửi tên lửa Taurus cho Ukraine trong tương lai. Nếu nhất quyết không viện trợ mẫu tên lửa này, Berlin sẽ tiếp tục bị đồng minh và Ukraine chỉ trích, nhưng nếu chúng xuất hiện trên chiến trường, sự can thiệp sâu hơn của Berlin vào tình hình xung đột rất có thể châm ngòi cho những phản ứng quyết liệt hơn từ phía Nga
Khi NATO có thêm thành viên thứ 32 Ngày 2/3, Chủ tịch Quốc hội Hungary Laszlo Kover đã ký dự luật phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển và chuyển văn kiện này tới Văn phòng Tổng thống để ban hành. 2 thế kỷ trung lập xem như đã chính thức khép lại. Trở thành thành viên thứ 32 của NATO, Thụy Điển tô đậm thêm ý thức...