Nước tăng lực – dùng sao cho hiệu quả?
Dù là thức uống phổ biến, được nhiều người tin dùng nhưng nước tăng lực chỉ thực sự phát huy công dụng và mang lại lợi ích cho sức khỏe khi được sử dụng đúng cách, đúng thời điểm cùng với một liều lượng cho phép.
Nước tăng lực là nước uống có nhiều dưỡng chất, giúp thúc đẩy các quá trình chuyển hóa và phù hợp cho việc cung cấp năng lượng tức thời. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Kantar, hơn 34% người sống tại TP.HCM uống nước tăng lực trong một tuần. Trong đó, chiếm 16% tổng số dịp uống là vào lúc người dùng cần bổ sung năng lượng kịp thời để tỉnh táo học tập và làm việc trong ngày.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất nước tăng lực khuyến cáo không sử dụng nước tăng lực với mục đích thay thế cho nước giải khát, nước uống hàng ngày và cần sử dụng đúng liều, đúng lượng.
Việc sử dụng nước tăng lực đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng.
Nước tăng lực: Dùng bao nhiêu là đủ?
Tuy nước tăng lực sở hữu nhiều lợi ích rõ rệt như bổ sung năng lượng, hỗ trợ tinh thần phấn chấn và đẩy lùi cơn buồn ngủ, nhưng các vấn đề sức khỏe do lạm dụng nước tăng lực cũng đã được ghi nhận. Sử dụng nước tăng lực không có nghĩa là càng “tăng” liều lượng thì càng phát huy hiệu “lực”.
Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) đã kết luận vào năm 2009 rằng không có bất kỳ quan ngại nào về thành phần của nước tăng lực. Ngoài ra, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người trưởng thành Việt Nam chỉ nên sử dụng 1-2 lon (chai) nước tăng lực/ngày, tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Không chỉ riêng nước tăng lực, cả thực phẩm chức năng, thuốc hay thức ăn hằng ngày cũng đều được khuyến cáo tiêu thụ trong một giới hạn cho phép để phát huy tối đa hiệu quả.
Lưu ý sử dụng nước tăng lực khi tham gia hoạt động thể thao
Nước tăng lực có thể có lợi đối với hiệu suất rèn luyện thể chất trong những hoạt động thể thao khác nhau, nhưng việc sử dụng và mức độ hiệu quả của nước tăng lực đối với từng hoạt động thể thao còn tùy thuộc vào loại hình thể thao, tình huống sử dụng và tùy vào chính vận động viên sử dụng.
Nước tăng lực có thể được dùng trước, trong và sau khi vận động, tuy nhiên, loại đồ uống này là sản phẩm chức năng và không có công dụng giải khát cũng như sử dụng thay cho nước uống.
Ngoài ra, nước tăng lực không có công dụng bù nước. Do đó, người dùng nên bổ sung nước cho cơ thể, kèm với việc sử dụng nước tăng lực khi tập thể dục. Để sử dụng nước tăng lực một cách khoa học và hiệu quả, ngoài liều lượng vừa phải, người tiêu dùng cũng cần chú ý thời điểm thích hợp.
Video đang HOT
Việc bổ sung nước cho cơ thể, hãy để các loại thức uống giải khát và nước lọc được phát huy đúng vai trò của nó.
Không phải ai cũng có thể sử dụng nước tăng lực?
Hiện nay, nước tăng lực vẫn được ưa chuộng bởi nhiều người tiêu dùng trên toàn thế giới, chủ yếu là thanh thiếu niên và người trưởng thành trong độ tuổi từ 18 — 38. Tuy nhiên trên thực tế, nước tăng lực không phải là sự lựa chọn hàng đầu cho tất cả mọi người.
Theo ý kiến khoa học của EFSA về lượng caffeine an toàn để tiêu thụ, người bệnh tiểu đường, phụ nữ có thai hoặc người nhạy cảm với caffeine nên chú ý hạn chế lượng caffeine ở mức 200 mg.
Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nhiều thương hiệu nước tăng lực tại Việt Nam nêu rõ khuyến nghị “Không phù hợp” với những đối tượng cụ thể ở trên để giúp người tiêu dùng cân nhắc khi sử dụng sản phẩm.
Dựa theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu lạm dụng nước tăng lực vượt quá liều lượng khuyến cáo, người tiêu dùng có thể đối mặt với các rủi ro về sức khỏe. Do đó, để đảm bảo sử dụng nước tăng lực hiệu quả, mỗi người cần lưu ý đến hai chữ “vừa phải” – “vừa” ở số lượng, nhưng “phải” ở chất lượng.
Tiêu dùng thông minh: chọn thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng
Hiện nay, việc tìm nước uống tăng lực trên thị trường hoàn toàn không khó nhưng để nhận diện và phân biệt đúng sản phẩm đảm bảo chất lượng thì lại là một thử thách thực thụ với người tiêu dùng.
Chị Thảo, 46 tuổi, sống tại quận Gò Vấp cho biết, chị thường xuyên bổ sung nước tăng lực cho các con của mình vào những khi công việc cao điểm hoặc thi cử. Chị chỉ tin dùng những thương hiệu nước tăng lực uy tín, phổ biến bởi vì nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cũng như có thông tin minh bạch về công dụng để chị bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình.
Muốn tránh tình trạng “tiền mất tật mang”, người dùng nên mua sản phẩm ở những nơi có cam kết về chất lượng như siêu thị, đại lý hoặc những cửa hàng uy tín. Đồng thời, cần quan sát và đọc kĩ những thông tin trên bao bì như nguồn gốc, mã vạch, thành phần,.. để mua đúng những thương hiệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm định chất lượng đầy đủ.
Nước tăng lực là thức uống giúp cơ thể hoạt động và tỉnh táo, hữu ích cho những người năng động và làm việc lâu dài, cần sự tỉnh táo và muốn tiếp thêm năng lượng để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
Tuy được phân phối rộng rãi trên thị trường và được người dùng tin chọn từ nhiều năm về trước, thế nhưng câu chuyện sử dụng nước tăng lực để nạp năng lượng sao cho hiệu quả và hợp lý lại chưa bao giờ cũ. Mỗi người đều sẽ có những cách riêng để sử dụng phù hợp với nhu cầu của mình. Tuy vậy, dù áp dụng “quy tắc” nào đi chăng nữa thì sức khỏe xứng đáng được đầu tư nghiêm túc và kỹ lưỡng.
Ăn kiêng giảm cân đến khi nào thì dừng?
Người béo muốn giảm cân phải kiên trì, thời gian không chỉ kéo dài hàng tháng, hàng năm mà có khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Tránh trường hợp sau thời gian giảm cân như ý lại ăn thả phanh...
Ăn kiêng giảm béo đến khi nào thì dừng?
Sau đợt nghỉ giãn cách xã hội, chị Hoa (Long Biên, Cầu Giấy) vốn đã béo này càng phì nhiêu. Toàn bộ cơ thể chị như thùng phuy di động, nọng cằm, u mỡ trên vai, đùi mông đều béo nứt...
"Khốn khổ thân em, vì nghỉ hai tuần ở nhà mấy mẹ con chỉ suốt ngày nghĩ đến ăn. Sẵn lò nướng ...ngày nào cũng nghĩ ra món mới để làm. Con không ăn hết, em tiếc của lại ăn cố. Không thể ngờ, chỉ sau hai tuần người em thay đổi chóng mặt, tăng tới 5kg", chị Hoa than thở.
Đi làm trở lại, chị quyết định giảm cân bằng cách: nhịn ăn sáng, bữa trưa ăn rau củ, tối tiếp tục nhịn ăn. Một tháng bóp mồm bóp miệng, chị Hoa ngót đi được 3 kg thịt. Nhưng cơn thèm ăn trỗi dậy, không ăn người chị cứ mệt lả đi. Chị không tập trung được việc gì, ngoài nghĩ ra các món ăn. Cưỡng không được, chị đành ăn lại. Lần này thì cân nặng ...không chỉ dừng ở 60kg mà vọt lên 70kg chỉ trong vòng chưa đầy một tháng rưỡi.
Trao đổi với phóng viên, Ths. BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, trong quá trình thăm khám, tư vấn cho bệnh nhân, bà rất hay gặp những sai lầm mà người giảm cân hay mắc phải.
"Hầu hết mọi người áp dụng các chế độ ăn phản khoa học như nhịn đói kéo dài, uống giấm, thanh lọc cơ thể chỉ bằng nước chanh không đường kéo dài nhiều ngày", Ths. BS Lê Thị Hải thông tin.
Theo BS Hải, nếu áp dụng các chế độ ăn này bạn sẽ bị ngất xỉu do hạ đường huyết, cơ thể mệt mỏi, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Bởi, ngay cả khi chúng ta không làm gì (ngủ, ngồi chơi..) cơ thể vẫn cần năng lượng cho tim đập, phổi thở, các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể chúng ta gọi đó là năng lượng cho chuyển hóa cơ bản. Năng lượng này dao động trong khoảng từ 800 - 1200 Kcalo/ngày tùy vào mỗi người.
Do đó, người muốn giảm béo nên đi khám dinh dưỡng để các bác sĩ thăm khám và lên thực đơn từng ngày cho phù hợp với thể trạng từng người.
Trong các phương pháp điều trị thừa cân béo phì thì chế độ ăn đóng vai trò quan trọng nhất trên nguyên tắc xây dựng chế độ ăn là giảm năng lượng, nhưng vẫn phải cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng, để cơ thể khỏe mạnh.
BS Hải lưu ý, khi lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn cho người béo phì nên chọn thực phẩm giàu chất đạm (protein), ít chất béo, ít chất ngọt, nhiều chất xơ, nhiều nước. Người muốn giảm cân cũng không nên ăn đồ chiên, xào, không ăn mặn, hạn chế các món đưa cơm như: mắm tép chưng, dưa chua, cà muối mà cần tăng cường ăn đồ luộc, hấp.
Đặc biệt, BS Hải cũng nhấn mạnh, người béo muốn giảm cân phải kiên trì, thời gian không chỉ kéo dài hàng tháng, hàng năm mà có khi kéo dài suốt cả cuộc đời.
Tránh trường hợp nhịn ăn, tập nhiều khi đạt được cân nặng như ý thì lại bắt đầu ăn uống thả phanh.
"Vì sau một thời gian ăn uống và luyện tập cơ thể trở về được mức bình thường, nhưng nếu lại ăn uống thoải mái và ngừng luyện tập thì cơ thể lập tức tăng cân trở lại rất nhanh, thậm chí còn tăng hơn cả mức ban đầu bởi vì khi ăn uống và luyện tập các tế bào mỡ mới chỉ xẹp đi mà chưa mất hẳn, nếu lại ăn nhiều và không luyện tập thì các tế bào này lại phình to ra làm cho bạn tăng cân trở lại", BS Hải cảnh báo.
Vì thế, để vẫn đảm bảo lượng protein cần thiết cho cơ thể, bạn hãy lựa chọn các thực phẩm giàu protein như: thịt ít mỡ, tôm, cua, cá, giò nạc, sữa đậu nành, format, trứng, sữa bột tách bơ, sữa chua làm từ sữa gầy, đậu đỗ.
BS Hải cũng chỉ ra những thực phẩm mà người béo phì muốn giảm cân tuyệt đối không nên "đụng đũa" gồm: thực phẩm nhiều chất béo: thịt mỡ, nước dùng thịt, bơ, thịt chân giò...Thực phẩm nhiều cholesterol như: não, tim, gan, thận, lòng lợn...
Những món ăn đưa thêm chất béo: bánh mỳ bơ, bơ trộn rau, các món xào, rán
Thức ăn giàu năng lượng như: đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt, socôla, nước ngọt...
"Người béo muốn giảm cân tuyệt đối không ăn thức ăn nhanh, chế biến sẵn và sử dụng những đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê và nước ngọt. Đặc biệt không nên bỏ bữa, không để quá đói. Vì nếu bạn bị quá đói sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn. Không nên ăn muộn vào buổi tối trước khi đi ngủ", BS Hải lưu ý.
Những thực phẩm nên sử dụng cho người giảm cân:
Sử dụng những glucid có nhiều chất xơ như: bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ.
Cung cấp đủ vitamin và muối khoáng: những khẩu phần ăn dưới 1.200 Kcal thường thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết như Canxi, sắt, vitamin E... Nên uống thêm viên đa vitamin và khoáng chất hàng ngày.
Ăn rau xanh và quả chín 500g/ngày, nên chế biến ở dạng luộc, nấu canh, làm nộm, rau trộn xalát.
Ăn muối rất hạn chế, chỉ dưới 5g/ngày, nếu có tăng huyết áp thì chỉ 2-3g/ngày.
Uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
Nên uống sữa đầu nành, sữa không đường, sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.
Nên ăn uống đều đặn, đủ bữa hàng ngày, ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt trong ngày.
Ăn chậm, nhai kĩ khi ăn.
BS Lê Thị Hải
Thực hiện ăn chín, uống sôi để phòng, chống dịch Covid-19 Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo về bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm góp phần phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, khi đi mua thực phẩm người dân phải sử dụng găng tay, khẩu trang. Ảnh minh họa Không sử dụng thịt bị ôi, hỏng; tránh xa khu vực chứa chất thải và nước thải trong...