Nước tăng lực có thể làm tăng huyết áp
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ vào ngày 4/6, những người uống 900 ml nước tăng lực trong một giờ có hoạt động điện tim bất thường và huyết áp cao hơn bốn giờ sau đó.
Ảnh: Heart
Các nhà khoa học tại Đại học Thái Bình Dương (Mỹ) tiến hành thí nghiệm trên 34 tình nguyện viên ở độ tuổi từ 18 đến 40. Trong ba ngày liên tiếp, những người tham gia được chỉ định uống ngẫu nhiên 900 ml một trong hai loại nước tăng lực hoặc đồ uống giả dược trong 60 phút. Ngoài cafein, hai loại nước tăng lực dùng trong nghiên cứu cũng chứa nhiều loại vitamin B, taurine (một loại axit amin), glucuronolactone (hợp chất được tìm thấy trong thực vật và các mô liên kết). Đồ uống giả dược chứa nước có gas, nước cốt chanh và hương vị anh đào.
Sau khi uống, nhóm nghiên cứu đo nhịp tim của tình nguyện viên bằng điện tâm đồ (ECG) và huyết áp của họ 30 phút một lần trong 4 giờ liên tục. ECG sẽ tiết lộ thời gian cần thiết để các ngăn dưới của tim [tâm thất] tạo ra nhịp đập trở lại, gọi là khoảng thời gian QT. Nếu khoảng thời gian này quá ngắn hoặc quá dài, nó có thể khiến tim đập bất thường và dẫn đến rối loạn nhịp tim.
Video đang HOT
Kết quả cho thấy, những người tham gia uống nước tăng lực có khoảng thời gian QT cao hơn từ 6 đến 7,7 mili giây so với người uống giả dược. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện huyết áp tâm thu của những người sử dụng nước tăng lực tăng lên từ 4 – 5 mm Hg.
“Chúng tôi đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ quá nhiều nước tăng lực và biểu hiện rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp. Tác động này vượt xa những gì cafein có thể gây ra. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ điều tra sự kết hợp của những thành phần nào trong các loại nước tăng lực đã gây ra hiện tượng này”, Sachin A. Shah, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Nghiên cứu này là nghiên cứu có kiểm soát lớn nhất về tác dụng của nước tăng lực đối với nhịp tim và huyết áp của những tình nguyện viên khỏe mạnh trẻ tuổi. Ước tính cho thấy khoảng 30% thanh thiếu niên Mỹ từ 12 đến 17 tuổi uống nước tăng lực thường xuyên. “Hiện nay, thức uống năng lượng rất phổ biến và thường được tiêu thụ bởi một số lượng lớn trẻ nhỏ, thanh niên, bao gồm cả sinh viên đại học. Do đó, những hiểu biết về tác động của các loại đồ uống này đến tim là vô cùng quan trọng”, Kate O’Dell, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
Các nhà khoa học thừa nhận nghiên cứu có một số hạn chế. Nó mới chỉ đánh giá tác động của việc tiêu thụ nước tăng lực trong thời gian ngắn, chưa chỉ ra được những ảnh hưởng nếu uống nước tăng lực liên tục trong thời gian dài. Ngoài ra, mọi người trong thực tế có thể uống nước tăng lực kết hợp với các đồ uống kích thích khác như rượu, bia, nhưng trong nghiên cứu nước tăng lực được đánh giá một mình.
Ngoài các lợi ích như tăng cường sự tập trung, cải thiện hiệu suất làm việc và giảm mệt mỏi, người dân cần phải nhận thức được tác động tiêu cực của nước tăng lực đối với cơ thể, đặc biệt nếu họ có những tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. “Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên tư vấn cho một số bệnh nhân, ví dụ người mắc hội chứng QT bẩm sinh hoặc cao huyết áp, nên hạn chế sử dụng nước uống tăng lực”, Shah nói.
Theo khoahocphattrien.vn
Người Việt ăn mặn gấp đôi khuyến nghị của WHO
Trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ 9,4 g muối mỗi ngày, gấp hai lần so khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.
Ăn quá 5 g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp, Phó giáo sư Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch hội Tim mạch học Việt Nam, cho biết tại hội nghị y khoa Việt - Pháp ngày 15/6 ở Hà Nội.
Muối (NaCl), được cấu thành từ hai nguyên tố hóa học là Natri và Chlorua. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một thìa 5 g muối chứa khoảng 2.000 mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành. Trẻ nhỏ dưới một tuổi, lượng muối được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo dưới 1,5 g và trẻ sơ sinh ăn dưới 0,3 g muối.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày, lượng natri có hai nguồn gốc: từ tự nhiên có trong thực phẩm và chủ yếu từ việc bổ sung thêm muối cùng các gia vị mặn khi chế biến, chấm thức ăn. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu là từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn, trong thực phẩm tự nhiên chỉ chiếm 7%. Bột canh và nước mắm là nguồn chính cung cấp muối hàng ngày, cùng với mì chính và muối tinh.
Thói quen ướp muối thức ăn của người Việt làm tăng lượng muối tiêu thụ trong khẩu phần hàng ngày. Ảnh: Wikipedia.
Theo ông Hùng, ăn nhiều muối làm tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch. Ở nước ta hiện nay cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp tử vong thì có một do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch máu não.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận Việt Nam phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép: bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm (NCDs). Trong đó, bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. "Đây là một thách thức lớn cho ngành y tế Việt Nam", Bộ trưởng Tiến nói.
Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp chưa được chẩn đoán gần 57%, đái tháo đường 70%. Tỷ lệ người bị tăng huyết áp chưa được quản lý là hơn 86%. Bộ trưởng cho biết, để phòng chống và hạn chế các bệnh không lây nhiễm, tim mạch, tiểu đường, Chính phủ phát động "Chương trình Sức khỏe Việt Nam" với 11 giải pháp, trong đó có dinh dưỡng hợp lý. Người dân cần giảm một nửa lượng muối ăn vào hàng ngày để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm.
Lê Nga
Theo VNE
Hỗn hợp từ cần tây, hành và chanh giúp trị cao huyết áp, đánh bay rối loạn tiền đình: Chuyên gia nói gì? Với hỗn hợp dễ kiếm từ cần tây, chanh và hành ta, nhiều người hi vọng sẽ nhanh chóng có được món đồ uống chữa bệnh giúp điều trị tăng huyết áp, rối loạn tiền đình. Hỗn hợp cần tây, chanh, hành ta được chế thành đồ uống chữa bệnh cao huyết áp, rối loạn tiền đình Theo GS Nguyễn Lân Việt (Chủ...