Nước tăng lực có thể gây hại cho trẻ nhỏ
Những nghiên cứu mới cho thấy, hàng ngàn trẻ em phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng tiềm tàng của đồ uống tăng lực.
Theo nghiên cứu của Hội tim mạch Mỹ, hơn 5000 trường hợp người đổ bệnh vì đồ giải khát tăng lực đã được báo về cho Trung tâm kiểm soát chất độc Hoa Kỳ từ năm 2010 đến 2013.
Một nửa trong số này là trẻ nhỏ không nhận biết được thứ mình uống. Nhiều người trong số này bị những tác dụng phụ nghiêm trọng như động kinh, rối loạn nhịp tim hay huyết áp cao đến mức nguy hiểm, và thường là trẻ em dưới 6 tuổi.
Nước tăng lực có thể gây hại cho trẻ nhỏ. Hình minh họa
“Chúng không tới cửa hàng mua đồ uống mà thường tìm thấy nó trong tủ lạnh, do cha mẹ hoặc anh chị chúng để lại.” Bác sỹ trưởng khoa Nhi Steven Lipshultz của Bệnh viện nhi Michigan nói.
Đồ uống tăng lực có nguy hiểm?
Nước uống tăng lực thường có hàm lượng đường cao và có lượng caffein tương đương với cà phê. Tuy nhiên, các nhãn hiệu đồ uống thường quảng cáo tác dụng tăng lực của chúng qua hỗn hợp thành phần khác như chất dẫn xuất taurine, l-carnitine, axit amino tự nhiên, nhân sâm… Nhưng mặc cho “sự pha trộn đặc biệt” các thành phần, các nghiên cứu cho thấy nước uống tăng lực không tăng cường sự tập trung hơn một cốc cà phê bình thường.
Video đang HOT
Nước uống tăng lực cũng có những tác dụng phụ nguy hiểm. Năm 2007, Lipshultz bắt đầu chú ý đến trẻ em và người lớn phải vào phòng cấp cứu vì thường tiêu thụ nước uống tăng lực, lo ngại một xu hướng rắc rối mới đang diễn ra. Từ đó, ông cùng các đồng sự bắt đầu theo dõi dữ liệu từ các trung tâm kiểm soát chất độc trên thế giới.
Ngoài ra, các loại đồ uống bao gồm những chất phụ gia nhất định như axit amino và chiết xuất thảo dược hay gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn so với các loại chỉ bao gồm tinh chất của cà phê. Các chiết xuất có thể chứa lượng caffein bổ sung mà không được ghi lên nhãn thức uống.
Hơn nữa, các chiết xuất có thể còn chứa các hợp chất chưa được nghiên cứu đầy đủ và có thể gây ra các tác dụng bổ trợ chưa được biết tới, đặc biệt khi hòa cùng với các chất phụ gia khác và caffein.
“Bạn không thể thật sự phân tích ra được các ảnh hưởng của nhân sâm, taurine, guarana, cà phê là gì.” Bác sỹ Lipshultz nói.
Cần chú ý hơn
Hầu hết mọi người không nhận thức được tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm tàng của đồ uống tăng lực. Kết quả là cha mẹ và anh chị lớn thường để đồ uống này trong tầm tay trẻ nhỏ, không biết rằng đang gây nguy hại cho chúng.
“Người lớn và thanh thiếu niên có thể uống nước tăng lực, nhưng trẻ em thì nhạy cảm hơn.” Bác sỹ Lipshultz nói.
Ông cho rằng, dán nhãn đồ uống tăng lực như những cảnh báo xuất hiện trên thuốc lá và rượu có thể giảm các nguy cơ vô tình uống phải.
Trẻ em và người lớn có những triệu chứng tiềm tàng (như rối loạn co giật, rối loạn nhịp tim hay tiền sử huyết áp cao), cũng như những người chăm sóc trẻ, cũng nên biết về những rủi ro và không nên tiêu thụ những loại đồ uống này.
Theo Plo
Xử trí khi trẻ bị co giật do sốt cao
Con tôi gần 3 tuổi. Vừa rồi, bé bị sốt cao, co giật. Sau khi đi khám bác sĩ, giờ bé đã ổn định. Tuy nhiên, lúc bé bị co giật, tôi rất bối rối không biết xử trí như thế nào?
Ảnh minh họa: Internet
Mong chuyên mục tư vấn giúp tôi cách xử trí để đề phòng sau này bé có thể bị trở lại.
T.Toán (TP Vũng Tàu)
Co giật do sốt cao là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi từ 6 tháng đến dưới 6 tuổi với các đặc tính: Trẻ bị sốt cao trên 39oC. Trẻ co giật toàn thân, mắt trợn nhìn lên. Thời gian co giật ngắn thường chỉ vài giây đến vài phút. Sau cơn giật trẻ ngủ lịm vì mệt nhưng khi thức dậy thì hoàn toàn tỉnh táo. Co giật khi sốt cao thì lành tính, không ảnh hưởng đến não bộ và sự phát triển bình thường của trẻ sau này.
Tuy nhiên nếu cơn co giật xảy ra lần đầu tiên hay tái phát nhiều lần và kèm theo những dấu hiệu thần kinh khác như nôn vọt, cổ gượng, thóp phồng, rối loạn tri giác thì cần lưu ý đến các bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra như viêm màng não, động kinh...
Cách xử trí khi trẻ bị co giật
Khi trẻ đang co giật, bạn cần bình tĩnh giữ trẻ nằm ở nơi an toàn tránh ngã hay va đầu vào những vật sắc nhọn. Kê đầu trẻ bằng một gối mềm và cho trẻ nằm nghiêng sang bên để đờm nhớt chảy ra ngoài.
Trong cơn co giật tuyệt đối không đưa bất kỳ vật lạ nào vào miệng trẻ như que, muỗng... vì trẻ rất hiếm khi cắn lưỡi trong cơn giật, ngược lại những vật cứng có thể làm rách nướu, lưỡi của trẻ. Bên cạnh đó, bạn không được đưa chất lỏng vào miệng trẻ vì lúc này trẻ không có phản xạ nuốt và chất lỏng có thể rơi vào đường hô hấp của trẻ gây viêm phổi.
Phòng ngừa co giật do sốt cao
Để phòng ngừa co giật cần phải hạ sốt cho trẻ thật tốt. Để hạ sốt cho trẻ, bạn có thể dùng các loại thuốc hạ sốt đường uống như Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần khi sốt trên 38oC. , cách nhau 4-6 giờ. Đối với những trẻ đang sốt cao trên 39oC. thì nên nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn để tác dụng nhanh hơn. Đối với những trẻ sốt cao trên 39,5oC. hay đã có tiền căn co giật do sốt thì ngoài việc nhét hậu môn hạ sốt cần thực hiện lau mát bằng nước ấm cho trẻ trong vòng 30 phút. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được phát hiện bệnh và điều trị sớm.
Theo Giadinh.net
Lý giải và ứng phó với những cơn khóc lặng của trẻ Chứng kiến cơn khóc lặng lần đầu của con có thể là trải nghiệm hãi hùng với nhiều phụ huynh. Khi đó, trẻ có thể nín thở, tím tái rồi ngất xỉu. Cơn khóc lặng có thể xuất hiện ở trẻ 6 tháng tới 6 tuổi và hay gặp nhất ở trẻ 1-3 tuổi. Khoảng 5% trẻ em có thể rơi vào tình...